Không còn đốt vàng mã ở các đền chùa dịp lễ Vu Lan

NGUYỄN TRƯỜNG |

NINH BÌNH - Thay vì đốt vàng mã, người dân về các chùa đã tìm được những giá trị đích thực của mùa lễ Vu Lan, như tụng kinh, báo hiếu...

Ghi nhận của PV Báo Lao Động, lễ Vu Lan năm nay, nhiều đền, chùa ở Ninh Bình đã không còn tình trạng đốt vàng mã vừa lãng phí và ô nhiễm môi trường cảnh quan nơi chốn thiêng nói riêng. Nhiều người đến chùa đã nói không với đốt vàng mã và có những hoạt động thiết thực để tìm về đúng những giá trị đích thực của mùa lễ Vu Lan, lan tỏa tinh thần đạo hiếu.

Có mặt tại một số ngôi chùa lớn ở Ninh Bình trong ngày 18.8 (tức 15.7 Âm lịch), theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, có rất đông người dân đến chùa để cầu bình an, tìm sự thư thái và thanh tịnh trong ngày lễ Vu Lan.

Thay vì sắm đồ vàng mã đến chùa để cúng trong dịp lễ Vu Lan, nhiều người đã chọn sắm đồ lễ chay, bánh kẹo, hoa quả. Ảnh: Nguyễn Trường
Thay vì sắm đồ vàng mã đến chùa để cúng trong dịp lễ Vu Lan, nhiều người đã chọn sắm đồ lễ chay, bánh kẹo, hoa quả. Ảnh: Nguyễn Trường

Thay vì mang đồ mã đến để cúng như trước đây, nhiều người đã tìm được những giá trị đích thực của mùa lễ Vu Lan, như tụng kinh, sám Vu Lan, kinh báo hiếu phụ mẫu...

Tại chùa Phúc Chỉnh (thành phố Ninh Bình), từ sáng sớm đã có rất đông người dân đến chùa đi lễ. Tuy nhiên, ở đây không còn tình trạng cúng và đốt vàng mã như mọi năm.

Chị Nguyễn Ngọc Duyên (phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình) chia sẻ, lễ Vu Lan năm nay, chị sắm lễ gồm hoa qủa, bánh kẹo đến chùa thắp hương và tụng kinh niệm phật... cầu cho cha mẹ được bình an.

Tương tự, tại chùa Non Nước (phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình), người dân đến chùa chỉ mang theo những lễ chay, bánh kẹo, hoa quả bày lên bàn thờ sau đấy tụng kinh niệm phật. Trong số hàng trăm người đến đây hầu như không có bất kỳ người nào mang theo đồ mã.

Khu vực hóa vàng mã của chùa vắng tanh, không còn tình trạng người dân xếp hàng để chờ đốt vàng mã như trước đây.

Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình chia sẻ, lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày trọng lễ trong dịp tháng 7 Âm lịch hằng năm.

Đây là dịp để mỗi người suy ngẫm về truyền thống hiếu nghĩa, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ; trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam.

Không còn cảnh xếp hàng đốt vàng mã tại chùa Non Nước (thành phố Ninh Bình). Ảnh: Nguyễn Trường
Không còn cảnh xếp hàng đốt vàng mã tại chùa Non Nước (thành phố Ninh Bình). Ảnh: Nguyễn Trường

Thượng tọa Thích Minh Quang cho biết, năm nay, chùa Bái Đính phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình Pháp hội Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 với chủ đề "Đạo hiếu và dân tộc".

Tại buổi lễ, các đại biểu, phật tử và du khách thập phương đã cùng nhau thực hiện các nghi lễ truyền thống của Phật giáo như: cảm niệm ân đức sinh thành, nghi thức bông hồng cài áo, nghi thức sám Vu Lan, cầu cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc...

"Việc báo hiếu không nên chỉ diễn ra trong tháng 7 Âm lịch mà nên là chuyện thực hiện thường xuyên, thực hiện liên tục trong suốt cuộc đời để đền đáp “Tứ trọng ân” theo lời dạy của Phật giáo. Không chỉ thực hiện việc “báo hiếu tâm linh” như đốt vàng mã, thờ cúng tổ tiên mà mỗi người dân nên “báo hiếu” bằng những việc làm thiết thực như chăm sóc cho cha mẹ, làm các công việc thiện nguyện, ủng hộ các hoàn cảnh kém may mắn, như vậy việc “báo hiếu” mới có được những ý nghĩa trọn vẹn, tốt đẹp vốn có".

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Lễ Vu Lan với bông hồng cài áo

Bài và ảnh Việt Văn |

Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo kinh Vu Lan Bồn, lễ Vu Lan vốn có từ thời Đức Phật Thích Ca.

Vu Lan là lễ hội của tri ân, chuyển hóa và nguyện cầu

Ngọc Trang (thực hiện) |

Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Đại đức Thích An Đạt - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan cũng như những đổi thay trong phong tục cúng lễ Vu Lan thời hiện đại.

Vu Lan báo hiếu trong truyền thống của Việt Nam

KỲ LÂM |

Vu Lan báo hiếu đã chuyển từ Phật giáo ra đời sống của người Việt và tháng Bảy Âm lịch đã trở thành tháng Vu Lan, tháng báo hiếu của xã hội Việt Nam. Sự hòa hợp này khá uyển chuyển bởi chúng đều từ gốc “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Công bố quyết định phân công Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Vương Trần |

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính được phân công giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Bí thư Thành ủy TPHCM trao quyết định nhân sự chủ chốt

MINH QUÂN |

Bà Văn Thị Bạch Tuyết và các ông Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Thành Kiên, Dương Anh Đức làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM khóa XI.

Thời gian chi tiết các huyện ở Hà Nội đấu giá đất

Linh Trang - Lâm Phú |

Đấu giá đất ở Hà Nội đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Sắp tới, các huyện vùng ven Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá thêm nhiều thửa đất.

Gặp phiền phức vì Zalo giảm một nửa dung lượng lưu trữ

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều người dùng gặp phiền phức khi ứng dụng Zalo đột ngột giảm một nửa dung lượng lưu trữ miễn phí.

Thỏa thuận lại quả giữa doanh nhân với cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Việt Dũng |

Để được tham gia các gói thầu tại Bắc Ninh, ông chủ công ty Sông Hồng Đặng Tiến Phong đã thỏa thuận lại quả 10 tỉ đồng để biếu các lãnh đạo tỉnh này.

Lễ Vu Lan với bông hồng cài áo

Bài và ảnh Việt Văn |

Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo kinh Vu Lan Bồn, lễ Vu Lan vốn có từ thời Đức Phật Thích Ca.

Vu Lan là lễ hội của tri ân, chuyển hóa và nguyện cầu

Ngọc Trang (thực hiện) |

Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Đại đức Thích An Đạt - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan cũng như những đổi thay trong phong tục cúng lễ Vu Lan thời hiện đại.

Vu Lan báo hiếu trong truyền thống của Việt Nam

KỲ LÂM |

Vu Lan báo hiếu đã chuyển từ Phật giáo ra đời sống của người Việt và tháng Bảy Âm lịch đã trở thành tháng Vu Lan, tháng báo hiếu của xã hội Việt Nam. Sự hòa hợp này khá uyển chuyển bởi chúng đều từ gốc “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.