Vu Lan báo hiếu trong truyền thống của Việt Nam

KỲ LÂM |

Vu Lan báo hiếu đã chuyển từ Phật giáo ra đời sống của người Việt và tháng Bảy Âm lịch đã trở thành tháng Vu Lan, tháng báo hiếu của xã hội Việt Nam. Sự hòa hợp này khá uyển chuyển bởi chúng đều từ gốc “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Hiếu đứng đầu trăm hạnh

Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, việc báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ được coi là tối quan trọng và đứng hàng đầu trong danh sách ưu tiên cần làm. Cũng bởi vì phẩm hạnh “Hiếu” được coi là phẩm hạnh đứng đầu 100 phẩm hạnh của con người.

Vì sao lại vậy, bởi cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta, giúp ta trưởng thành và nên người. Nếu như không có cha mẹ, chắc chắn sẽ không có ta trên đời và như thế cha mẹ chính là đấng sinh thành, là tổ tiên, là đức Thần - Phật gần gũi nhất với ta. Không hiếu hạnh được với cha mẹ thì ta còn có thể có hiếu với ai?

Nuôi ta dù phải chịu bao đắng cay khổ nhọc, cha mẹ cũng chẳng nề hà. Con cái chính là một công trình hết sức công phu mà cha mẹ đã tạo nên, vượt lên trên tất cả những công trình có ý nghĩa và giá trị khác. Vì ta, cha mẹ chấp nhận phận bùn đất đáy ao hồ, để ta được thành hoa sen rạng rỡ.

Ở trong xã hội Việt Nam, mỗi con người đều là một tế bào. Thứ liên kết các tế bào thành một tổ chức, một hệ thống trơn tru, nhu nhuận chính là đạo hiếu. Hiếu không chỉ đứng đầu 100 hạnh mà hiếu còn có cả trăm loại, như gần gũi nhất là hiếu với cha mẹ cho đến xa xôi hơn là hiếu với nhân dân, Tổ quốc, trời đất.

Nhưng cho dù thế nào, hiếu thảo với cha mẹ vẫn đứng đầu trăm hiếu. Trong kho tàng tri thức, từ hàn lâm đến dân gian, từ sử sách đến kho tàng folklore gồm ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn... các tấm gương hiếu thảo luôn được nêu cao để làm khuôn vàng thước ngọc cho toàn bộ xã hội.

“Nhị thập tứ hiếu”, “Kiều”, “Lục Vân Tiên”... là những trước tác kinh điển về phẩm hạnh Hiếu, cho dù cách báo hiếu, cách hiểu thảo được thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau. Bán mình để cứu cha, phụng dưỡng tuổi già hay khẳng khái tuyên bố: “Trai thời trung hiếu làm đầu”... tất cả đã trở thành kim chỉ nam cho người Việt Nam thực hiện đạo hiếu.

Vô hình trung, hiếu hạnh đã trở thành tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, để đánh giá phẩm chất của một người. Kẻ đại gian đại ác với cả thiên hạ nhưng có lòng hiếu thảo với cha mẹ vẫn được tôn trọng hơn kẻ nhân đức trùm trời mà bất hiếu với cha già, mẹ héo.

Chính vì thế, người Việt Nam được khuyến khích làm việc hiếu hạnh với cha mẹ ở mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Bởi vì, chữ Hiếu lớn vô cùng nên có làm nhiều như thế nào, cũng khó có thể được coi là đầy đủ. Tất cả những điều này tương đồng ở mật độ cao với triết lý đạo đức của đạo Phật.

Đức Phật cũng dạy điều này. Trong kinh Anguttara Nikaya, Đức Phật thuyết: “Này các Tỳ-kheo, có hai hạng người ta nói khó có thể đền ơn, đó là cha và mẹ. Này các Tỳ-kheo, nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, cứ cõng như thế suốt một trăm năm, cho dù cha mẹ có đại tiểu tiện trên ấy cũng chưa đủ trả ơn cho cha mẹ”. Chính vì công ơn cha mẹ sâu nặng như thế mà ta không thể lãng quên.

Do đó, người Việt Nam tiếp nhận đạo Phật không chỉ ở triết lý sâu sắc trong hệ thống giáo lý, mà còn tiếp nhận những nguyên tắc, hành vi đạo đức mang tính nhân văn cao cả. Triết lý đạo đức của lễ Vu Lan đã hòa quyện với đạo hiếu của dân tộc, tạo nên nét độc đáo của đạo đức, văn hóa người Việt Nam.

