Không dễ làm phim về nhân vật có thật

NGỌC DỦ |

Phim về những nhân vật có thật (thường là những người nổi tiếng) bao giờ cũng thu hút sự quan tâm của khán giả, nhưng cũng đều gây ra những tranh cãi nhất định. Các nhà làm phim, khi “vụng tay” xử lý chuyện phim, dễ phản tác dụng, khiến khán giả phải tẩy chay...

Luôn thu hút

Nhìn vào phim ảnh thế giới, chúng ta thấy, dòng phim về nhân vật có thật (có thể còn sống hoặc đã mất) không còn xa lạ với công chúng. Nhiều bộ phim được đánh giá cao, thậm chí trở thành một biểu tượng điện ảnh suốt nhiều thập kỷ.

Đa phần những nhân vật được chọn để đưa lên phim thường nổi tiếng ở lĩnh vực âm nhạc, văn hóa, hội họa... Trong đó, tiêu biểu có phim “Amadeus” về nhạc sĩ thiên tài Mozart đạt 8 Oscar, “Ray” kể về ngôi sao Ray Charles Robinson đạt 2 giải Oscar...

Phim ảnh Việt không  có nhiều nhóm làm phim về những người nổi tiếng. Vài năm trở lại đây, một số nhà sản xuất đã mạnh dạn thử sức khi thử bước vào “lãnh địa khó nhằn” này. Làm phim về người nổi tiếng có thật tạo không ít áp lực cho không chỉ nhà sản xuất mà còn với các diễn viên hóa thân - áp lực vào vai sao cho giống với các nhân vật phim muốn truyền tải đến khán giả.

Điểm qua, gần nhất, chúng ta có 4 phim đã và sắp ra mắt khán giả như “Phượng Khấu” về Thái hậu Từ Dụ; “Em và Trịnh” về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; “Trưng Vương” về Hai Bà Trưng và phim về Công tử Bạc Liêu.

Các dự án này có mẫu số chung là được đầu tư kinh phí khủng và làm về các nhân vật nổi tiếng, thậm chí có sức ảnh hưởng lớn đối với  lịch sử Việt Nam, đời sống văn hóa. Trong đó, phim về cuộc đời Trịnh Công Sơn có mức đầu tư khoảng 50 tỉ đồng.

Cũng phải khá khen cho nỗ lực của ê-kíp khi mạnh dạn làm phim, tuy nhiên, 2 trong 4 phim trên khi ra mắt công chúng đã nhận những phản ứng trái chiều.

Tranh cãi vì biến tấu quá đà

Những bộ phim về những nhân vật có thật luôn dấy lên những tranh cãi khi khán giả dễ dàng đặt lên bàn cân so sánh giữa nhân vật trong phim với nhân vật có thật ngoài đời.

Ngoài ra, những nguyên nhân khiến nhóm làm phim gặp áp lực còn từ việc tập hợp tư liệu đến câu chuyện lên ý tưởng đòi hỏi sự chính xác và chỉn chu cao. Khác so với các tác phẩm hiện đại, bộ phim về các nhân vật có thật trong lịch sử phải chịu áp lực về dàn dựng bối cảnh xưa, đòi hỏi kinh phí lớn. Tuy nhiên, khó khăn nhất còn đến từ khâu tuyển chọn diễn viên, những vai như Trịnh Công Sơn, Vua Thiệu Trị, Thái hậu Từ Dụ... đều thuộc dạng “khó đảm nhận”, do dễ bị khán giả so sánh với nguyên mẫu.

Thậm chí, một số phim còn khiến các nhân vật được phim phóng tác  phải “mở miệng” phàn nàn, có ý kiến vì phim hư cấu nhiều chi tiết quá đà, thậm chí gây phản cảm.

Ngày 13.9.2022, phía giáo sư người Nhật Michiko gửi văn bản đến Galaxy Play - nhà sản xuất “Em và Trịnh”, yêu cầu đơn vị này xin lỗi công khai vì hành vi phổ biến đời sống riêng tư của bà đến công chúng khi chưa xin phép. Đại diện của bà Michiko yêu cầu nhà sản xuất phim xin lỗi bằng thông cáo báo chí trong 7 ngày, tính từ ngày ra văn bản (13.9).

