Gian nan bảo tồn di sản nghệ thuật bài Chòi

THÀNH ĐẠT |

HUẾ - Dù được đánh giá bảo vệ, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả nhưng nghệ thuật bài Chòi vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một, ngày ít người quan tâm, công tác giáo dục, định hướng bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp cho công chúng, nhất là giới trẻ gặp nhiều khó khăn.

Đó là nhận định được đưa ra sau 5 năm Thừa Thiên Huế triển khai đề án “bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2023”.

Đưa vào trường học để trao truyền

Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017, trong đó Thừa Thiên Huế là một trong 9 tỉnh thành nằm trong danh sách được công nhận.

Một đề án để bảo tồn và phát huy giá trị được triển khai ngay sau đó không lâu và điểm nhấn đó là xác định được tầm quan trọng của việc trao truyền di sản văn hóa cho thế hệ trẻ, giúp các em nhận diện di sản nghệ thuật bài Chòi.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho rằng, thời gian tới cần làm tốt công tác sưu tầm, hệ thống hóa các dữ liệu của bài Chòi. Ảnh: Quảng An.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho rằng, thời gian tới cần làm tốt công tác sưu tầm, hệ thống hóa các dữ liệu của bài Chòi. Ảnh: Quảng An

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, từ năm 2019 đến năm 2023, đơn vị đã phối hợp với nhiều huyện, thị xã tổ chức nhiều lớp tập huấn hát bài Chòi cho thầy cô giáo ở bộ môn âm nhạc, cũng như các tổng phụ trách.

Ở các buổi tập huấn này, những nghệ nhân lão luyện đã hướng dẫn các kỹ năng như cách gõ phách, cách hát… Sau đó, các giáo viên sẽ đưa di sản bài Chòi vào dạy lồng ghép trong chương trình môn âm nhạc cũng như các chương trình ngoại khóa của các trường để giới thiệu, truyền dạy cho các em học sinh.

Theo đại diện Phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, chương trình đưa di sản bài Chòi vào trường học không chỉ đơn thuần là hướng dẫn cho học sinh tập hát/hô bài Chòi mà còn giúp các em nhận ra những giá trị nhân văn ẩn chứa trong nội dung từng lời hò.

Thông qua hoạt động này, các em học sinh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về nghệ thuật bài Chòi để từ đó giúp các em biết trân trọng, yêu quý di sản nghệ thuật này.

“Chương trình này còn nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi, bồi đắp cho thế hệ trẻ giá trị thẩm mỹ và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự tiếp nối cho các thế hệ trong việc bảo vệ và phát huy di sản đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, đại diện phòng này chia sẻ.

Bên cạnh đưa bài Chòi vào trường học, những năm qua, trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều câu lạc bộ bài Chòi ra đời. Bên cạnh nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân những câu lạc bộ này còn phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Vẫn còn nỗi lo thất truyền

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế - khẳng định, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi nhận được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn, đồng thời quần chúng nhân dân cũng tham gia hưởng ứng nhiệt tình góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Chơi bài Chòi. Ảnh: Quảng An.
Chơi bài Chòi. Ảnh: Quảng An

Thế nhưng, chừng đó là chưa đủ khi di sản này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là đội ngũ nghệ nhân ngày càng lớn tuổi nhưng lực lượng nghệ nhân, học viên trẻ, những người biết hát bài Chòi ngày càng ít dần, dẫn đến di sản nghệ thuật Bài Chòi đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Ngoài ra, nghệ thuật bài Chòi đang đứng trước sự cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, trò chơi, thú tiêu khiển công nghệ cao, hiện đại khác. Thị hiếu thưởng thức văn hóa, âm nhạc của một bộ phận người dân, đa phần là lớp trẻ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

“Nghệ thuật bài Chòi đang dần mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất. Những lớp nghệ nhân là những người thực hành nghệ thuật bài chòi dân gian, được coi là những “di sản sống”, “thư viện sống” đã lần lượt qua đời vì tuổi tác, trong khi thế hệ trẻ lại bị lôi cuốn theo các trò chơi hiện đại, trò chơi công nghệ cao.

