Huế sẽ là trung tâm văn hóa đặc sắc của khu vực Đông Nam Á

Hoàng Văn Minh (thực hiện) |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ bố trí nguồn lực để hoàn thành các dự án, đề án về văn hoá trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả các thiết chế, tạo điểm nhấn cho văn hóa Huế.

Thưa ông, cho đến thời điểm này thì hình dung và “bản vẽ” về một thành phố Huế trực thuộc Trung ương vào năm 2025 có gì khác so với một năm trước?

- Có thể nói mọi việc vẫn đang tiến triển theo đúng lộ trình mà địa phương đặt ra, hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh trước năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế sẽ là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao đến năm 2030.

Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, hướng biển. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện.

Trong đó, thành phố Huế chia làm 2 quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại. Bờ Nam sông Hương sẽ là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế...

Thưa ông, một trong những nội lực để Huế sẽ “cất cánh” là văn hóa. Tới đây, Huế sẽ đầu tư cho lĩnh vực văn hóa thế nào để có thể nâng cao hơn nữa lợi thế của mình trên tiến trình một thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai?

- Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung triển khai và hoàn thành các dự án trọng điểm: Dự án di dân ra khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế và bảo tồn trùng tu các di tích trọng điểm thuộc quần thể di tích cố đô, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và di tích cách mạng tiêu biểu... để bảo tồn bền vững và phát huy giá trị một cách hiệu quả và bền vững các di tích quý giá này.

Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa. Ảnh: Trương Vững
Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa. Ảnh: Trương Vững

Chú trọng công tác lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tiếp tục lựa chọn, xây dựng hồ sơ đối với một số lễ hội tiêu biểu, có giá trị văn hóa truyền thống, nổi bật toàn cầu để trình UNESCO đưa vào danh mục di sản thế giới.

Trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tập trung xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hoàn thiện các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài truyền thống Huế, Ẩm thực Huế.

Tập trung triển khai đề án Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài. Hình thành và phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá thương hiệu Huế, con người Huế.

Xác lập các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa: Nhã nhạc Cung đình, Ca Huế, Tuồng Huế, Ẩm thực, Áo dài, tín ngưỡng, văn hóa dân tộc thiểu số... thông qua điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc. Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phim trường tự nhiên lớn nhất cả nước và khu vực.

Nâng cao chất lượng các kỳ Festival Huế và Festival Nghề truyền thống Huế; triển khai đề án Festival 4 mùa. Tổ chức đạt chất lượng cao các liên hoan nghệ thuật, các sự kiện văn hóa có quy mô quốc gia. Phối hợp với các địa phương trong khu vực để đăng cai những sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm quốc gia và quốc tế lớn tại miền Trung...

Có ý kiến cho rằng thời gian qua, những đầu tư cho văn hóa cảm giác vẫn chưa tương xứng khi Huế vẫn còn thiếu những thiết chế văn hóa như nhà hát, bảo tàng, thư viện... đúng chuẩn và đẳng cấp? 

- Hiện có nhiều thiết chế văn hoá cấp tỉnh qua thời gian sử dụng lâu dài, đã và đang xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu... ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân cũng như chưa tương xứng với tiềm năng về văn hoá của tỉnh.

Thành phố Huế hiện tại sẽ được chia thành 2 quận với sông Hương làm ranh giới. Ảnh: Trương Vững
Thành phố Huế hiện tại sẽ được chia thành 2 quận với sông Hương làm ranh giới. Ảnh: Trương Vững

Nguyên nhân chủ yếu bởi ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, nâng cấp cho hệ thống thiết chế văn hoá của tỉnh, đặc biệt là các thiết chế văn hoá đẳng cấp mang tầm khu vực và quốc tế.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hoá chưa thu hút được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính tham gia đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá trên địa bàn tỉnh.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung triển khai một số giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hoá tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để thu hút cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư tham gia xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá trên địa bàn tỉnh.

Tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thiết yếu cấp tỉnh; bổ sung các công trình đầu tư trung hạn, để hình thành nên các công trình văn hóa trọng điểm có quy mô lớn, giá trị nghệ thuật cao. Bố trí nguồn lực để hoàn thành các dự án, đề án về văn hoá trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả các thiết chế, tạo điểm nhấn cho văn hóa Huế, để thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xứng tầm là Trung tâm Văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á vào năm 2025.

Từ cách đây 20 năm, Huế đã xây dựng Festival Huế trở thành thương hiệu quốc tế; và năm 2020, Hiệp hội Festival Châu Á đã công nhận Festival nghề truyền thống Huế là một lễ hội đặc trưng châu lục. Tuy nhiên có cảm giác là Huế đang bị mờ đi những thương hiệu này khi định hướng trở thành “Festival 4 mùa”?  

- Việc xây dựng và triển khai đề án “Festival 4 mùa” nhằm hình thành một chuỗi các hoạt động, sự kiện được diễn ra liên tục suốt 4 mùa trong năm, chứ không chỉ gói gọn trong 12, 9 hay 7 ngày như trước đây nhằm kích cầu du lịch, dịch vụ phát triển, thu hút khách du lịch đến với Huế.

Festival 4 mùa sẽ khai thác và làm sống dậy các giá trị và không gian văn hóa đặc trưng, độc đáo của Cố đô Huế để tạo những điểm nhấn, sự khác biệt, hấp dẫn, hướng tới hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, mang tính lâu dài, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch và công chúng.

Với đề án “Festival 4 mùa”, chúng tôi vẫn luôn xác định bên cạnh việc hình thành, phát triển các thương hiệu lễ hội mới cho Huế, vẫn tiếp tục duy trì thương hiệu Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế theo hướng là một trong những sự kiện, lễ hội làm “điểm nhấn” cho Festival hằng năm. Hướng tới mô hình của thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trong đó xây dựng các sản phẩm, thương hiệu văn hóa du lịch “chủ công” để quảng bá hình ảnh văn hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Chúng tôi khẳng định rằng, với hướng đi mới, Festival Huế vẫn tiếp tục được khẳng định vị trí và thương hiệu vốn có mà tỉnh đã quyết tâm và nỗ lực xây dựng trong 20 năm nay.

Xin cám ơn ông!

Hoàng Văn Minh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Những cây mai rực rỡ tại lễ hội Hoàng mai quy mô lớn ở Huế

Quảng An |

Nhiều cây Hoàng mai đẹp sẽ tụ hội ở Cố đô Huế trong khuôn khổ Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng sẽ tụ hội về Huế ở Countdown năm 2023

Quảng An |

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2023 sẽ được tổ chức tại Ngã 6 (đường Hùng Vương). Show diễn bắt đầu từ 19h ngày 31.12.2022 đến 0h20 ngày 1.1.2023.

Thay đổi ưu đãi thuế, huy động nguồn lực xã hội để hồi hương cổ vật

PHẠM ĐÔNG |

Trong việc tiến hành sửa đổi Luật Di sản văn hóa, sẽ có những thay đổi về cơ chế chính sách, ưu đãi thuế để huy động được nguồn lực xã hội thực hiện tốt việc đưa cổ vật hồi hương.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Những cây mai rực rỡ tại lễ hội Hoàng mai quy mô lớn ở Huế

Quảng An |

Nhiều cây Hoàng mai đẹp sẽ tụ hội ở Cố đô Huế trong khuôn khổ Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng sẽ tụ hội về Huế ở Countdown năm 2023

Quảng An |

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2023 sẽ được tổ chức tại Ngã 6 (đường Hùng Vương). Show diễn bắt đầu từ 19h ngày 31.12.2022 đến 0h20 ngày 1.1.2023.

Thay đổi ưu đãi thuế, huy động nguồn lực xã hội để hồi hương cổ vật

PHẠM ĐÔNG |

Trong việc tiến hành sửa đổi Luật Di sản văn hóa, sẽ có những thay đổi về cơ chế chính sách, ưu đãi thuế để huy động được nguồn lực xã hội thực hiện tốt việc đưa cổ vật hồi hương.