Thúc đẩy văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm nghe nhìn đa dạng, hấp dẫn đang tạo ra thách thức lớn cho việc phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng và khai thác các ưu thế của thời đại công nghệ số thì đây chính là "cơ hội vàng" giúp đẩy mạnh văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại 4.0.

Khi sách không còn "gối đầu giường"

Thực tế cho thấy sự bùng nổ của công nghệ tác động đến mọi mặt đời sống của con người, trong đó có cả xu hướng tiếp cận tri thức qua văn hoá đọc truyền thống đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi mạng xã hội và các phương tiện nghe nhìn. Trước đây, sách là con đường lớn nhất đưa chúng ta tiếp cận nguồn thông tin, văn hóa và tri thức nhân loại; nâng cao hiểu biết, tầm nhìn và làm giàu vốn liếng ngôn từ của con người.

Tuy nhiên, sự vươn lên mạnh mẽ của Internet khiến sách dường như bị bỏ quên vào một góc khuất nào đó. Nhiều người không tìm đến sách nữa mà thay vào đó là nền tảng mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... Dần dần, văn hóa đọc ngủ quên trong tiềm thức của đa số người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Việc đọc sách và văn hóa đọc là vấn đề được bàn luận thường xuyên trong những năm gần đây, đã có nhiều con số và cả những dự báo đáng lo ngại được đưa ra.

Hiện nay, không khó để bắt gặp tại công viên, nhà hàng, khách sạn, quán ăn... hình ảnh từ người già, người trẻ cho đến các học sinh tiểu học cầm trên tay chiếc smartphone chăm chú lướt web, xem video, mạng xã hội. Mặc khác, các quầy sách báo, thư viện vốn là điểm hẹn yêu thích từ nhiều năm về trước đang dần bị thay thế bằng các khu vui chơi, dịch vụ sửa chữa, mua bán thiết bị công nghệ.

Đáng buồn hơn là dù thị trường sách vốn rất phong phú về nội dung và hình thức nhưng giới trẻ vẫn có xu hướng tiếp cận, truyền tay nhau những thông tin giật gân, thiếu kiểm chứng làm lệch chuẩn về mặt nhận thức. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng bỏ nhiều giờ đồng hồ để đọc hàng chục, hàng trăm mẩu truyện sến, thậm chí dung tục thay vì chọn tiếp thu kiến thức từ những nguồn sách uy tín.

Tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Long nhận định, sự phát triển của nhiều loại hình giải trí trên mạng xã hội khiến con người dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng. "Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này nằm ở việc các thông tin trên internet quá dễ tiếp cận tạo cho người dùng suy nghĩ tri thức đang nằm trong tay mình, từ đó nảy sinh tình trạng lười nhác trong việc tìm kiếm, tiếp cận từ những nguồn chính thống khác", tiến sĩ cho biết thêm.

Thúc đẩy văn hóa đọc từ công nghệ số

Đứng trước thách thức của thời đại số, rõ ràng quan niệm về sách và văn hóa đọc cần thiết phải có những thay đổi để phù hợp với thời đại. Phải nhìn nhận rằng, dù văn hóa đọc truyền thống có bị lấn át bởi sự phát triển của công nghệ nhưng nó cũng đang trở thành chìa khóa mở ra giai đoạn phát triển mới cho văn hóa đọc.

Công nghệ phát triển kéo theo nhiều hình thức đọc mới ra đời như: sách nói (audio book), sách tương tác, sách thực tế ảo và đặc biệt là sách điện tử (e-book). Dù có đôi chút bất tiện khi yêu cầu phải cần thiết bị chuyên dụng nhưng bù lại độc giả lại có được trong tay cả kho tàng sách, từ các đầu sách mới xuất bản cho đến nhiều tác phẩm văn học kinh điển của hàng thế kỉ trước.

Bên cạnh đó, ưu thế nổi bật của các hình thức đọc này còn thể hiện ở khả năng tương tác. Độc giả không chỉ đơn thuần tiếp cận tri thức qua sách mà còn có thể trao đổi thông tin với tác giả, bạn bè và người đọc khác thông qua mạng xã hội. Theo Tiến sĩ Hoàng Long, việc khai thác tiện ích của công nghệ đem đến tác động tích cực cho cả độc giả lẫn văn hóa đọc.

"Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng bận rộn hơn nên việc phát hành các đầu sách qua hình thức kĩ thuật số là rất cần thiết. Nhờ vậy, chúng ta có thể tiếp cận nguồn tri thức một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời, độc giả có chung sự quan tâm đến vấn đề hay kiến thức nào đó được kết nối, chia sẻ với nhau", ông khẳng định.

Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cho đến cá nhân đang tích cực tham gia vào việc phát triển văn hóa đọc dựa vào ứng dụng công nghệ. Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc phát triển hiệu quả mô hình thư viện số tại trường đại học cũng như nhiều đơn vị khác. Mặc khác, các tác giả, nhà xuất bản, công ty phát hành sách... cũng sử dụng trang mạng xã hội như một kênh thông tin, truyền thông nhằm quảng bá, giới thiệu sách đến độc giả.

