Giải mã về đồ gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa

mai hương |

Những phát hiện mới về đồ gốm sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa cho chúng ta thấy những cảm nhận chân xác và sâu sắc hơn về các loại hình đồ sứ ngự dụng dành riêng cho các vua chúa Đại Việt.

Minh chứng sinh động lịch sử

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long” do Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức hôm 20.12 đã công bố và trao đổi về một số thành tựu nghiên cứu mới liên quan đến các loại hình đồ gốm sứ dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Đáng lưu ý là trong đó có khá nhiều đồ gốm sứ quý hiếm dành riêng cho nhà vua và vương hậu.

Sưu tập đồ gốm Việt Nam đào được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long bao gồm những sản phẩm được sản xuất tại các lò ở Thăng Long và cả những sản phẩm được mang đến từ các lò ở các tỉnh nằm ở ngoại vi Thăng Long. Sản phẩm gốm do các lò Thăng Long chế tác phần lớn đều có chất lượng cao và kỹ thuật sản xuất vượt trội so với các loại gốm của các lò bên ngoài Thăng Long. Trong số đó, có những đồ gốm sứ cao cấp, được sản xuất dành riêng cho nhà vua, vương hậu và hoàng tộc hay dùng để trang hoàng nội thất các cung điện của nhà vua, giới chuyên môn thường gọi là Gốm cung đình hay Đồ gốm Hoàng cung.

Đây là khái niệm rất rộng, bao hàm tất cả những đồ gốm được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long, không phân biệt đó là đồ của nhà vua hay vương hậu với những đồ gốm dành cho tầng lớp: Cung tần mỹ nữ, quan lại, binh lính và thị vệ trong cung. Theo khái niệm này thì tất cả các đồ gốm đào được tại Hoàng thành Thăng Long đều là Đồ gốm Hoàng cung.

Nội hàm của khái niệm này chỉ phản ánh được nơi đồ gốm được sử dụng hay là nơi tìm thấy những đồ gốm đó ở trong phạm vi không gian thuộc về cung đình hay Hoàng cung Thăng Long, không phân biệt được đẳng cấp riêng biệt và tính xã hội rất đặc thù của những loại hình đồ gốm cao cấp dành riêng cho nhà vua hay vương hậu.

Có thể nói rằng, những đồ sứ ngự dụng tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, không những cung cấp bằng chứng quan trọng trong việc nghiên cứu đồ gốm lò quan Thăng Long và đồ gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long, mà còn cho chúng ta có những cảm nhận chân thực và sâu sắc hơn về các loại hình đồ sứ ngự dụng dành riêng cho các vua chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

Trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã xây dựng chương trình nghiên cứu dài hạn về lịch sử đồ gốm Việt Nam nói chung và đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long nói riêng. Trong khuôn khổ Dự án Chỉnh lý, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, các chuyên gia và cán bộ nghiên cứu của Viện đã tiến hành chỉnh lý và nghiên cứu hàng triệu di vật gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử được khai quật tại khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

Từ khi khu di tích Hoàng thành Thăng Long được phát hiện, hàng loạt sản phẩm đồ sứ lò quan Thăng Long và những đồ sứ ngự dụng đích thực trong Hoàng cung Thăng Long đã được tìm thấy. Đây là những tư liệu khoa học xác thực, tin cậy trong việc nghiên cứu giải mã về đồ gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

