“Tôi đã đi vay tiền khắp nơi để làm phim về Trịnh Công Sơn, hết 145 triệu"

Hào Hoa (thực hiện) |

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần của bộ phim “Em còn nhớ hay em đã quên” có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về hành trình ông làm nên tác phẩm điện ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1992.

"Làm phim về Trịnh Công Sơn nhưng không phải Trịnh Công Sơn"

Làm những bộ phim về nhân vật có thật, dựa trên câu chuyện có thật như “Em còn nhớ hay em đã quên”, làm thế nào để tránh những kiện tụng, tranh cãi, theo ông?

Tôi biết Trịnh Công Sơn từ lâu và yêu thích nhạc của ông ấy. Tôi từng ngạc nhiên về tính máu lửa trong nhạc phản chiến của Trịnh. Sau chiến tranh, miền Bắc ngập tràn nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt “Sơn Ca 7”. Âm nhạc của Trịnh được rất nhiều người yêu mến.

Khoảng cuối năm 1989 – 1990, tôi tình cờ đọc được một bài viết của Khánh Ly đăng trên báo. Bài viết có tựa đề rất hay, “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn chảy đời suối, chỉ có tình người...”.

Trong bài viết, Khánh Ly kể chuyện chưa từng đến Huế, nhưng rất yêu Huế. Khánh Ly yêu Huế là nhờ có Trịnh Công Sơn. Khi họ gặp nhau, Trịnh đã kể cho Khánh Ly nghe rất nhiều về Huế. Tôi ngạc nhiên khi thấy Khánh Ly cũng viết báo.

Bài viết có chi tiết quan trọng, Khánh Ly kể khi họ ngồi bên nhau trong quán cà phê Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt, Trịnh Công Sơn nhìn ra hồ, Khánh Ly hỏi: Sống trên đời cần gì anh?, Trịnh quay lại Khánh Ly trả lời: Cần một tấm lòng. Khánh Ly hỏi tiếp: Để làm gì? Trịnh quay đi, đẩy gọng kính theo thói quen, và như nói với mặt nước: Để gió cuốn đi.

Tôi đã muốn làm một bộ phim với chủ đề: “Để gió cuốn đi”. Năm 1991, tôi gặp Trịnh Công Sơn và xin phép về mặt bản quyền 11-12 ca khúc để làm một bộ phim.

Trịnh Công Sơn hỏi: Phim về nội dung gì?

Tôi nói, đó là một bộ phim về thân phận nghệ sĩ trong chiến tranh. Vậy là, Trịnh Công Sơn vui vẻ ký cho tôi ngần ấy ca khúc để làm  phim.

Ngay phần đầu “Em còn nhớ hay em đã quên” có ghi rõ, phim được phóng tác dựa trên một số ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nghĩa là, phim chỉ dựa trên âm nhạc của Trịnh chứ không làm về cuộc đời Trịnh. Và tôi đặt tên các nhân vật trong phim khác đi, không giống với tên ngoài đời.

Cảnh trong phim “Em còn nhớ hay em đã quên“. Ảnh: CMH
Cảnh trong phim “Em còn nhớ hay em đã quên“. Ảnh: CMH

“Em còn nhớ hay em đã quên” có kịch bản với rất nhiều tình tiết hư cấu, không có thật. Thậm chí, còn chứa đựng nhiều chi tiết như nhân vật Quang Sơn trốn lính, tù tội... Ông và đoàn phim có phải nhận sự phản ứng nào từ nhạc sĩ hay gia đình nhạc sĩ?

Tôi không có ý định làm một bộ phim về chân dung Trịnh Công Sơn. Vì thế, tôi không bỏ công sức đi tìm hiểu tài liệu về cuộc đời nhạc sĩ. Tôi không đọc về thời kỳ ông đi làm giáo viên, dạy học ở B’Lao...

Khi làm phim về một nghệ sĩ nổi tiếng, nghĩa là chúng ta phác họa chân dung họ theo ý của mình. Điều chúng tôi chọn để chuyển tải lên màn ảnh là cuộc sống tâm hồn của Trịnh Công Sơn chứ không phải cuộc sống vật chất.

Nếu đã chọn làm phim tiểu sử, phim chân dung, dựng lại cuộc đời, sự nghiệp của nghệ sĩ, để tên nhân vật như tên ngoài đời, sẽ mất rất nhiều công sức tìm hiểu.

Điện ảnh có chức năng hư cấu, nhưng khi bạn đã quyết định làm phim chân dung, bạn phải tôn trọng sự thật. Ngay cả có hư cấu, cũng phải hư cấu dựa trên nội tại của nhân vật, không thể hư cấu đi quá xa, khác hẳn sự thật.

