Bảo tồn di sản

Tăng tần suất phát hành xổ số để lấy vốn bảo tồn di sản Huế: Bất ngờ với số tiền sau 2 năm

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông tin về số tiền thu được qua việc tăng tần suất phát hành xổ số để lấy vốn bảo tồn di sản Huế.

Gian nan bảo tồn di sản nghệ thuật bài Chòi

THÀNH ĐẠT |

HUẾ - Dù được đánh giá bảo vệ, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả nhưng nghệ thuật bài Chòi vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một, ngày ít người quan tâm, công tác giáo dục, định hướng bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp cho công chúng, nhất là giới trẻ gặp nhiều khó khăn.

Điện Kiến Trung là ví dụ về sự trao truyền trong bảo tồn di sản ở Huế

Hoàng Văn Minh |

Trong năm mới 2024 này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức khánh thành công trình điện Kiến Trung sau hơn 5 năm trùng tu với tổng kinh phí hơn 124 tỉ đồng.

Trùng tu Chùa Cầu (Hội An) phải đặt trách nhiệm trước lịch sử, thế hệ mai sau

Nguyễn Trung Hiếu |

Cuối tháng 10.2023, tại Hội An, UBND thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức tọa đàm “Tham vấn chuyên gia về tu bổ di tích Chùa Cầu”. Tọa đàm nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia trong nước và quốc tế đối với từng vấn đề kỹ thuật cụ thể; củng cố các kết quả khảo sát, nghiên cứu; từ đó thống nhất, tạo sự đồng thuận về giải pháp kỹ thuật để tiến hành tu bổ, phục hồi di tích Chùa Cầu đảm bảo theo quan điểm, nguyên tắc trùng tu và quy định của pháp luật Bảo tồn di sản.

Khi người dân được bày tỏ ý kiến về bảo tồn di sản Cố đô Huế

Minh Đạt |

Trong tháng 10 này, người dân ở Huế và cả những người yêu không gian di sản Cố đô Huế sẽ được bày tỏ ý kiến về hồ sơ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Hà Nội phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản

Quỳnh Anh |

Hà Nội có một kho tàng di sản đồ sộ ở cả loại hình vật thể, phi vật thể cùng hệ thống di tích thiên nhiên, lịch sử, văn hóa phong phú. Đây được xem là nguồn tài nguyên du lịch lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch của Thủ đô. Giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản sẽ tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đồng thời, mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế, vừa bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống.

Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Quỳnh Anh |

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Đồng thời, Thành phố cũng đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy, nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực phát triển công nghiệp văn hóa.

Vai trò của chủ thể văn hóa trong bảo tồn di sản

TS Bàn Tuấn Năng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) |

Bản thân là một người Dao đam mê với công tác bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số. Từ góc nhìn của người trong cuộc và nhà nghiên cứu, TS Bàn Tuấn Năng nhận định nếu không coi trọng chủ thể văn hóa thì các sáng tạo sẽ mất đi nguồn mạch, văn hóa không thể trở thành yếu tố tự thân trong vận hành cộng đồng. Dưới đây là quan điểm của TS Bàn Tuấn Năng.

Người dân sống trong bức bí, nguy hiểm ở phố cổ Bao Vinh

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều hộ dân tại phố cổ Bao Vinh (TP. Huế) đang sống trong cảnh bức bí, chật chội và nguy hiểm vì những căn nhà của họ thuộc dạng nhà cổ, cần được bảo tồn nhưng không có nguồn vốn, muốn sửa chữa, cải tạo mất nhiều thủ tục, thời gian.

Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ khắc phục những vướng mắc trong bảo tồn di sản

Tường Minh |

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc Chính phủ thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế sẽ khắc phục được những vướng mắc trong việc bảo tồn di sản kéo dài lâu nay.

Thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) tại Ninh Bình, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã ghi nhận vai trò, đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế nhằm tôn vinh, phát huy giá trị của Công ước. Tổng Giám đốc UNESCO cũng ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới.

Phát triển đô thị về kinh tế thì đừng quên giữ gìn bản sắc, bảo tồn di sản

Quỳnh Chi (thực hiện) |

Suốt cuộc phỏng vấn với Lao Động, TS. Ngô Viết Nam Sơn - người đã sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới trong hàng chục năm không chen vào bất cứ một từ tiếng Anh, tiếng Pháp - thứ ngôn ngữ anh thông thạo. Anh nói chậm, từ tốn, ấm áp về cha - KTS Ngô Viết Thụ; về câu chuyện quy hoạch đô thị Việt Nam; về “tiềm năng trong hỗn độn” của kiến trúc Việt Nam; về mơ ước làm đẹp hơn những di sản cha ông để lại...

Ứng xử cho phải đạo với di sản!

Ngô Viết Nam Sơn (*) |

Việc ứng xử sao cho phải đạo với di sản quy hoạch kiến trúc của tiền nhân, nhưng lại không kìm hãm đà phát triển kinh tế của các thành phố, đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh, là điều các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý đô thị, các nhà chuyên môn, người dân phải bàn bạc, hợp lực cùng nhau thực hiện.

Di sản biết chạy đi đâu trước thiên tai, bão lũ

Nguyễn Đức Sơn |

Đối với xã hội, di sản văn hóa thế giới là một mỹ từ hấp dẫn, sự tụng xưng xứng đáng dành cho những công trình, hạng mục văn hóa có niên kỷ hàng trăm năm với nhiều giá trị lịch sử to lớn. Nhưng với những người làm công tác bảo tồn bảo tàng, đó lại là “gánh nặng” muôn vàn. Nhất là với ngành bảo tồn miền Trung, nơi có những di sản luôn bấp bênh trước thiên tai bão lũ, yêu cầu giữ vẹn những di sản thật quá nặng nề.

Di sản văn hóa sẽ còn khi chúng ta thực tâm coi trọng di sản

T.S Nguyễn Thị Hậu |

75 năm qua, sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của nước ta đã đạt được thành tựu lớn trong việc gìn giữ truyền thống văn hóa, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.