Nguồn gốc câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy"

ANH THƯ |

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt nhắc lại câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo.

Nói về sự ra đời của câu nói dân gian, PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” không được ghi lại chính thức ở bất cứ đâu, nhưng nói về địa vị ông thầy xuất hiện thì phong tục này ra đời khi có nền giáo dục, có chữ viết.

Mùng 1 Tết nhà nội (Tết cha), Mùng 2 Tết nhà ngoại (Tết mẹ) gọi là biếu, khấn vái, quà tết cho họ nội và họ ngoại. Sau đó “Mùng 3 Tết Thầy”, là ngày để người Việt bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô, những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức.

Nói về ý nghĩa của Tết thầy, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng: “Có thể nói, ý nghĩa của việc Tết thầy, Tết cô đi liền với tư tưởng Nho giáo. Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu. 3 phẩm hạnh ấy quy định phẩm chất của con người đứng đắn, tử tế, quân tử”.

"Mùng 3 Tết thầy" trong câu ca dao xưa nay là để nói về công cha nghĩa mẹ ơn thầy. Qua đó, học trò tỏ lòng biết ơn đến người thầy cô giáo đã truyền dạy tri thức. Đây là thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Bên cạnh đó, có thể hiểu, trong quan niệm Tết xưa, chúc Tết thầy không chỉ là tình cảm mà còn là vật chất. Ở đó, học trò đóng góp và trả công, trả lương cho thầy. Bởi trong xã hội xưa, thầy giáo không có lương. Khi dạy học, các gia đình trong làng đóng góp thóc gạo để nuôi thầy.

PGS.TS Lê Quý Đức đánh giá: "Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế, xã hội, những truyền thống tốt đẹp bảo lưu và những yếu tố khác bị cơ chế thị trường chi phối. Vì vậy, nhiều người đã làm biến tướng đi ý nghĩa của Tết thầy."

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nhiều phụ huynh nghĩ biếu thầy ngày Tết sẽ khiến con được quan tâm hơn hay học hành suôn sẻ hơn.

Bên cạnh đó, cũng có những người thầy tiêu cực, khi dịp Tết muốn học sinh biếu nhiều hơn, thậm chí lợi dụng để đòi hỏi vật chất.

Nhớ lại Tết thầy ngày xưa, PGS.TS Lê Quý Đức kể: "Trước đây, đời sống khó khăn. Khi đó tôi năm học cấp 3, đi đường mời thấy 4-5 em học trò, mỗi người cầm 1 quả trứng thăm cô giáo ốm. Dù chỉ là những quả trứng, song khiến tôi cảm động vì sự quan tâm của những học trò kia với cô giáo của mình".

Hiện, đời sống vật chất ngày càng tốt hơn, thì con người nên sống với nhau tình cảm hơn. Dù ở thời nào, đạo lý kính thầy cần củng cố, lưu truyền và khẳng định là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm của người Việt. Đây là dịp để con cháu làm ăn xa trở về sum vầy về bên gia đình. Khi đó, mọi người cùng trao đi những lời chúc may mắn, an khang đến những người thân và tỏ lòng thành kính đến những thầy cô đã dạy dỗ.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ làm đẹp cho thú cưng nở rộ, kiếm tiền "khủng" trong dịp Tết

ANH THƯ |

Cận Tết Nguyên đán, nhiều gia đình không ngại chi bạc triệu để tỉa lông, cắt móng, "làm đẹp" cho thú cưng. Khách sạn thú cưng sẵn sàng mở cửa phục vụ xuyên Tết.

Ấm áp tết công nhân, người lao động nơi miền cuối đất

NHẬT HỒ |

Tất cả công nhân, người lao động đều có tết, các cấp công đoàn ở khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng chăm lo tốt cho công nhân, người lao động. Những món quà xuân đã được gửi đến công nhân vào ngày 28 tết.

Mang Tết đến với bản nghèo

HƯNG THƠ |

Ngày giáp Tết Nguyên đán 2020, những đứa trẻ người đồng bào thiểu số Vân Kiều ở thôn Doa Củ (xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vẫn mang trên người bộ quần áo cũ, mặt nhem nhuốc trên nền đất đỏ đầy bụi ở góc bản. Ánh mắt của lũ trẻ háo hức, đợi đoàn từ thiện của thầy giáo Thành đem tết vào bản nghèo.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Dịch vụ làm đẹp cho thú cưng nở rộ, kiếm tiền "khủng" trong dịp Tết

ANH THƯ |

Cận Tết Nguyên đán, nhiều gia đình không ngại chi bạc triệu để tỉa lông, cắt móng, "làm đẹp" cho thú cưng. Khách sạn thú cưng sẵn sàng mở cửa phục vụ xuyên Tết.

Ấm áp tết công nhân, người lao động nơi miền cuối đất

NHẬT HỒ |

Tất cả công nhân, người lao động đều có tết, các cấp công đoàn ở khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng chăm lo tốt cho công nhân, người lao động. Những món quà xuân đã được gửi đến công nhân vào ngày 28 tết.

Mang Tết đến với bản nghèo

HƯNG THƠ |

Ngày giáp Tết Nguyên đán 2020, những đứa trẻ người đồng bào thiểu số Vân Kiều ở thôn Doa Củ (xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vẫn mang trên người bộ quần áo cũ, mặt nhem nhuốc trên nền đất đỏ đầy bụi ở góc bản. Ánh mắt của lũ trẻ háo hức, đợi đoàn từ thiện của thầy giáo Thành đem tết vào bản nghèo.