Nội dung xin lỗi phải xuất hiện ở phần giới thiệu phim “Em và Trịnh” mỗi khi tác phẩm được chiếu trước công chúng, đồng thời nhà sản xuất cam kết không lặp lại sai phạm. Sau thời hạn trên, nếu yêu cầu chưa được đáp ứng, luật sư của bà Michiko sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng luật định. Còn trong phim, “Phượng Khấu”, khán giả phản ứng dữ dội vì cho rằng NSƯT Thành Lộc không phù hợp nhân vật Vua Thiệu Trị vì thiếu thần thái, hay tính cách của Hồng Đào khi thủ vai Thái hậu Từ Dụ không phù hợp... Ngoài ra, việc phục dựng bối cảnh của đoàn phim bị chê là giả khi sử dụng quá nhiều kỹ xảo bị lỗi, gây khó chịu cho người xem...

Thử nhìn qua điện ảnh Mỹ: Tại Hollywood, nhà sản xuất và đoàn phim vẫn thường đối mặt áp lực khi thực hiện các dự án phim tiểu sử hoặc lấy cảm hứng từ người thật việc thật.

Cuối năm 2021, gia đình Gucci chỉ trích đạo diễn Ridley Scott bịa đặt, xúc phạm nhiều thành viên trong dòng họ qua phim “House of Gucci”. Kịch bản khai thác câu chuyện có thật của Maurizio Gucci - người đứng đầu hãng thời trang Gucci một thời và vợ Patrizia Reggiani, cùng bi kịch khi Patrizia thuê sát thủ giết chồng năm 1995.

Đại diện gia đình Gucci cho biết cho biết đoàn phim không hỏi ý kiến những người thừa kế trước khi mô tả Aldo Gucci (Al Pacino đóng) và các thành viên dòng họ Gucci như tội phạm, kiêu ngạo và thiếu tinh tế với thế giới xung quanh...

Ngoài ra, năm 2019, đạo diễn Quentin Tarantino - người nổi tiếng với các tác phẩm lấy cảm hứng từ những nhân vật có thật gây nên cuộc tranh cãi khi đưa Lý Tiểu Long vào “Once Upon a Time in Hollywood”. Trong đó, ông xây dựng hình ảnh cố diễn viên (Mike Moh đóng) là kẻ kiêu ngạo, thích ra vẻ hơn người. Sau khi “Once Upon a Time in Hollywood” công chiếu, gia đình, học trò, người hâm mộ Lý Tiểu Long tức giận và chỉ trích Quentin...

Cẩn trọng với dòng phim về nhân vật có thật

Những năm gần đây, phim ảnh Việt từng bước cố gắng mạnh dạn làm phim có chủ đề mới lạ hơn thay vì làm “phim an toàn” như các phim về chủ đề gia đình, tình cảm lứa đôi như trước. Tuy nhiên, việc làm các phim chủ đề mới lạ, hoặc phim về thể loại các nhân vật có thật là một bài toán khó với các nhà làm phim: Thể loại này có thế mạnh về sức hút truyền thông, khơi gợi sự tò mò cho khán giả về những nhân vật mà các diễn viên hóa thân nhưng chính điều này cũng tạo ra con dao hai lưỡi vì nếu hóa thân không tốt, rất dễ phá hỏng hình tượng nhân vật, khiến công chúng mất niềm tin.

Nhà sản xuất Bích Liên - chủ rạp Mega GS, người đứng sau loạt phim truyền hình có rating cao như “Duyên kiếp”, “Tiếng sét trong mưa”,... cho rằng, việc các nhà làm phim đầu tư cho loại phim nhân vật có thật thì họ đã nhìn nhận được tìm năng lớn từ phía khán giả. Bởi đây là đề tài mới lạ, thu hút và không nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên theo bà Liên, thách thức đặt ra cho nhà làm phim rất lớn vì nhân vật có thật ở vào một giai đoạn lịch sử khác hiện giờ. Vậy nên, khi làm phim các khâu về bối cảnh, đạo cụ, trang phục phải phục dựng làm sao để khán giả thấy chân thật. Chưa kể còn có những lý do khác như khó tìm biên kịch hay, đạo diễn giỏi nghề để tạo nên một tác phẩm tương xứng với tầm vóc nhân vật sẽ dễ khiến phim bị phản tác dụng.

