Nghệ nhân Mai Hạnh: Thổi hồn vào những cánh hoa lụa mỏng manh

Nguyễn Thúy |

Mỗi bông hoa qua bàn tay của nghệ nhân Mai Hạnh (73 tuổi) đều mang một vẻ riêng, một câu chuyện riêng, thậm chí là một số phận riêng đầy màu sắc.

Hoa lụa cũng có hương

Hàng năm, cứ vào các dịp lễ như Tết Nguyên đán, ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10, mùng 8.3... trong căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2 của nghệ nhân Nguyễn Mai Hạnh tại phố Chả Cá (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại bận rộn với việc cắt tỉa hoa lụa cho khách hàng.

Chia sẻ về mối nhân duyên với nghề làm hoa, dù đây là nghề “cha truyền con nối”, bà Hạnh trầm ngâm kể, thời điểm những năm 60 của thế kỉ trước, mẹ bà vốn là nghệ nhân Đoàn Thị Thái mở một trường dạy ở Hưng Yên dành cho những nghệ nhân giỏi có tên tuổi về ẩm thực, nghệ thuật hoa lụa và tỉa hoa đu đủ...

“Từ những bông hoa đồng nội dọc đường tôi ngắt về, khi thấy mẹ dạy thì tôi cũng bắt chước cắt tỉa theo và dần dần thạo tay và có thể tự tạo ra những bông hoa lụa đầu tiên”, nghệ nhân Mai Hạnh tâm sự.

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Mai Hạnh (73 tuổi, Hà Nội) còn được gọi “Nữ hoàng hoa lụa đất Hà thành“. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Mai Hạnh (73 tuổi, Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Thúy.

Đến nay đã hơn 50 năm trong nghề, dường như chưa bao giờ nghệ nhân Mai Hạnh làm hoa theo kỹ xảo của một người thợ quen tay, lành nghề. Mỗi bông hoa, đều phải là một sản phẩm độc bản, kể một câu chuyện riêng, mang tâm hồn riêng.

“Hoa lụa là hoa giả nhưng nếu thổi hồn của người thợ vào đó thì nó cũng thành thật. Nếu hồn chưa tới, đóa hoa chỉ như nhúm vải vô hồn, lạnh lẽo”.

Để hoa lụa có màu sắc sống động và bền như hoa thật, đòi hỏi kỹ thuật pha màu, vẽ công phu, chuẩn xác. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Để hoa lụa có màu sắc sống động và bền như hoa thật, đòi hỏi kỹ thuật pha màu, vẽ công phu, chuẩn xác. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Không chỉ nổi tiếng “bàn tay lụa”, nghệ nhân Mai Hạnh còn có bí quyết trong nghệ thuật sáng tạo ra sắc hoa. Trong đó có hoa cúc vàng mềm mại, hoa hồng đỏ rực, hoa sen hồng nhạt hay những cành đào chúm chím nụ hồng... Tất cả đều toát lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát đậm nét văn hóa của người Việt.

Theo bà Hạnh, để hoa lụa có màu sắc sống động và bền như hoa thật, không chỉ dựa vào màu vải, kỹ thuật pha màu, vẽ màu lên vải hay uốn cành, tỉa lá mà còn cần chú trọng vào việc “gò” từng cánh hoa, tạo viền, tạo nếp… tương ứng với từng loại.

Giả mà thật - Thật mà giả

Chính bởi tài năng sáng tạo hoa lụa rất độc đáo mà nghệ nhân Mai Hạnh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mời đi nhiều nước để biểu diễn và giảng dạy như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Pháp...

Đến mỗi nơi, bà lại tìm tòi về văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc đó rồi tỉ mẩm làm hoa lụa cho thật giống như hoa tulip của Hà Lan, hoa hồng xanh của Nga, phong cách cắm hoa của Nhật…

“Dù thật đến đâu, hoa lụa cũng là hoa giả. Vì vậy muốn thổi sức sống tâm hồn và bàn tay nghệ nhân vào đó không thể làm rập khuôn như một người thợ mà phải tỉa tót, nâng niu như người nông dân yêu hoa cỏ”, bà Hạnh tâm niệm.

