Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định

Vũ Mừng |

Nam Định - Với người dân thôn Bàn Thạch (còn gọi là làng Rạch), xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - nghệ thuật  múa rối nước là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của nhiều thế hệ.

 
Ra đời từ năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755), mảnh đất này được xem là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc, góp phần tạo nên một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của quê hương và dân tộc. Ngày hôm nay, Bàn Thạch cũng là phường rối có nhiều tích trò, với hơn 40 trò cổ, phản ánh sinh động cuộc sống, có nội dung sâu sắc, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống tương thân, tương ái, mang ý nghĩa nhân văn. Ảnh Vũ Mừng

 
Nghệ nhân Phan Văn Mạnh, Trưởng Đoàn rối nước tư nhân Sông Quê là một trong số ít những người trong thôn vừa biểu diễn múa rối, vừa trực tiếp chế tác các con rối. Ảnh: VM

 
Hiện nay, bộ sưu tập con rối của nghệ nhân Phan Văn Mạnh đã có gần 1.000 sản phẩm với chủ đề đa dạng như: Đời sống nông thôn, các trò dân ca, dân vũ, con vật trong tứ linh, các nhân vật trong truyện cổ tích… Không những thế, những người anh, người em trong gia đình ông đều là những nghệ nhân chế tạo con rối tài hoa như: Phan Văn Mẽ, Phan Thanh Liêm và Phan Văn Dũng.

 
Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Ở đây tài năng chế tác của nghệ nhân đã đem lại cho con rối cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa.

 
Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung – một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế.

 
Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Đây chính là biểu hiện cao nhất của cái đẹp trong nghệ thuật múa rối nước.

 
Tự hào Việt Nam là đất nước duy nhất trên thế giới có bộ môn rối nước, Nghệ nhân Phan Văn Mạnh bày tỏ: Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng chính mặt nước để làm sân khấu cho chú rối diễn trò, đóng kịch. Ao nước vừa khéo léo giúp người nghệ nhân giấu kín que, sào, dây và những đạo cụ khác, vừa giúp tạo nên những hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời.
 
Năm 1984, cùng với các nghệ sĩ chuyên nghiệp của Nhà hát múa rối Trung ương, nghệ nhân thôn Bàn Thạch được mời sang Pháp biểu diễn.

 
Bày tỏ sự cảm phục của mình với những nghệ sĩ điều khiển rối nước, trong bài: “Sự khám phá kỳ diệu về rối nước Việt Nam”, ký giả Pháp Pơrô, trên báo Thập tự nhận xét: “Nhưng người ta thực sự cảm động khi tấm mành tre cuốn lên vào phút chót, để lộ ra những diễn viên điều khiển con rối suốt cả tiếng đồng hồ vừa qua. Họ đã đứng ngập nửa mình trong nước, điều khiển cây sào với vô số dây nhợ mà không để lộ ra kỹ thuật của họ. Sự giải trí nhường chỗ cho lòng kính trọng thái độ trung thành với truyền thống của một xứ sở, mà sự tràn trề sông nước ở khắp nơi đã tạo nên một cách sống và một nền nghệ thuật độc đáo…”.

 
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, giống như chèo, tuồng hay cải lương, nghệ thuật múa rối nước đang nhường chỗ cho những bộ môn đương đại có sức hấp dẫn khó cưỡng với giới trẻ.


 
Trăn trở với rối, Nghệ nhân Phan Văn Mạnh đang tích cực cải tiến, sáng tạo các tác phẩm mới, dựa trên nền tảng những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Thông qua đó, nghệ thuật rối nước có thể tiếp cận gần hơn với các em nhỏ. Đây cũng là con đường mà Nghệ nhân Phan Văn Mạnh tin sẽ giúp những chú Tễu, cô tiên, ông bụt… sống mãi.

 
Đặc biệt, kể từ khi múa rối nước là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012, những người nặng lòng với rối càng “cháy” hết mình với nghề.

 


Vũ Mừng
TIN LIÊN QUAN

Về Nam Định gặp gỡ nghệ nhân "ở ta" gần 60 năm gắn bó nghề làm kèn xứ Tây

VŨ MỪNG |

Nam Định - Mỗi ngày, tại làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) vẫn luôn có những chiếc kèn Tây phức tạp, tinh xảo được làm ra từ đôi bàn tay của những người dân bình dị. Có thể gọi họ là những “nghệ sĩ chân đất” theo đúng nghĩa đen, vì vào mùa màng họ vẫn tham gia cấy gặt, đến khi trở về với xưởng sản xuất kèn, họ lại trở thành nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.

Hàng nghìn du khách trẩy hội đền Trần Nam Định sau 2 năm COVID-19

VŨ MỪNG |

Nam Định - Sáng ngày 15.9 (tức 20.8 Âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và người dân địa phương đã nô nức trẩy hội đền Trần nhằm tưởng nhớ ngày hóa của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - người được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Nam Định: Người lưu giữ nét đẹp truyền thống trong lòng phố cổ Thành Nam

Vũ Mừng |

Nam Định - Mỗi dịp Tết Trung thu cận kề, những điệu múa lân, sư tử vẫn luôn được các em nhỏ háo hức đón nhận… Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông Trần Anh Phong, một trong số những người dân hiếm hoi của phố cổ Nam Định, vẫn miệt mài giữ nghề làm đầu lân, sư tử truyền thống.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Về Nam Định gặp gỡ nghệ nhân "ở ta" gần 60 năm gắn bó nghề làm kèn xứ Tây

VŨ MỪNG |

Nam Định - Mỗi ngày, tại làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) vẫn luôn có những chiếc kèn Tây phức tạp, tinh xảo được làm ra từ đôi bàn tay của những người dân bình dị. Có thể gọi họ là những “nghệ sĩ chân đất” theo đúng nghĩa đen, vì vào mùa màng họ vẫn tham gia cấy gặt, đến khi trở về với xưởng sản xuất kèn, họ lại trở thành nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.

Hàng nghìn du khách trẩy hội đền Trần Nam Định sau 2 năm COVID-19

VŨ MỪNG |

Nam Định - Sáng ngày 15.9 (tức 20.8 Âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và người dân địa phương đã nô nức trẩy hội đền Trần nhằm tưởng nhớ ngày hóa của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - người được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Nam Định: Người lưu giữ nét đẹp truyền thống trong lòng phố cổ Thành Nam

Vũ Mừng |

Nam Định - Mỗi dịp Tết Trung thu cận kề, những điệu múa lân, sư tử vẫn luôn được các em nhỏ háo hức đón nhận… Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông Trần Anh Phong, một trong số những người dân hiếm hoi của phố cổ Nam Định, vẫn miệt mài giữ nghề làm đầu lân, sư tử truyền thống.