Lưu truyền di sản múa rối cạn nơi vùng cao Định Hoá

Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Múa rối cạn Thẩm Rộc của người Tày ở vùng cao Định Hoá đã có lịch sử hơn 200 năm và được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia...

Nếu như người Kinh nức danh với loại hình nghệ thuật múa rối nước thì người Tày họ tự hào với múa rối cạn hay (còn gọi là rối que). Hình thức văn hoá độc đáo này vẫn được lưu truyền hàng trăm năm nay.

Múa rối cạn của người Tày có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất phải nhắc đến múa rối cạn Thẩm Rộc ở xã Bình Yên, huyện Định Hoá (Thái Nguyên).

Đây là loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời, múa rối cạn Thẩm Rộc do dòng họ Ma Quang khai sinh và gìn giữ, tiếp nối đến nay đã trải qua 14 đời với hơn 200 năm tuổi và đã được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2015.

Vở giáo Tắc Kè, ý nghĩa báo hiệu mùa màng tốt tươi, ước mong mưa thuận gió hoà. Ảnh: NVCC.
Vở giáo Tắc Kè, ý nghĩa báo hiệu mùa màng tốt tươi, ước mong mưa thuận gió hoà. Ảnh: NVCC

Loại hình nghệ thuật này thường được biểu diễn vào dịp đầu năm mới, trong lễ xuống đồng với mục đích cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, ước nguyện cuộc sống bình yên của người dân.

Ông Ma Quang Nhanh - Nghệ nhân múa rối cạn Thẩm Rộc cho biết: Trước kia, trong dòng họ Ma Công, có ông Ma Công Linh, do đam mê và muốn đưa bộ môn múa rối về dòng họ nên đã tự tìm đến mảnh đất Tuyên Quang để học và sáng lập ra múa rối cạn Thẩm Rộc ngày nay.

Tuy nhiên, khi đó, dòng họ Ma Công cho rằng, con rối mang điều xui xẻo, không may mắn nên đã ra sức cấm cản. Với niềm đam mê múa rối cạn, ông Ma Công Linh khi đó đã đổi họ Ma Công và khai sinh ra dòng họ Ma Quang.

Khởi đầu bộ rối là rối bố, rối mẹ với kích cỡ lớn hơn so với các con rối khác. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Khởi đầu bộ rối là rối bố, rối mẹ với kích cỡ lớn hơn so với các con rối khác. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Bộ rối (tích, trò) ban đầu chỉ có 5 - 6 con, khởi đầu là trò bố, trò mẹ (rối bố, rối mẹ hoặc rối mệ). Trải qua thời gian đã phát triển đến nay tổng số rối là 33 con, chủ yếu mô phỏng hình ảnh vua quan, muông thú, người dân...

Để tạo tác con rối, nghệ nhân phải đi vào rừng, tìm gỗ cây thừng mực - có đặc tính mịn, mềm thích hợp cho đẽo, gọt, chế tác. Dưới bàn tay nghệ nhân đã biến khúc gỗ thô kệch trở thành những con rối có hình và có hồn.

Theo ông Ma Quang Nhanh, có tất cả 16 vở giáo (vở diễn) ghi trong sách cổ lưu truyền được viết bằng chữ Hán Nôm.

Hiện nay, ông không thể diễn đầy đủ, mà chỉ diễn được 3 - 5 vở giáo. Số vở giáo còn lại vì lý do nội dung vở giáo đã không còn phù hợp hoặc đã cải biên nội dung để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Con rối được làm từ gỗ thừng mực, loại gỗ mịn, mềm. Sau khi khắc hoạ sẽ may quần áo cho con rối. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Con rối được làm từ gỗ thừng mực, loại gỗ mịn, mềm. Sau khi khắc hoạ sẽ may quần áo cho con rối. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Dụng cụ biểu diễn rối cạn cũng rất đơn giản, chỉ cần một tấm phông căng lên làm sân khấu, thêm dụng cụ tạo nhạc: đàn tính, sáo cùng với lời bài giáo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã thu hút đông đảo người xem và thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc của người Tày.

Múa rối cạn Thẩm Rộc là loại hình dân gian đặc sắc, khắc hoạ rõ nét cuộc sống đời thường và ước mong của con người. Do nhiều biến động, loại hình này hiện nay đã dần vắng bóng, đứng trước nguy cơ bị mai một, cần phải được gìn giữ, lưu truyền và phát huy.

Ông Ma Quang Nhanh cũng trăn trở: "Tôi nay đã hơn 60 tuổi, trăn trở lớn nhất là làm sao để duy trì nét đẹp văn hoá, di sản múa rối cạn cho thế hệ mai sau.

Trong thời gian tới, dòng họ sẽ có sự phân công, hương ước để trao truyền cho thế hệ con cháu sau này. Khi thế hệ chúng tôi không còn nữa nhưng loại hình múa rối cạn Thẩm Rộc vẫn được lưu truyền, gìn giữ và tiếp tục phát huy."

Nguyễn Hoàn
TIN LIÊN QUAN

Thái tử Đan Mạch dạo Hồ Gươm, thưởng tranh Đông Hồ và xem múa rối nước

Thanh Hà - Hải Nguyễn |

Chiều 1.11, Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik dạo Hồ Gươm, thăm đền Ngọc Sơn (Hà Nội), tìm hiểu nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ và biểu diễn múa rối nước truyền thống.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định

Vũ Mừng |

Nam Định - Với người dân thôn Bàn Thạch (còn gọi là làng Rạch), xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - nghệ thuật  múa rối nước là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của nhiều thế hệ.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Interactive: Sự tích bánh chưng bánh giầy ngày Tết vào đời Vua Hùng nào?

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình quây quần đón Tết, cùng nấu các món ăn ngon. Có rất nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy, dưa hành... vô cùng hấp dẫn. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các món ăn ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Thái tử Đan Mạch dạo Hồ Gươm, thưởng tranh Đông Hồ và xem múa rối nước

Thanh Hà - Hải Nguyễn |

Chiều 1.11, Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik dạo Hồ Gươm, thăm đền Ngọc Sơn (Hà Nội), tìm hiểu nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ và biểu diễn múa rối nước truyền thống.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định

Vũ Mừng |

Nam Định - Với người dân thôn Bàn Thạch (còn gọi là làng Rạch), xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - nghệ thuật  múa rối nước là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của nhiều thế hệ.