Nghệ nhân làng gốm 500 năm nhào nặn linh vật mèo Tết

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Ghé Hội An vào một sáng cuối năm, không khí náo nức làm lòng người cũng rộn rã vô cùng. Không khí xuân năm mới Quý Mão 2023 có lẽ cũng đã len lỏi vào lò nung của làng gốm Thành Hà (TP.Hội An), các nghệ nhân rộn ràng nhào, nặn, tạo hình vô số tượng linh vật mèo tết với đủ kích thước, kiểu dáng để chào đón năm mới.

Năm Mão nặn tượng mèo

Từ trung tâm TP.Hội An tìm về phường Thanh Hà, du khách sẽ nhìn thấy một con đường gạch đỏ rêu phong, cổ kính nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Người dân ở đây nói rằng, đi hết con đường gạch này thì mới hết người làm gốm.

Hội An với tường vàng, đèn lồng và những làng điệu hò bài chòi đã ru ngủ bao thế hệ nơi đây. Để rồi mỗi dịp tết đến xuân về người dân ở đây lại cùng nhau nhào đất, nặn tượng linh vật như một lời cảm ơn, đền đáp ân nghĩa với mẹ sông Thu Bồn.

Năm mới 2023 này, người làng gốm Thanh Hà đã tạo hình vô số những linh vật mèo để chuẩn bị trưng bày và cung cấp ra thị trường cách đây hơn một tháng.

Mèo là một trong 12 con giáp, nó có mặt trong đời sống sinh thái, đồng thời cũng có mặt trong đời sống văn hóa văn hóa dân gian như một nhân vật không thể thiếu đối với con người.

Lò gốm của ông Nguyễn Sáu (phường Thanh Hà, TP.Hội An) đã hoàn thành hơn 400 tò he hình con mèo để chuẩn bị giao cho khách ở TP Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Sáu cho biết: “Sắp tới là năm Quý Mão nên rất nhiều người đến làng gốm Thanh Hà để đặt hàng. Tò he hình con mèo này chúng tôi sản xuất thành hai loại, một loại nhẵn có giá 5.000 đồng/con, loại thô sẽ có giá rẻ hơn từ 4.000 đồng/con dành cho đơn đặt hàng số lượng lớn".

Hằng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân làng gốm Thanh Hà cứ nặn rồi nung các hình thù con vật của năm đó. Nếu để ý, du khách sẽ nhìn thấy tượng gốm của 12 linh vật được trưng bày ở dọc lối vào làng tượng trưng cho 12 con giáp.

Không chỉ ông Sáu, anh Lê Văn Nhật (phường Thanh Hà, TP.Hội An) cũng nhận được đơn đặt hàng hơn chục linh vật mèo với kích cỡ lớn. Vì vậy anh phải làm ngày làm đêm nặn hình, vẽ khô và nung để kịp trưng bày vào đúng dịp tết dương lịch, ngày 1.1.2023.

Để làm tượng lớn, các bộ của chú mèo phải rõ từng chi tiết, anh Nhật phải cần nhiều nguyên liệu, tỉ mỉ và cẩn trọng hơn. Các chú mèo này được tạo hình với tư thế ngồi, hai tai vểnh cao, đôi mắt nhìn thẳng về phía trước với chiều cao khoảng 50cm, rộng 30cm. Các bức tượng sau khi tạo hình sẽ được phơi nắng 3 đến 7 ngày rồi mang đi nung, vẽ khô để hoàn thiện.

Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà nhào nặn linh vật mèo Tết. Ảnh: Văn Trực
Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà nhào nặn linh vật mèo Tết. Ảnh: Văn Trực

Ông Nguyễn Hào - Phó Trưởng ban Quản lý làng gốm Thanh Hà cho biết năm nay làng gốm Thanh Hà sẽ trưng bày các đồ gốm hình con mèo ở cổng và xung quanh làng để đón du khách.

“Làng gốm Thanh Hà sẽ tổ chức trưng bày các sản phẩm có hình tượng chú mèo để chào đón năm mới Quý Mão 2023. Ngoài ra, làng gốm Thanh Hà cũng sẽ tặng các món quà như tò he hình chú mèo cũng như các hình dạng khác mà du khách ưa thích”, ông Nguyễn Hào nói.

Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID 19, Làng gốm Thanh Hà đã chào đón du khách trở lại. Tính đến tháng 10.2022, Hội An đón hơn 4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế tăng trưởng mạnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người dân làng gốm Thanh Hà.

Làng gốm không dùng khuôn

Những con người nhân tình thuần hậu của làng gốm Thanh Hà cứ náo nức, hào hởi chào đón du khách với những gì chân chất, thật thà và nồng hậu nhất. Khi về đây ai cũng như được trở về quê hương, về mái nhà gắn liền với tuổi thơ của mình. Hơn 70 thợ làm gốm lành nghề cứ luôn tay nhào nặn tượng, lọ, tò he... như một thói quen hơn 500 năm nay.

Làng gốm Thanh Hà xuất hiện từ thế kỷ thứ XVI trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, đến nay vẫn là một địa chỉ không thể bỏ qua của du khách mỗi khi ghé thăm Hội An.