Khi xem xét triết lý Vu Lan của Phật giáo và đạo hiếu của người Việt Nam, chúng ta thấy có 2 nét tương đồng lớn. Thứ nhất, đối với cha mẹ lúc còn sống, ta phải kính trọng đấng sinh thành. Lúc còn nhỏ phải vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, giúp cha mẹ những công việc vừa sức, lớn lên phải biết phụng dưỡng cha mẹ.

Thứ hai, khi cha mẹ không còn, ta phải nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục bằng cách sống tốt ở đời và tưởng nhớ bằng cách thờ cúng. Ta không chỉ biết ơn những người đang cưu mang mình mà còn phải tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, từ những đấng sinh thành từ vô lượng kiếp đến những người có công vì nước, vì dân đã hy sinh đền nợ nước, những đồng bào tử nạn, những oan hồn không có người cúng tế chịu nhiều đau khổ nơi địa ngục.

Báo hiếu từng phút giây và báo hiếu vô lượng kiếp

Bây giờ, lễ Vu Lan không chỉ dừng lại là ngày lễ của Phật giáo mà còn trở thành ngày hội của tình thương yêu con người trong xã hội Việt Nam. Sự hòa trộn giữa tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thương cha mẹ, tinh thần tôn sư trọng đạo và sự từ bi của đạo Phật đã tạo nên một đóa sen thơm ngát.

Vu Lan là từ viết tắt của chữ Vu Lan Bồn. “Theo phép nước Tây Trúc vào ngày tự tứ của các tăng, đặt cỗ bàn linh đình, dâng cúng Phật tăng để cứu cái khổ treo ngược của người đã mất”. Xuất phát từ ý nghĩa đó cho thấy kinh Vu Lan Bồn là kinh báo hiếu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch.

Vu Lan Bồn kinh nói về ngài Mục Kiền Liên là đệ tử của đức Phật vừa đắc đạo liền nhớ tới công ơn cha mẹ. Ngài ngó xuống cõi âm thấy cha mẹ mình đang bị treo ngược (đảo huyền) vô cùng cực khổ. Ngài đem cơm xuống cho mẹ nhưng bà chẳng ăn được vì cơm hóa thành than lửa trước khi tới miệng”.

Đức Phật dạy ngài muốn cứu vớt mẹ phải đến ngày Rằm tháng Bảy, khi có đủ chư tăng đại đức hội về làm tiệc mà cúng Phật và khoản đãi chư tăng. Dựa vào sức lành của các ngài mà siêu độ được vong linh, làm cho cha mẹ bà con hiện còn sống được thêm phúc đức.

Theo quan niệm Phật giáo, việc báo đáp đạo hiếu cho đấng sinh thành không chỉ lúc cha mẹ còn sống mà còn phải báo đáp ngay cả khi cha mẹ đã mất. Quan niệm này rộng rãi hơn cách thực hành đạo hiếu của người Việt Nam là chỉ chú trọng vào việc báo hiếu khi cha mẹ còn sống hơn là khi đã mất, như trong câu ca dao châm biếm thứ đạo hiếu giả cầy:

Lúc sống, thời chẳng cho ăn

Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi

Tuy nhiên, cũng rất dễ hiểu tại sao có sự khác biệt này. Báo hiếu của Phật giáo hướng đến việc giúp cho cha mẹ không chỉ được sống hạnh phúc ở một kiếp hiện tại mà ở vô lượng kiếp, không chỉ thoát nghiệp báo ở quá khứ và hiện tại mà còn ở vị lai.

Chính vì thế, mới cần sự trợ lực của chư tăng đại đức hội ở Vu Lan Bồn thì mới có thể làm được những việc hiếu to lớn đó. Việc hiếu này lớn lao hơn nhiều so với việc cung phụng cha mẹ tuổi già chu đáo, có một đoạn kết nhân sinh thật huy hoàng.

Do đó, Đức Phật mới dạy cách báo hiếu: “Ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; Đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; Đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; Đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả đủ cho mẹ cha”.

Tuy nhiên, đó chỉ là dị biệt nhỏ giữa đại đồng. Tinh thần hiếu nghĩa trong đạo đức Phật giáo đã hòa nhập với tinh thần hiếu nghĩa của người dân Việt Nam. Hiếu thảo với cha mẹ là việc làm tất yếu, việc làm đó trên cả bổn phận và trách nhiệm, vì đó là đạo đức, là nhân cách của con người.

