Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật: Đừng để sót người tài, cũng đừng để lọt người không xứng đáng

Việt Văn |

Mỗi kỳ xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước (5 năm/lần) thường luôn có dư luận khác nhau. Một mặt đó là cái hay, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của dư luận đối với hai giải thưởng uy tín, nhưng mặt khác cho thấy vẫn còn nhiều điều bất cập khi xét giải hay nói cách khác vẫn bỏ sót người tài.

Tránh cơ chế xin - cho

Với những văn nghệ sĩ có đóng góp nhiều cho xã hội, về cuối đời, nhiều người đều mong một sự ghi nhận thành tựu trọn đời như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Nhưng với bản tính kiêu hãnh, họ không muốn làm đơn giống kiểu xin-cho. Đó là chưa kể, tuổi già, sức yếu, phần lớn những văn nghệ sĩ U80 quá mệt mỏi để khai rất nhiều tiểu mục trong hồ sơ xin xét giải nếu không có sự hỗ trợ của con cháu. Có cách nào để giúp các nghệ sĩ cao tuổi không? Như đơn vị cơ sở nơi họ đã gắn bó làm việc gần suốt cuộc đời cử người đến giúp các cụ? Duy nhất có trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên được Hội đồng xét Giải thưởng Hồ Chí Minh dù nhạc sĩ không chủ động làm hồ sơ.

Việc xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước căn cứ trên tiêu chí chất lượng tác phẩm chứ không phải xét trên việc đánh giá sự nghiệp của cá nhân. Điều đó cũng đặt ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Từ tác giả đi tìm tác phẩm hay từ tác phẩm soi ngược lại tác giả. Thực tế là nền văn học nghệ thuật Việt Nam đang thiếu tác phẩm đỉnh cao. Vì thế xét tác phẩm là cách làm đúng.

Những điều bất cập

Việc xét Giải thưởng có đặc thù là có thể làm đơn xét thẳng Giải thưởng Hồ Chí Minh mà không cần qua xét Giải thưởng Nhà nước. Cũng có người tự tin xét thẳng lên Giải thưởng Hồ Chí Minh và đã thành công. Nhiều trường hợp lại muốn đi lần lượt từ Giải Nhà nước lên Giải Hồ Chí Minh. Đó là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên vấn đề nằm ở tác phẩm mới. Như trường hợp NSND, đạo diễn, nhà biên kịch phim tài liệu nổi tiếng Đào Trọng Khánh là một ví dụ. Ông đã gửi tác phẩm đi dự và được nhận Giải thưởng Nhà nước mấy năm trước. Lần này ông gửi 2 tác phẩm dự Giải Hồ Chí Minh và bị loại dù ở Hội đồng cơ sở ông được phiếu cao. Lý do, ông không có tác phẩm mới để đạt tiêu chí, 2 tác phẩm gửi đi là cũ. Giá như NSND Đào Trọng Khánh gửi thẳng hồ sơ lên xét Giải Hồ Chí Minh từ mấy năm trước có khi lại thắng.

Trong khi nhìn sang một lĩnh vực khác là việc phong tặng danh hiệu cho nghệ sĩ bắt buộc phải đi theo trình tự nghĩa là muốn lên NSND phải được phong NSƯT sau 5 năm, điều này lại nảy sinh bất cập khi nghệ sĩ nhất là diễn viên chỉ có thì, với nhiều người cao tuổi sẽ khó có vai đóng mới sau này. Sao không cho xét tặng thẳng lên NSND? Nhưng đó là câu chuyện sẽ bàn ở một bài báo khác.

Trở lại chuyện xét giải, ở đây sự cả nể của Hội đồng cơ sở nhiều khi làm nhiều nghệ sĩ “tâm tư”. Hội đồng xét Giải cơ sở phải nắm vững các tiêu chí cần thiết hơn ai hết, nhưng nhiều khi vì sự cả nể, vì sự “ngại” va chạm nên nhiều trường hợp bỏ phiếu 100% để được tiếng là ủng hộ hội viên và sau đó “đẩy quả bóng” lên trên Hội đồng cấp cao hơn.