Đặc biệt, không gian diễn xướng của các làng xã đang dần dần bị biến dạng dưới tác động của quá trình đô thị hoá đã làm cho không gian thực hành nghệ thuật bài Chòi dân gian bị biến đổi” - ông Hải lo lắng.

Trước mối lo đó, ông Hải cho rằng, cần sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế phù hợp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản bài chòi dân gian, cụ thể hóa những chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân trong loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Cần thiết phải hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân dân gian, các câu lạc bộ, các địa phương duy trì thường xuyên hoạt động biểu diễn bài chòi vào các dịp lễ hội, Tết cổ truyền.

THÀNH ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề mắm 100 tuổi ở Quảng Nam mời khách thử cà phê mắm, nghỉ homestay

Diễm My |

Làng nghề nước mắm Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) không chỉ giữ truyền thống đậm bản sắc địa phương, mà còn phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa của cộng đồng.

Trải nghiệm làng nghề dệt được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Lương Hà |

Thái Bình - Trải qua lịch sử hình thành đã hơn 400 năm, làng nghề dệt đũi Nam Cao vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp truyền thống của dân tộc và được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Du khách nô nức về Quảng Ngãi nghe hát bài chòi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, nhiều điểm du lịch cộng đồng ở tỉnh Quảng Ngãi đã đưa hoạt động biểu diễn nghệ thuật bài chòi vào phục vụ du khách.

Động đất thế kỷ rung chuyển bờ đông nước Mỹ

Thanh Hà |

Động đất mạnh 4,8 độ richter làm rung chuyển vùng Đông Bắc của Mỹ sáng 5.4, giờ địa phương. Thống đốc New York Kathy Hochul gọi đây là "một trong những trận động đất lớn nhất ở Bờ Đông trong thế kỷ qua".

Đề nghị tặng danh hiệu anh hùng, huân chương với 4 tướng, tá công an

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngoài những cá nhân được xét tặng danh hiệu Anh hùng, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba, ngành công an còn có các quyết định bổ nhiệm nhân sự.

Giá vàng nhẫn tăng giá sốc, lãi tới 3,2 triệu/lượng sau 1 tháng đầu tư

Khương Duy |

Bất chấp những thông tin xoay quanh đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, giá vàng trong nước trong một tháng qua liên tục tăng mạnh, đặc biệt là vàng nhẫn. Nếu mua vàng vào một tháng trước, nhà đầu tư thu về khoản lãi khá cao.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Quảng Ninh, Hưng Yên, Yên Bái, Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 1.4 - 5.4), các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hưng Yên, Sóc Trăng, Yên Bái, Bắc Giang... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu nhân sự.

Xe tự chế vẫn tung hoành trên đường phố Hà Nội

THU THUỶ |

Công an TP Hà Nội cho biết, trong đợt cao điểm từ ngày 15.3 đến nay đã xử lý hơn 800 trường hợp xe tự đóng, xe mô tô, xe máy chở hàng hóa cồng kềnh. Dù vậy, ghi nhận của PV Lao Động trong ngày 5.4, trên nhiều tuyến phố thủ đô, xe tự chế vẫn ngang nhiên di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Làng nghề mắm 100 tuổi ở Quảng Nam mời khách thử cà phê mắm, nghỉ homestay

Diễm My |

Làng nghề nước mắm Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) không chỉ giữ truyền thống đậm bản sắc địa phương, mà còn phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa của cộng đồng.

Trải nghiệm làng nghề dệt được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Lương Hà |

Thái Bình - Trải qua lịch sử hình thành đã hơn 400 năm, làng nghề dệt đũi Nam Cao vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp truyền thống của dân tộc và được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Du khách nô nức về Quảng Ngãi nghe hát bài chòi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, nhiều điểm du lịch cộng đồng ở tỉnh Quảng Ngãi đã đưa hoạt động biểu diễn nghệ thuật bài chòi vào phục vụ du khách.