Ý nghĩa đó cũng là lời Đức Phật đã từng dạy: “Này các Tỳ-kheo, cha mẹ đồng nghĩa với Phạm Thiên, cha mẹ đồng nghĩa với các bậc Đạo Sư, cha mẹ xứng đáng được cúng dường”. Thế nên, đâu phải đến tháng Vu Lan người Việt Nam mới dặn dò chỉ dạy nhau:

Thờ cha, thờ mẹ hết lòng

Ấy là chữ Hiếu dạy trong luân thường!

KỲ LÂM
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn Phật tử về Núi Bà Đen thực hành hiếu đạo mùa Vu Lan

Nhật Hạ |

Cuối tuần, Núi Bà Đen, Tây Ninh đón hàng nghìn Phật tử, du khách tham gia chuỗi chương trình văn hóa, nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan.

Gói hoa thơm nức mùa Vu Lan

hải an |

Nhẹ tay tháo sợi rơm nếp, bốn cánh lá dong từ từ hé nở, để lộ bên trong hoa mẫu đơn đỏ tươi, hoa mõm sói trắng ngần, cành ngâu mắt cá diếc vàng ươm, hoa móng rồng mập mạp thơm như mít chín, bông ngọc lan trắng ngà như đá cẩm thạch hay cánh hoàng lan thanh khiết... Ấy là gói hoa cúng ngày xưa của người Hà Nội, một vẻ đẹp tao nhã giờ đã chẳng còn nhiều.

Mùa Vu Lan và nhật ký của mẹ

Mi Lan |

NSƯT Thanh Quý kể, khi nhận được kịch bản phim “Thương ngày nắng về” bà khá lo lắng, sẽ không đảm đương được vai bà Nga, vì hoàn cảnh của bà ngoài đời khác xa nhân vật trên phim.

Bộ trưởng Bộ Công an nêu giải pháp xử lý tội phạm mạng

CAO NGUYÊN |

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, cần đề cao cảnh giác khi nhận cuộc gọi lạ; kiểm tra và cập nhật tính năng bảo mật trên tài khoản mạng xã hội.

Doanh nghiệp thở phào vì cước vận tải biển giảm mạnh

Anh Tuấn |

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết giá cước vận tải biển toàn cầu đang giảm khá mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hơn 1.000 công nhân ngừng việc tập thể đã làm việc trở lại

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hơn 1.000 công nhân ngừng việc tập thể đã làm việc trở lại, sau khi được phía doanh nghiệp đáp ứng đề xuất.

Đằng sau những "cơn sốt" đấu giá đất tại Hà Nội

Phan Anh |

Hà Nội - Giá khởi điểm quá thấp, mức trúng quá cao và tổ chức xuyên đêm khiến phiên đấu giá đất ở Hoài Đức ngày 20.8 nhận nhiều chú ý.

Đột phá nguồn thu, tạo động lực thực hiện chính sách hỗ trợ

Minh Ánh |

Nhìn lại chặng đường kể từ năm 2021 tới nay, dù nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn nhưng số thu ngân sách nhà nước vẫn tăng trưởng tốt qua các năm.

Hàng nghìn Phật tử về Núi Bà Đen thực hành hiếu đạo mùa Vu Lan

Nhật Hạ |

Cuối tuần, Núi Bà Đen, Tây Ninh đón hàng nghìn Phật tử, du khách tham gia chuỗi chương trình văn hóa, nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan.

Gói hoa thơm nức mùa Vu Lan

hải an |

Nhẹ tay tháo sợi rơm nếp, bốn cánh lá dong từ từ hé nở, để lộ bên trong hoa mẫu đơn đỏ tươi, hoa mõm sói trắng ngần, cành ngâu mắt cá diếc vàng ươm, hoa móng rồng mập mạp thơm như mít chín, bông ngọc lan trắng ngà như đá cẩm thạch hay cánh hoàng lan thanh khiết... Ấy là gói hoa cúng ngày xưa của người Hà Nội, một vẻ đẹp tao nhã giờ đã chẳng còn nhiều.

Mùa Vu Lan và nhật ký của mẹ

Mi Lan |

NSƯT Thanh Quý kể, khi nhận được kịch bản phim “Thương ngày nắng về” bà khá lo lắng, sẽ không đảm đương được vai bà Nga, vì hoàn cảnh của bà ngoài đời khác xa nhân vật trên phim.