Phát hiện quan trọng

Phát hiện quan trọng và thú vị nhất về đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ là đồ sứ men trắng, thấu quang. Đây là những đồ sứ đặc sắc nhất, cao cấp và điển hình nhất trong số những sưu tập đồ sứ ngự dụng tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Phát hiện quan trọng này đã đem lại sự ngạc nhiên và sự cảm phục cho giới chuyên môn và những người yêu đồ sứ Việt Nam. Tiêu biểu sáng giá nhất cho minh họa này đó là chiếc bát men trắng, thấu quang, mang ký hiệu/mã số: BĐ02.A22.L9/A22.Gm.270 tìm thấy tại Hố A22, khu A, khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2003. Chiếc bát là đồ vật hiếm hoi còn nguyên vẹn nhất trong tất cả các loại đồ gốm ngự dụng thời Lê sơ đào được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành: “Đây cũng là chiếc bát đặc sắc duy nhất có được ở khu di sản Hoàng thành Thăng Long, mà không có nơi nào có được, kể cả di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) hay các bảo tàng lớn nổi tiếng hoặc các sưu tập tư nhân giàu có nhất ở trong nước và trên thế giới. Từ khi phát hiện, chiếc bát đã trở lên rất nổi tiếng, trở thành di sản quý giá của Hoàng thành Thăng Long và nó đã được công bố nhiều trên các sách và tạp chí trong và ngoài nước.

Đặc biệt, ngay sau khi phát hiện, tháng 10.2004, Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã đến tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu và đã rất thám phục, ngợi ca về phẩm cấp cao quý, chất lượng tuyệt hảo, vẻ đẹp tinh mỹ của đồ án hình rồng khi chiêm ngưỡng chiếc bát này”.

Bát có kích thước đường kính miệng 12,5cm, cao 6,5cm, đường kính đáy 6,35cm và nặng 114 gam. Đặc điểm nổi bật của chiếc bát hiếm quý này là có màu sắc tinh tế, hình thức tao nhã và có trọng lượng rất nhẹ. Thai cốt mỏng nhẹ như vỏ trứng, xương gốm cứng chắc, ánh sáng xuyên qua thai cốt gọi là sứ thấu quang và men có màu trắng ngà hay trắng kem óng mịn, được phủ kín dưới đáy và cả vành chân đế.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí: “Chiếc bát sứ men trắng, thấu quang được đánh giá là một trong những đồ sứ ngự dụng quý hiếm nhất của Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Đây là phát hiện quan trọng và có ý nghĩa khoa học rất lớn trong lịch sử gốm cổ Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên ở Việt Nam tìm thấy bằng chứng chắc chắn về sản phẩm của lò quan Thăng Long, chuyên chế tác đồ sứ cao cấp dành riêng cho nhà vua sử dụng trong Hoàng cung. Dấu hiệu để minh chứng thuyết phục cho điều này được chỉ định đó là hình rồng và chữ “Quan”.

Các phát hiện này cho chúng ta thấy những cảm nhận chân xác và sâu sắc hơn về các loại hình đồ sứ ngự dụng dành riêng cho các vua chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Trong thời gian tới, cần tiếp tục có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các loại hình đồ gốm, về chất lượng sản phẩm, về phẩm cấp, đẳng cấp, đặc biệt là tính văn hóa, xã hội của nó trong bối cảnh lịch sử của các vương triều, qua đó góp phần làm sáng rõ hơn về đời sống văn hóa, xã hội của Hoàng cung, của Thăng Long xưa. 

mai hương
TIN LIÊN QUAN

Phục dựng kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở Hoàng thành Thăng Long

Hải Ngọc |

Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là kiến trúc biểu trưng cho quyền lực của triều đình và khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Dấu vân tay 5.000 tuổi trên đồ gốm thời đồ đá hé lộ thông tin bất ngờ

Phương Linh |

Dấu vân tay trên mảnh gốm thời đồ đá mới cho thấy rất nhiều thông tin về những người thợ tạo ra món đồ này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Phục dựng kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê Sơ ở Hoàng thành Thăng Long

Hải Ngọc |

Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là kiến trúc biểu trưng cho quyền lực của triều đình và khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Dấu vân tay 5.000 tuổi trên đồ gốm thời đồ đá hé lộ thông tin bất ngờ

Phương Linh |

Dấu vân tay trên mảnh gốm thời đồ đá mới cho thấy rất nhiều thông tin về những người thợ tạo ra món đồ này.