Thêm nữa, đoàn làm phim sẽ phải xin phép gia đình nhân vật, xin phép những nhân vật liên quan khi đưa họ lên màn ảnh. Và nên tôn trọng ý kiến của họ.

Phim của chúng tôi chỉ phóng tác từ nhạc Trịnh, để tên nhân vật khác hẳn. Nên tôi không gặp phải sự phản ứng nào. Sinh thời, Trịnh Công Sơn còn rất thích tác phẩm “Em còn nhớ hay em đã quên”, dù phim có tình tiết trốn lính, tù tội, nhưng tên nhân vật là Quang Sơn.

Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Phần. Ảnh: NVCC
Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Phần. Ảnh: NVCC

Ông có còn nhớ cảm xúc của Trịnh Công Sơn khi xem “Em còn nhớ hay em đã quên”? Ấn tượng lớn nhất của ông về Trịnh khi tiếp xúc trong quá trình xin phép sản xuất bộ phim?

Khi tôi dựng xong bản nháp, chưa lồng tiếng, tôi đã đến nhà đưa Trịnh Công Sơn xem. Tôi nhớ, lần đó Trịnh Công Sơn tiếp tôi lạnh lùng nhất trong tất cả các lần gặp. Tôi mới hỏi ông, “có vẻ không thú vị gì nhỉ?”.

Trịnh Công Sơn nói, ông mới ở Canada về, thấy người ta hát nhạc Trịnh trên dàn Karaoke với những cô gái ăn mặc hở hang (thời đó Việt Nam chưa có Karaoke), Trịnh buồn lắm. Ông bảo, “giờ có thêm một bộ phim làm về cuộc đời tôi, thấy hơi sợ”.

Tôi chiếu cho ông xem. Xem đến 1/3 phim, ông nghiêm túc thực sự và bảo tôi dừng lại, rồi nói muốn mời thêm các bạn đến cùng xem. Vậy là có thêm Trịnh Cung, Nguyễn Sáng... những bạn rất thân của Trịnh đến xem cùng. Trịnh Công Sơn đã tỏ ra rất thích, ông nói Lê Công Tuấn Anh giống ông hồi trẻ.

Đến khi phim lồng tiếng xong, chúng tôi chiếu trong buổi họp báo, Trịnh Công Sơn đến dự. Một phóng viên hỏi ông, “Trên phim có phải là cuộc đời Trịnh Công Sơn không?”, nhạc sĩ trả lời, “Không. Ông Nguyễn Hữu Phần bịa đấy, nhưng rất giống tôi”.

Tôi nghĩ các nhà làm phim có thể tham khảo cách sáng tạo nghệ thuật như vậy, làm một bộ phim rất giống nhân vật có thật ngoài đời, nhưng không phải họ.

"Đi vay tiền để làm phim Em còn nhớ hay em đã quên"

Nghe nói, ông đã “hái ra tiền” với “Em còn nhớ hay em đã quên”, bởi những năm 1992 dòng phim mì ăn liền đang rất hưng thịnh?

Tôi đã tự bỏ tiền túi ra làm “Em còn nhớ hay em đã quên”. Tôi mang kịch bản đó đến nhiều hãng phim nhưng bị từ chối. Họ không hiểu tôi sẽ làm gì với một kịch bản như vậy. Tôi về nhà đã đi vay tiền khắp bạn bè, người thân, gia đình để làm “Em còn nhớ hay em đã quên”.

Đoàn phim rong ruổi từ Bắc vào Nam, cảnh đẹp ở đâu dừng ở đó quay, ngay cả khi không có trong kịch bản. Vào đến Sài Gòn, chúng tôi hết sạch tiền. Anh em trong đoàn phim còn tháo cả nhẫn, vòng bán đi để trang trải.

Ngay khi phim chiếu ra mắt, một Việt kiều đã trả 5.000 USD mua phim. Ngần ấy tiền lúc đó to lắm. Nhưng ông Việt kiều đề nghị thay giọng Khánh Ly thật lồng vào phần tiếng của diễn viên Hoàng Hồng Nhị (đóng vai Huyền Mi). Tôi không đồng ý. Nhân vật trên phim lúc đó còn rất trẻ, cô ấy hát với cảm xúc khác với Khánh Ly vào thời điểm đó. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đồng ý với tôi, và tôi đã không bán bản phim với giá 5.000 USD.

Tôi cũng không phải là người biết kinh doanh. Tôi làm “Em còn nhớ hay em đã quên” hết 145 triệu đồng (số tiền lớn cách đây 20 năm). Nhiều rạp, phát hành đề nghị mua bản phim để chiếu với các mức giá. Cuối cùng tôi quyết định tự phát hành, quản lý vé, nhưng không làm xuể.