Nghệ nhân Phạm Thị Mỹ Dung hơn 20 năm học nghề từ mẹ tỉ mỉ nắm tay du khách chuốt bình gốm mà trên miệng nở nụ cười tươi rói: “Hôm nay được gặp gia đình du khách này là vui rồi. Gốm Thanh Hà cũng nhờ được du khách ghé thăm thường xuyên mới giữ lửa được cho đến ngày hôm nay".

Nghệ nhân Phạm Thị Mỹ Dung là con gái của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Được (1923-2018), người giữ lửa cho làng gốm Thanh Hà. Chính vì vậy ở tuổi 40 nhưng chị Mỹ Dung đã thành thạo ngón nghề chuốt gốm từ mẹ.

Theo Nghệ nhân Phạm Thị Mỹ Dung, nặn niêu, nồi đất là khó nhất vì ở đây không dùng khuôn. Mọi hình thù đều được người thợ ở đây làm bằng tay, để nắp của niêu khớp với miệng đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, có tay nghề, kinh nghiệm thì mới làm được.

Hơn 400 tò he hình mèo đã hoàn thiện chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: Văn Trực
Hơn 400 tò he hình mèo đã hoàn thiện chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: Văn Trực

Để làm ra được một sản phẩm hoàn thiện, đầu tiên người thợ phải chọn đất, loại đất sét ở lòng sông Thu Bồn. Sau đó làm sạch đất, đất càng sạch thì chất lượng sản phẩm làm ra càng đẹp, càng bền. Tùy theo từng hình dạng kích cỡ mà người thợ gốm nhào nặn cho phù hợp. Các loại tò he trang trí phải đục lỗ ở bên trong, lỗ càng lo thì âm thanh càng lớn.

Khi vào làng gốm, du khách mua vé ở cổng là có thể tham quan, trải nghiệm làm gốm ở tất cả các cơ sở. Ngoài ra, du khách còn được tặng những món quà nhỏ tùy theo sở thích.

Có lẽ Hội An vẫn là nơi nồng nhiệt, hào hởi nhất, họ chào đón du khách bằng những gì mình có. Màu gốm đỏ Thanh Hà như màu đỏ ngọn phù sa của dòng sông mẹ Thu Bồn, như dòng máu nóng chảy trong trái tim của người miền Trung. Dù có đi đâu, làm gì, tiếp xúc với công nghệ tiên tiến bậc nào thì cũng không bao giờ quên đi vùng đất Quảng với điệu hò, làng gốm, chiếc đèn lồng cùng những con người nhân tình thuần hậu.

Nguyễn Linh - Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Về Nam Định gặp gỡ nghệ nhân "ở ta" gần 60 năm gắn bó nghề làm kèn xứ Tây

VŨ MỪNG |

Nam Định - Mỗi ngày, tại làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) vẫn luôn có những chiếc kèn Tây phức tạp, tinh xảo được làm ra từ đôi bàn tay của những người dân bình dị. Có thể gọi họ là những “nghệ sĩ chân đất” theo đúng nghĩa đen, vì vào mùa màng họ vẫn tham gia cấy gặt, đến khi trở về với xưởng sản xuất kèn, họ lại trở thành nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.

Người nghệ nhân miệt mài thổi hồn cho gỗ làng Chọi

Nguyễn Huế |

Hơn 35 năm làm nghề, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng và những người thợ của mình đã sáng tạo hàng trăm bức tranh ghép gỗ độc đáo về đời sống, quê hương.

Gặp nghệ nhân làm linh vật "chúa sơn lâm" đường hoa 2022

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM -  Đối với những người tạo hình linh vật cho đường hoa Nguyễn Huệ (Quận 1) tại xưởng sản xuất của nghệ nhân Văn Tòng, niềm vui lớn nhất trong công việc chính là tạo ra không gian cho nhiều người chơi Tết.

Công an triệu tập ca sỹ Vy Oanh sau đơn của con trai bà Nguyễn Phương Hằng

ANH TÚ - NGỌC DỦ |

TPHCM - Ngày 24.3, Công an TP Hồ Chí Minh triệu tập ca sĩ Vy Oanh sau đơn tố giác của ông Nguyễn Quang Tuấn - con trai bị can Nguyễn Phương Hằng.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Về Nam Định gặp gỡ nghệ nhân "ở ta" gần 60 năm gắn bó nghề làm kèn xứ Tây

VŨ MỪNG |

Nam Định - Mỗi ngày, tại làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) vẫn luôn có những chiếc kèn Tây phức tạp, tinh xảo được làm ra từ đôi bàn tay của những người dân bình dị. Có thể gọi họ là những “nghệ sĩ chân đất” theo đúng nghĩa đen, vì vào mùa màng họ vẫn tham gia cấy gặt, đến khi trở về với xưởng sản xuất kèn, họ lại trở thành nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.

Người nghệ nhân miệt mài thổi hồn cho gỗ làng Chọi

Nguyễn Huế |

Hơn 35 năm làm nghề, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng và những người thợ của mình đã sáng tạo hàng trăm bức tranh ghép gỗ độc đáo về đời sống, quê hương.

Gặp nghệ nhân làm linh vật "chúa sơn lâm" đường hoa 2022

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM -  Đối với những người tạo hình linh vật cho đường hoa Nguyễn Huệ (Quận 1) tại xưởng sản xuất của nghệ nhân Văn Tòng, niềm vui lớn nhất trong công việc chính là tạo ra không gian cho nhiều người chơi Tết.