Gắn văn hóa đọc và sáng tác với “học tập suốt đời”

Mỹ Linh |

Các hoạt động hướng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đang được tổ chức tại nhiều địa phương trở thành nét văn hóa nổi bật thời gian này. Đây cũng là dịp để nhiều cơ quan, doanh nghiệp đánh giá về văn hóa đọc trong đơn vị mình.

Để lan tỏa văn hóa đọc, có những doanh nghiệp tại Hải Dương duy trì mô hình thư viện công nhân, góc đọc thân thiện, giới thiệu sách trên tạp chí nội bộ… Điển hình như thư viện của Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam được xây dựng từ năm 2011 với hơn 1.200 đầu sách. Bình quân mỗi tháng có khoảng 200 lượt công nhân đến thư viện công ty đọc sách. Nhiều người còn mượn sách về đọc.

Hay tại Quảng Nam, Liên đoàn Lao động huyện Duy Xuyên và Công đoàn Công ty Sedo Vinako đã phối hợp thực hiện mô hình thư viện công nhân bằng nguồn tài chính tiết kiệm chi của Liên đoàn Lao động huyện Duy Xuyên, công đoàn công ty và sự hỗ trợ tích cực của Ban Giám đốc Công ty Sedo Vinako.

Thư viện công nhân được đặt trong khuôn viên xưởng may số 1 của Công ty Sedo Vinako (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên với hơn 3.000 đầu sách cùng nhiều thể loại đa dạng, phong phú, sách tại thư viện được phân loại theo những nhóm chủ đề gồm sách thiếu nhi như: Văn học, truyện tranh cho các lứa tuổi từ nhi đồng đến thiếu niên; sách nuôi dạy con, sách kĩ năng về sống đẹp, hạt giống tâm hồn; sách tâm lí, giới tính; sách học ngoại ngữ; sách quản trị, kinh tế... Liên đoàn Lao động và Trung tâm Văn hóa huyện Duy Xuyên cũng thường xuyên hỗ trợ về sách.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng chăm lo được văn hóa đọc cho công nhân, người lao động. Để tăng cường văn hoá đọc, cần gắn với Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt cuối năm 2022.

Mục tiêu của chương trình nhằm tiếp tục khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong công nhân lao động; tuyên truyền, vận động để công nhân lao động tại doanh nghiệp hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời; hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân lao động tại các doanh nghiệp học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Chương trình đưa ra chỉ tiêu: Về chính trị, pháp luật, Chương trình phấn đấu đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động gắn với những nội dung lí luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Đến năm 2030 đạt 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số. Về mô hình học tập, Chương trình phấn đấu đến năm 2030 đạt 50% công nhân lao động tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập” do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - chi hội trưởng Chi hội Nhà văn công nhân nhiệm kì 2022-2026 cho biết: “Để nâng cao văn hóa đọc theo chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030” thì các cấp, ngành phải đẩy mạnh các cuộc vận động học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức pháp luật, kĩ năng sống trong công nhân lao động; xây dựng, duy trì thói quen đọc sách và tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân với thông điệp “Học tập suốt đời - cơ hội có việc làm bền vững”…

Bên cạnh nâng cao văn hóa đọc, cũng cần lưu ý tới việc nâng cao, khuyến khích khả năng sáng tác văn học trong công nhân lao động. Trước đây có nhiều nhà văn xuất thân từ công nhân đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông Lê Tuấn Lộc cũng cho rằng: “Việc lan tỏa, giới thiệu cuộc thi sáng tác về đề tài công nhân, công đoàn do Tổng LĐLĐVN và Hội nhà văn phối hợp tổ chức để người lao động trực tiếp tham gia bằng cách gửi tác phẩm dự thi cũng là cách để nâng cao văn hóa đọc, khả năng sáng tác và cao hơn là thực hiện chương trình học tập suốt đời đang được triển khai rộng rãi”.

Mời tham gia Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp một số ban Đảng Trung ương và bộ liên quan chỉ đạo; Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Cuộc thi bước đầu đã nhận được một số tác phẩm có chất lượng của các nhà văn, của công nhân viên chức lao động.

Ban tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các nhà văn chuyên nghiệp và bạn đọc cả nước.

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

- Bản thảo giấy gửi bưu điện về địa chỉ: Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

(Bì thư ghi rõ: Tham gia cuộc thi viết về đề tài công nhân, công đoàn 2021- 2023).

- Bản điện tử gửi qua mail về hộp thư: thivietvecongnhan@gmail.com hoặc thivietvecongnhan@laodong.com.vn

Chi tiết thể lệ cuộc thi xin xem tại: https://laodong.vn/cong-doan/the-le-cuoc-thi-sang-tac-van-hoc-ve-de-tai-cong-nhan-cong-doan-976767.ldo. Hoặc quét mã Qrcode bằng điện thoại thông minh.

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc 2023

Mai Hương |

Từ ngày 15.4, nhiều đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Ươm mầm văn hóa đọc từ tình yêu sách

Vân Anh |

Phát triển văn hóa đọc luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển trí thức, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Để hình thành, phát triển văn hóa đọc cần được “ươm mầm” từ mỗi gia đình, tạo môi trường để nuôi dưỡng thói quen đọc sách.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm nghe nhìn đa dạng, hấp dẫn đang tạo ra thách thức lớn cho việc phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng và khai thác các ưu thế của thời đại công nghệ số thì đây chính là "cơ hội vàng" giúp đẩy mạnh văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại 4.0.

Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.

Nhiều dự án du lịch hoang phế, nhếch nhác trên đất “vàng” Măng Đen

THANH TUẤN |

Nhiều dự án khu du lịch ngay trung tâm thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum nhiều năm nay đình trệ, vắng khách, nhếch nhác gây mất mỹ quan. Chính quyền địa phương đang có đợt kiểm tra, rà soát lại các dự án chậm trễ, để có quyết định đình chỉ hoặc thu hồi đất, giấy phép của dự án.

Hồng Đăng chưa thể trở lại màn ảnh và lệnh cấm sóng được thực thi

Mi Lan |

Gần một năm sau khi bị một cô gái 17 tuổi người Anh tố cưỡng hiếp ở Tây Ban Nha, diễn viên Hồng Đăng vẫn chưa thể trở lại màn ảnh, dù tòa án chưa có kết luận chính thức.

Chung cư trung, cao cấp vào tầm ngắm của nhà đầu tư nước ngoài

Thu Giang |

Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho hay, một lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc mua và thuê chung cư trung, cao cấp tại Việt Nam.

Y án tử hình kẻ đóng 10 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Trung Huyên - kẻ đóng 10 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi - con riêng của vợ bất ngờ kêu oan, song bị toà phúc thẩm bác đơn.

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc 2023

Mai Hương |

Từ ngày 15.4, nhiều đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Ươm mầm văn hóa đọc từ tình yêu sách

Vân Anh |

Phát triển văn hóa đọc luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển trí thức, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Để hình thành, phát triển văn hóa đọc cần được “ươm mầm” từ mỗi gia đình, tạo môi trường để nuôi dưỡng thói quen đọc sách.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm nghe nhìn đa dạng, hấp dẫn đang tạo ra thách thức lớn cho việc phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng và khai thác các ưu thế của thời đại công nghệ số thì đây chính là "cơ hội vàng" giúp đẩy mạnh văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại 4.0.

Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.