Người Mông Hoa với tâm niệm gìn giữ bản sắc trang phục

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Với người Mông Hoa, trang phục không chỉ là cái mặc, mà còn là của cải gia truyền, là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Nổi bật trong đó là những kỹ thuật thêu hoa, vẽ sáp để tạo nên tấm thổ cẩm truyền thống đang tích cực được gìn giữ cho thế hệ sau.

Khát vọng về cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

Bà Cù Thị Triệu năm nay 62 tuổi, được biết đến là một trong những người làm váy áo giỏi nhất ở bản Khuổi Khít (Yên Sơn, Tuyên Quang). Bà rất dẻo tay thêu và ghi nhớ tất cả công đoạn làm nên bộ trang phục truyền thống.

Người phụ nữ Mông Hoa chính là tác giả của những bộ váy áo truyền thống rực rỡ sắc màu. Từ việc cắt, khâu, phối màu sắc, tạo hình, vẽ sáp ong, thêu hoa văn, người phụ nữ vừa là người trực tiếp sáng tạo nhưng cũng là người truyền dạy lại những tinh hoa của dân tộc cho những thế hệ kế cận.

"Tạo hoa văn trên trang phục của người Mông Hoa được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật như vẽ hoa văn bằng sáp ong, thêu, ghép vải và phối màu. Sau khi thêu xong những bộ phận riêng biệt, sẽ đến bước chắp ghép hoa văn, tạo sóng và cuối cùng là chắp may" - bà Triệu chia sẻ.

Đa số kỹ thuật thêu, nhuộm và vẽ sáp ong trên thổ cẩm hiện nay còn lưu giữ bởi những người Mông hoa có tuổi.
Đa số kỹ thuật thêu, nhuộm và vẽ sáp ong trên thổ cẩm hiện nay còn lưu giữ bởi những người Mông hoa có tuổi.

Người Mông Hoa thường dùng chỉ thêu màu đỏ, hồng, vàng cam, xanh lá mạ, trong đó đỏ tươi là màu chủ đạo. Màu đỏ làm người Mông hoa nổi bật trước đám đông, cũng là biểu trưng cho sự ấm áp no đủ hạnh phúc và khát vọng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Khi làm trang phục, các họa tiết hoa văn dùng để trang trí cũng rất đa dạng như hình bông hoa, ô chéo, chữ nhật, ô vuông, chữ thập, nhưng được sử dụng nhiều nhất là hình chữ nhật xen kẽ những dải hoa thêu lớn và đường thêu rích rắc hình đồi núi.

Trước kia, trang phục người Mông Hoa được làm bằng vải lanh. Tuy nhiên, hiện nay nghề trồng lanh dệt vải đã mai một, do đó, đồng bào dùng vải dệt công nghiệp nhưng cách trang trí, tạo hoa văn vẫn theo lối truyền thống.

Khó nhất là trao truyền lại kỹ thuật thêu dệt

Đồng bào Mông nói chung quan niệm, con gái thì phải biết se lanh, dệt vải, thêu thùa. Người phụ nữ giỏi may, thêu sẽ được đề cao, tôn trọng, đây cũng là tiêu chí để các chàng trai lựa chọn vợ.

Kỹ thuật vẽ sáp ong và thêu đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Kỹ thuật vẽ sáp ong và thêu đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Chính vì vậy, trẻ em gái dân tộc Mông Hoa ngay từ nhỏ đã được bà, mẹ hướng dẫn cách dệt vải, thêu, may các hoa văn truyền thống để đến khi lấy chồng sẽ may được những chiếc váy làm của hồi môn.

Khi tròn 10 tuổi, em Giàng Thanh Thùy đã được bà nội và mẹ dạy thêu. Thuỳ vẫn nhớ ngày mới biết cầm kim, căng vải, bỡ ngỡ đưa những mũi kim đầu tiên. Đến nay, em đã tự thêu được hoa văn lên váy áo cho mình.

Bàn tay khéo léo, cẩn thận vẽ những đường sáp ong trên tấm thổ cẩm, Thanh Thuỳ cho hay: “Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, em lại học chấm sáp ong, học thêu hoa văn. Giờ đã thêu thuần thục, em muốn học thêm chắp may để có thể tự tay hoàn thiện bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình".

Người Mông hoa tâm niệm phải gìn giữ và trao truyền được kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ trẻ.
Người Mông hoa tâm niệm phải gìn giữ và trao truyền được kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ trẻ.

Ông Ma Ngọc Trân - Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết - cho biết, toàn xã có hơn 400 hộ dân tộc Mông, trong đó có những thôn bản phần nhiều là đồng bào Mông hoa cùng sinh sống từ nhiều đời nay.

"Ngày nay, đồng bào Mông đã biết phát triển kinh tế, đời sống vật chất được nâng cao nên cũng có điều kiện gìn giữ những nét văn hoá riêng biệt của dân tộc mình mà điển hình là trang phục thổ cẩm được thêu dệt, tạo hình cầu kỳ từ vẽ sáp ong" - ông Trân chia sẻ.

Tuy vậy, vị chủ tịch xã cũng thừa nhận, cái khó nhất bây giờ là trao truyền lại những giá trị văn hoá, kỹ thuật thêu dệt cho lớp trẻ. Bởi bây giờ không còn nhiều người trẻ mặn mà với việc này, họ đi làm ngoài xã hội và có nhiều thứ khác để bận tâm.

Tháng 8.2022, nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Với người Mông nói chung và người Mông Hoa nói riêng, đây là sự ghi nhận của cộng đồng và cũng là vinh dự, động lực để họ gìn giữ và phát huy di sản đã được trao truyền nhiều đời.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Gìn giữ những làn điệu dân ca Mường ở Hòa Bình

Bài và ảnh minh chuyên |

Từ lâu hát dân ca là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt, loại hình diễn xướng văn hóa này do người lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường cũng vậy, hát dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ.

Dòng họ có 5 đời gìn giữ chữ Nôm Dao ở vùng cao Hòa Bình

Nguyễn Minh |

Là người Dao gốc sinh sống ở huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), dòng họ Dương suốt 5 đời nay luôn cố gắng lưu giữ nét văn hóa truyền thống, chữ Nôm Dao đến với các thế hệ sau.

Bảo vệ và quản lý di sản văn hoá: Đảm bảo vai trò sự tham gia của cộng đồng

Mỹ Linh |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa ban hành dự thảo Nghị định Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, vai trò và sự tham gia của cộng đồng đóng góp vai trò quan trọng.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Gìn giữ những làn điệu dân ca Mường ở Hòa Bình

Bài và ảnh minh chuyên |

Từ lâu hát dân ca là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt, loại hình diễn xướng văn hóa này do người lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường cũng vậy, hát dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ.

Dòng họ có 5 đời gìn giữ chữ Nôm Dao ở vùng cao Hòa Bình

Nguyễn Minh |

Là người Dao gốc sinh sống ở huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), dòng họ Dương suốt 5 đời nay luôn cố gắng lưu giữ nét văn hóa truyền thống, chữ Nôm Dao đến với các thế hệ sau.

Bảo vệ và quản lý di sản văn hoá: Đảm bảo vai trò sự tham gia của cộng đồng

Mỹ Linh |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa ban hành dự thảo Nghị định Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, vai trò và sự tham gia của cộng đồng đóng góp vai trò quan trọng.