Bảo vệ và quản lý di sản văn hoá: Đảm bảo vai trò sự tham gia của cộng đồng

Mỹ Linh |

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa ban hành dự thảo Nghị định Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, vai trò và sự tham gia của cộng đồng đóng góp vai trò quan trọng.

Không để di sản bị bào mòn, xâm hại

Báo Lao Động từng phản ánh câu chuyện xâm hại di tích. Cụ thể, năm 2019, tại Bình Định, du khách đến thăm tháp Chăm ở Quy Nhơn không khỏi ngỡ ngàng khi thấy ngành Du lịch ở đây vô tư khoan vào tường gạch, bắt vít để… quảng bá du lịch. Thời điểm ấy, Tiến sĩ Đinh Bá Hòa - nguyên GĐ Bảo tàng Bình Định - nói: “Quan điểm của tôi, đó là việc làm sai trái, hơn nữa đây là một cơ quan bảo tồn di sản, không hiểu nghĩ gì mà khoan vào di tích như thế”.

Cũng tại Bình Định, di tích tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước, là một cụm tháp Chăm cổ có niên đại hơn 1.000 năm, được xem là “báu vật” không chỉ của riêng Bình Định. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo tại di tích này, các đơn vị thi công đã có những dấu hiệu vi phạm Luật Di sản khi đưa xe múc vào di tích để thi công, đổ đất đá sát di tích, xây dựng bồn hoa sặc sỡ ngay chân tháp...

Năm ngoái, vụ ầm ĩ khi trùng tu đình Chèm tại Hà Nội. Đây là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất, nhì Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ XVIII, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888.

Phát huy vai trò của cộng đồng

Theo thống kê, hiện nay cả nước có trên 250 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia; trong tổng số hơn 4 vạn di tích đã được kiểm kê, có 119 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.590 di tích quốc gia và hơn 10.000 di tích cấp tỉnh; khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, trong đó 416 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hệ thống bảo tàng Việt Nam với 187 bảo tàng (gồm 128 bảo tàng công lập, 59 bảo tàng ngoài công lập).

Trên bình diện quốc tế, đã có 29 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO vinh danh, gồm: 8 di sản văn hóa vật thể, 14 di sản văn hóa phi vật thể và 07 di sản tư liệu.

Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, bao gồm: Luật Di sản Văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 7 Nghị định của Chính phủ; 3 Quyết định và 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 17 Thông tư, 8 Quyết định, 3 Chỉ thị theo thẩm quyền… Mặc dù vậy, việc xâm hại thậm chí phá hoại di tích vẫn còn khá phổ biến.

Tại dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ VHTTDL đặt vấn đề: Các cộng đồng, nhóm và cá nhân là chủ thể nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể giữ vai trò chủ chốt, trung tâm trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể cần được tham vấn hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần dựa trên cơ sở tôn trọng ý kiến đồng thuận của cộng đồng chủ thể.

Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tạo ra xung đột, mâu thuẫn trong chính cộng đồng đó hoặc với cộng đồng liên quan phải được điều chỉnh hoặc loại bỏ.

Nghiêm cấm các hành vi trục lợi từ di sản, các hoạt động tạo sự ganh đua, tranh chấp trong cộng đồng, các hành vi thực hành không còn phù hợp với bản chất của di sản và với mong muốn của cộng đồng chủ thể.

Nghiêm cấm các hành vi ép buộc đối với cộng đồng trong việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của họ.

Được kết cấu gồm 4 chương, 31 điều, Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia được xây dựng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và danh mục quốc gia; cụ thể hóa các biện pháp để thi hành nội dung quy định tại Luật Di sản văn hóa 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009 và Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; là bước tiếp theo, quan trọng sau hoạt động ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia; khắc phục những tồn tại hạn chế trong thực tiễn quản lý nhà nước về di sản thời gian qua.

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Cao Bằng được công nhận thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

An Trịnh |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể của Cao Bằng vào danh mục cấp quốc gia.

An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lục Tùng |

An Giang - Công nhận thêm “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam", An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghề làm bánh tráng hơn 2 thế kỉ ở Cần Thơ được đề cử Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

YẾN PHƯƠNG |

Trải qua hơn 2 thế kỉ với sự tiếp nối làm nghề và giữ nghề của nhiều thế hệ, nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (Q. Thốt Nốt. TP. Cần Thơ) đã tạo nên giá trị văn hóa riêng biệt và làm rạng danh xứ Tây Đô, đặc biệt là vừa được đề cử vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kiên Giang: Có thêm Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lâm Điền |

Kiên Giang – Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực (TP.Rạch Giá) được xếp vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO xem xét là di sản văn hoá phi vật thể

Thu Trang |

Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm sẽ được UNESCO xem xét, thẩm định đề cử vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giải MMA quốc tế AFC 23 gây sốt với những màn knock-out chớp nhoáng

NGUYỄN ĐĂNG |

Tối 10.3, giải MMA chuyên nghiệp quốc tế danh giá Angel's Fighting Championship (AFC) 23 đã diễn ra hấp dẫn, kịch tính đúng với kỳ vọng của mọi người.

Bước đệm quan trọng của điền kinh Việt Nam hướng đến SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài - Tiền Phong Marathon và các đợt tập huấn trong 2 tháng tới là sự chuẩn bị quan trọng của tuyền điền kinh Việt Nam hướng đến SEA Games 32.

Những điều không ngờ khiến thông tin cá nhân bị lọt tới đối tượng lừa đảo

HUYÊN NGUYỄN |

Đối tượng lừa đảo có thể biết rõ thông tin cá nhân trong vụ lừa con đi cấp cứu, phụ huynh chuyển tiền gấp đang khiến cho nhiều người lo ngại về tính bảo mật thông tin. Theo các chuyên gia, có nhiều cách để thông tin cá nhân bị lọt ra ngoài.

Cao Bằng được công nhận thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

An Trịnh |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể của Cao Bằng vào danh mục cấp quốc gia.

An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lục Tùng |

An Giang - Công nhận thêm “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam", An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghề làm bánh tráng hơn 2 thế kỉ ở Cần Thơ được đề cử Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

YẾN PHƯƠNG |

Trải qua hơn 2 thế kỉ với sự tiếp nối làm nghề và giữ nghề của nhiều thế hệ, nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (Q. Thốt Nốt. TP. Cần Thơ) đã tạo nên giá trị văn hóa riêng biệt và làm rạng danh xứ Tây Đô, đặc biệt là vừa được đề cử vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kiên Giang: Có thêm Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lâm Điền |

Kiên Giang – Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực (TP.Rạch Giá) được xếp vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO xem xét là di sản văn hoá phi vật thể

Thu Trang |

Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm sẽ được UNESCO xem xét, thẩm định đề cử vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.