Còn theo nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh - người làm phim “Trưng Vương”, làm phim về nhân vật có thật cần phải chú ý từng chi tiết một, trong đó việc xin phép nhân vật được phóng tác (nếu còn sống) hoặc gia đình nhân vật. Đặc biệt, nên đưa kịch bản, phim ảnh để phía nhân vật, người liên quan xem qua trước khi phát hành tránh những ồn ào đáng tiếc.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Phim thua lỗ - Trách nhiệm nhà sản xuất, nhà làm phim

Huyền Chi |

Tại hội thảo khoa học “Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021”, nhà sản xuất Nguyễn Hữu Tuấn đã đưa ra một số vấn đề đang tồn tại của ngành công nghiệp phim ảnh ở Việt Nam.

Làm phim về nhân vật - Hãy ứng xử cho đúng luật

Việt Văn |

Trên một số trang mạng đăng tin luật sư Nguyễn Thị Diễm Phượng - đại diện pháp lý của giáo sư (GS) Michiko Yoshii - đã gửi công văn yêu cầu nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” xin lỗi về việc sử dụng hình ảnh của bà trong phim khi chưa xin phép. Theo luật sư, trong quá trình thực hiện phim, êkíp hoàn toàn không liên lạc và xin phép với GS Michiko. Việc đưa những chi tiết về đời tư của nhân vật Michiko ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bà.

“Tôi đã đi vay tiền khắp nơi để làm phim về Trịnh Công Sơn, hết 145 triệu"

Hào Hoa (thực hiện) |

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần của bộ phim “Em còn nhớ hay em đã quên” có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về hành trình ông làm nên tác phẩm điện ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1992.

Ca sĩ Khánh Ly, Thanh Thúy có quyền kiện nhà làm phim "Em và Trịnh" không?

Thế Lâm |

Hai ca sĩ nổi tiếng Khánh Ly và Thanh Thúy đều phủ nhận một số chi tiết liên quan đến mình trong phim “Em và Trịnh” đang được công chiếu. Các chi tiết bị phàn nàn này được cho là sai lệch, không đúng sự thật về 2 nhân vật trong phim cũng là 2 ca sĩ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Phim thua lỗ - Trách nhiệm nhà sản xuất, nhà làm phim

Huyền Chi |

Tại hội thảo khoa học “Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021”, nhà sản xuất Nguyễn Hữu Tuấn đã đưa ra một số vấn đề đang tồn tại của ngành công nghiệp phim ảnh ở Việt Nam.

Làm phim về nhân vật - Hãy ứng xử cho đúng luật

Việt Văn |

Trên một số trang mạng đăng tin luật sư Nguyễn Thị Diễm Phượng - đại diện pháp lý của giáo sư (GS) Michiko Yoshii - đã gửi công văn yêu cầu nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” xin lỗi về việc sử dụng hình ảnh của bà trong phim khi chưa xin phép. Theo luật sư, trong quá trình thực hiện phim, êkíp hoàn toàn không liên lạc và xin phép với GS Michiko. Việc đưa những chi tiết về đời tư của nhân vật Michiko ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bà.

“Tôi đã đi vay tiền khắp nơi để làm phim về Trịnh Công Sơn, hết 145 triệu"

Hào Hoa (thực hiện) |

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần của bộ phim “Em còn nhớ hay em đã quên” có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về hành trình ông làm nên tác phẩm điện ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1992.

Ca sĩ Khánh Ly, Thanh Thúy có quyền kiện nhà làm phim "Em và Trịnh" không?

Thế Lâm |

Hai ca sĩ nổi tiếng Khánh Ly và Thanh Thúy đều phủ nhận một số chi tiết liên quan đến mình trong phim “Em và Trịnh” đang được công chiếu. Các chi tiết bị phàn nàn này được cho là sai lệch, không đúng sự thật về 2 nhân vật trong phim cũng là 2 ca sĩ.