Sự công tâm khi bỏ phiếu là một điều rất quan trọng tránh cho sự cá nhân, mang dụng ý khác lên tiếng ở Hội đồng cao hơn khi đã có trường hợp một PGS.TS có nhiều công trình được ứng dụng ở nhiều trường Đại học, nhưng khi ra xét, có ý kiến nói công trình ông ta không được ứng dụng ở đâu cả, khiến nhiều thành viên không biết đã không bỏ phiếu. Những trường hợp này nên xét lại ngay để đảm bảo sự công bằng. Tránh để cho người xứng đáng bị bỏ ra để 5 năm sau mới có cơ hội.

Cái khó và sự thiệt thòi của các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học

Các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học khi gửi hồ sơ đi xét Giải có hai sự lựa chọn: Hoặc nộp hồ sơ cho Hội nhà văn Việt Nam, hoặc nộp cho Bộ khoa học công nghệ. Vì bản thân tác phẩm, công trình của họ mang tính nghiên cứu khoa học.

Nộp cho Hội nhà văn thì cái khó là nhiều người trong Hội đồng hay đánh giá cao giới sáng tác hơn giới phê bình, nhất là những nhà phê bình văn học cổ đại, cận đại và cả hiện đại. Chỉ có nhà nghiên cứu văn học đương đại mới dễ được chú ý. Còn với Bộ khoa học công nghệ thường Hội đồng hay xét đến công trình mang tính ứng dụng cao làm lợi cho Nhà nước. Ở lần xét giải lần trước, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã bị loại oan, khi nhiều người đạt đủ 100% phiếu ở cả hai Hội đồng cơ sở (Viện Văn học Việt Nam) và chuyên ngành (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đều bị loại một cách phũ phàng ở Hội đồng xét giải của Bộ khoa học công nghệ. Chắc chắn nhiều vị trong Bộ này không thể đánh giá hết tầm quan trọng và giá trị của những công trình nghiên cứu phê bình văn học. Việc loại oan này đã dẫn đến sự phản ứng của dư luận, truyền thông, trong có các báo như Nhân Dân, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV, Công an nhân dân, Dân trí…

Đợt xét kỳ này, yêu cầu của trên lại là những nhà nghiên cứu phải có trên 50% công trình mới so với lần xét trước mới đủ điều kiện gửi đi. Điều này thực sự gây khó cho các nhà nghiên cứu phê bình văn học cao tuổi bởi cái gì tâm huyết nhất họ đã đem ra dự lần đầu, giờ đây phải tự loại đi trên 50% để gửi cái kém hơn thì không khó để đoán ra kết quả sau cùng.

Đối với một văn nghệ sĩ thì giải thưởng không phải là tất cả, nó cũng không phải là dòng chảy chủ lưu. Giải thưởng là thước đo, sự ghi nhận của Nhà nước. Đừng để bỏ sót những người tài xứng đáng và cũng đừng để lọt vào những ai đó không xứng đáng.

Theo thời gian, mọi giải thưởng cũng qua đi, chỉ có những tác phẩm xứng đáng là còn mãi.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Văn học nghệ thuật lan tỏa, tạo nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng

Phạm Đông |

Trong 6 tháng đầu năm 2021, giới văn nghệ sĩ nước nhà đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật truyền tải thông điệp thực hiện “Mục tiêu kép", vừa nâng cao ý thức phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, lan tỏa và tạo nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ IV

Lục Tùng |

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ IV sẽ hết hạn nhận bài vào ngày 30.3.2021.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Văn học nghệ thuật lan tỏa, tạo nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng

Phạm Đông |

Trong 6 tháng đầu năm 2021, giới văn nghệ sĩ nước nhà đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật truyền tải thông điệp thực hiện “Mục tiêu kép", vừa nâng cao ý thức phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, lan tỏa và tạo nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ IV

Lục Tùng |

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ IV sẽ hết hạn nhận bài vào ngày 30.3.2021.