Số lãi cuối cùng cũng chỉ đủ để tôi trả lãi cho số nợ đã vay để làm phim (cười), và dư lại chút ít.

Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Phần. Ảnh: NVCC
Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Phần. Ảnh: NVCC


Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dành nhiều tình cảm cho cố nghệ sĩ Lê Công Tuấn Anh. Anh đóng vai nhân vật Quang Sơn của “Em còn nhớ hay em đã quên“. Ảnh: TL
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dành nhiều tình cảm cho cố nghệ sĩ Lê Công Tuấn Anh. Anh đóng vai nhân vật Quang Sơn của “Em còn nhớ hay em đã quên“. Ảnh: TL

Làm phim về một nhân vật có thật, được nhiều người yêu mến giống như để lại một di sản, ông có nghĩ như vậy?

Tôi chỉ nhớ, chúng tôi đã có những ngày làm phim rất vui, đoàn phim gắn bó thân thiết như gia đình. Đoàn phim có 2 tháng quay, rong ruổi khắp chiều dài đất nước.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ khi lần đầu gặp Hoàng Hồng Nhị, nhớ số phận đầy day dứt của cô ấy. Tôi nhớ buổi sáng mẹ của Trương Ngọc Ánh dắt tay cô ấy ra gặp đoàn phim. Lúc đó, Trương Ngọc Ánh mới 16 tuổi, đóng vai Diễm.

Tôi nhớ Nguyễn Huỳnh, cậu ấy đẹp trai hiếm có, mà cuộc đời thật buồn. Và tôi nhớ Lê Công Tuấn Anh. Tôi có duyên với Lê Công Tuấn Anh, có nhiều năm tháng gắn bó với cậu ấy, tôi hiểu vì sao cậu ấy chọn cách ra đi như vậy... Bộ phim cuối cùng của Lê Công Tuấn Anh cũng là phim tôi làm, “Ngọt ngào và man trá”.

Tôi nhớ những ngày tháng chúng tôi quay ở Huế, Đà Lạt, TPHCM... Tôi từng nói với Hoàng Hồng Nhị, 2 tháng quay phim đó với tôi cũng như một giấc mơ. Một giấc mơ đầy ắp kỷ niệm, nơi tôi được gặp những anh em, bạn bè, đồng nghiệp tốt, đã được họ chia sẻ khó khăn, chúng tôi cùng nhau gắn bó, cùng nhau đam mê để làm nên tác phẩm.

“Em còn nhớ hay em đã quên”, tôi thì còn nhớ mãi.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Hào Hoa (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi và những chuyện hậu trường về các giai nhân của Trịnh Công Sơn

Lan Anh |

Xung quanh câu chuyện về những nàng thơ của Trịnh hiện vẫn gây những tranh cãi trái chiều.

NSND Trọng Trinh nói gì về "con gái" Dao Ánh trong "Em và Trịnh"?

Nhóm PV |

Trong buổi trò chuyện với Lao Động, NSND Trọng Trinh chia sẻ về vai diễn khiến anh ấn tượng nhất trong phim "Em và Trịnh", những câu chuyện hậu trường phim hay việc anh sẵn sàng đóng vai phụ, kể cả vai 3 phút ở "Về nhà đi con".

Lý giải phản ứng của Khánh Ly, Dao Ánh về phim “Em và Trịnh"

Lan Anh |

Khánh Ly, Thanh Thúy, Dao Ánh - 3 nàng thơ một thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - đã có những phản ứng khác nhau về phim "Em và Trịnh".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tranh cãi và những chuyện hậu trường về các giai nhân của Trịnh Công Sơn

Lan Anh |

Xung quanh câu chuyện về những nàng thơ của Trịnh hiện vẫn gây những tranh cãi trái chiều.

NSND Trọng Trinh nói gì về "con gái" Dao Ánh trong "Em và Trịnh"?

Nhóm PV |

Trong buổi trò chuyện với Lao Động, NSND Trọng Trinh chia sẻ về vai diễn khiến anh ấn tượng nhất trong phim "Em và Trịnh", những câu chuyện hậu trường phim hay việc anh sẵn sàng đóng vai phụ, kể cả vai 3 phút ở "Về nhà đi con".

Lý giải phản ứng của Khánh Ly, Dao Ánh về phim “Em và Trịnh"

Lan Anh |

Khánh Ly, Thanh Thúy, Dao Ánh - 3 nàng thơ một thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - đã có những phản ứng khác nhau về phim "Em và Trịnh".