Cánh sen được nhuộm màu hồng, càng lên trên gần đài sen càng nhạt dần. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Cánh sen được nhuộm màu hồng, càng gần đài sen càng nhạt dần. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cũng theo bà Hạnh, chẳng riêng người làm hoa, người chơi hoa cũng phải là nghệ sỹ, phải có tâm hồn. Ngày trước khi nguyên liệu làm hoa không sẵn có, nhiều khi bà còn phải làm hoa từ những mớ vải tiết kiệm.

Thế nhưng, người xưa chơi hoa lại rất sành, chơi lấy tinh hoa chứ không vì số lượng. Vào dịp Tết, chỉ cần một cành đào nhỏ trong nhà, thế nhưng cành đào ấy phải được làm chuẩn đến từng chi tiết.

“Hoa lụa là giả, hương thơm phủ lên hoa cũng sẽ chóng phai, nhưng nó còn tiềm ẩn có một thứ hương thơm khác mà chơi tinh sẽ thấy. Hoa lụa khi mới mua về, đẹp thì đẹp thật nhưng nhìn vẫn ra đồ giả, nhưng nếu được “ở” với người chơi vài năm, sắc hoa sẽ thấm đượm hồn chủ nhân và bất chợt tỏa hương”, bà Hạnh nói.

Hiện, mỗi tháng cơ sở sản xuất hoa lụa Mai Hạnh cung cấp ra thị trường vài trăm đơn hàng. Giá bán một bình hoa lụa dao động từ 200.000 đồng cho đến vài triệu đồng, tùy loại.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Nghệ nhân làng gốm 500 năm nhào nặn linh vật mèo Tết

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Ghé Hội An vào một sáng cuối năm, không khí náo nức làm lòng người cũng rộn rã vô cùng. Không khí xuân năm mới Quý Mão 2023 có lẽ cũng đã len lỏi vào lò nung của làng gốm Thành Hà (TP.Hội An), các nghệ nhân rộn ràng nhào, nặn, tạo hình vô số tượng linh vật mèo tết với đủ kích thước, kiểu dáng để chào đón năm mới.

Độc đáo món bánh Tất niên dâng cúng tổ tiên của nghệ nhân miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Vào mỗi độ Tết đến xuân về, tại miền Tây có một món bánh rất đặc biệt được một nghệ nhân lưu giữ và trao truyền với tên gọi bánh “tất niên”, được dâng cúng đất trời, tổ tiên những ngày năm hết tết đến để cầu mong về cuộc sống sung túc, an khang.

Quảng Ninh: Người nghệ nhân nặng lòng với Hát nhà tơ

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Đã hơn 100 tuổi nhưng với sự minh mẫn hiếm có, lão nghệ nhân Đặng Thị Tự (thôn Trại Giữa, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) vẫn say mê với những làn điệu của Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình. Tình yêu của cụ đang được tiếp nối trao truyền cho thế hệ trẻ, để mạch nguồn văn hóa dân tộc không ngừng được chảy mãi hôm nay và cả mai sau.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Nghệ nhân làng gốm 500 năm nhào nặn linh vật mèo Tết

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Ghé Hội An vào một sáng cuối năm, không khí náo nức làm lòng người cũng rộn rã vô cùng. Không khí xuân năm mới Quý Mão 2023 có lẽ cũng đã len lỏi vào lò nung của làng gốm Thành Hà (TP.Hội An), các nghệ nhân rộn ràng nhào, nặn, tạo hình vô số tượng linh vật mèo tết với đủ kích thước, kiểu dáng để chào đón năm mới.

Độc đáo món bánh Tất niên dâng cúng tổ tiên của nghệ nhân miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Vào mỗi độ Tết đến xuân về, tại miền Tây có một món bánh rất đặc biệt được một nghệ nhân lưu giữ và trao truyền với tên gọi bánh “tất niên”, được dâng cúng đất trời, tổ tiên những ngày năm hết tết đến để cầu mong về cuộc sống sung túc, an khang.

Quảng Ninh: Người nghệ nhân nặng lòng với Hát nhà tơ

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Đã hơn 100 tuổi nhưng với sự minh mẫn hiếm có, lão nghệ nhân Đặng Thị Tự (thôn Trại Giữa, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) vẫn say mê với những làn điệu của Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình. Tình yêu của cụ đang được tiếp nối trao truyền cho thế hệ trẻ, để mạch nguồn văn hóa dân tộc không ngừng được chảy mãi hôm nay và cả mai sau.