Để người trẻ trở thành đại sứ văn hóa đọc 

Từ những kết quả bước đầu đạt được nhờ ứng dụng công nghệ phát triển văn hóa đọc đã cho thấy chuyển đổi số là hướng đi phù hợp trong tương lai. Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay là một nhiệm vụ không hề đơn giản, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ tác động đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Theo đó, cần chú trọng giáo dục cho người đọc, đặc biệt độc giả trẻ hiểu rõ vai trò của văn hóa đọc ngay từ gia đình, trường học, đến cơ quan, tổ chức và cộng đồng. Ở mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức về việc đọc sách và hình thành ý thức đó cho con trẻ, khuyến khích, dành thời gian đọc sách cùng con. Nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc thi đọc sách; buổi tọa đàm, ngày hội về sách.

Đặc biệt, hệ thống thư viện phải số hóa sách - tài liệu để người đọc tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi; thường xuyên cập nhật các đầu sách mới, chất lượng lên trang web. Các nhà xuất bản, phát hành sách hay cơ sở in ấn cần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm, qua đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả; kịp thời ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động xuất bản sách điện tử.

Đồng thời, tự thân mỗi người trẻ cần xây dựng tốt thói quen và kĩ năng đọc, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Theo Tiến sĩ Hoàng Long, mỗi người cần tự xác định mục đích đọc sách xuất phát từ sự yêu thích dành cho sách hay để thu thập, tích lũy tri thức. Từ đó, thói quen đọc sách mới có thể duy trì lâu dài.

Về kĩ năng đọc, Tiến sĩ Hoàng Long cho rằng, cần dựa vào thời gian và nhu cầu để có phương pháp đọc sách phù hợp với bản thân. Nên lựa chọn thật kĩ cuốn sách mình cần, sau đó nắm bắt tổng quát nội dung bằng cách đọc mục lục hay một vài trang sách.

Tựu trung, khái niệm đọc sách và văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số đang có sự chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, dù tiếp cận bằng hình thức nào đi chăng nữa cũng cần phải gắn liền thực tiễn hoạt động đọc của con người, tức là phải đảm bảo tính hợp lí cho từng nhóm đối tượng và thời điểm cụ thể, có như vậy thì xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng mới bền vững được.

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.

Mở rộng thị trường xuất bản, phát triển văn hóa đọc

Mỹ Linh |

Lần đầu tiên, ngành xuất bản, phát hành cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm. Đây là con số tích cực được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức.

Phát triển văn hóa đọc, góp sức nâng cao dân trí

Hương Mai |

Ngày 28.9.2022, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo khoa học “Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” do Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ TTTT, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức. Đây là chương trình trọng điểm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (10.10.1952 - 10.10.2022).

Cựu Chủ tịch Khánh Hòa nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án 5 ngày

Hữu Long |

Khánh Hòa - HĐXX đã tuyên bố nghị án và sẽ tuyên sau 5 ngày tới. Được nói lời sau cùng, cựu Chủ tịch tỉnh trăn trở, suy nghĩ về những việc bản thân đã làm.

Lần đầu tiên, hàng chục KOLs và KOCs đồng loạt quảng bá chợ Bến Thành

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Đến từng sạp hàng, giới thiệu từng sản phẩm, trò chuyện với từng tiểu thương là những hoạt động của hàng chục KOLs (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) và KOCs (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường) để giới thiệu với du khách và người tiêu dùng về các món ăn đặc sản, các gian hàng vải, áo dài truyền thống,... tại chợ Bến Thành (Quận 1).

HLV Gong Oh-kyun thoát án phạt bổ sung, câu lạc bộ Bình Định bị phạt nặng

AN NGUYÊN |

Ngày 13.12, Ban Kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã ra quyết định xử phạt các cá nhân, tập thể của câu lạc bộ Bình Định, Thanh Hoá và Công an Hà Nội sau vòng 5 V.League 2023-2024.

Trên đại công trường xây dựng sân vận động lớn nhất Thái Nguyên

Nguyễn Tùng |

Sau hơn 1 năm khởi công, sân vận động lớn nhất Thái Nguyên được thiết kế theo tiêu chuẩn sân bóng quốc tế với quy mô 22.000 chỗ ngồi đang dần hình thành.

Công nhân mất việc ngày cuối năm với nỗi lo mất Tết

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Với người lao động, bị mất việc vào thời điểm năm hết, Tết đến là sự khó khăn không gì đong đếm được. Mất việc, gánh nặng cơm áo càng nặng trĩu hơn.

Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.

Mở rộng thị trường xuất bản, phát triển văn hóa đọc

Mỹ Linh |

Lần đầu tiên, ngành xuất bản, phát hành cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm. Đây là con số tích cực được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức.

Phát triển văn hóa đọc, góp sức nâng cao dân trí

Hương Mai |

Ngày 28.9.2022, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo khoa học “Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” do Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ TTTT, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức. Đây là chương trình trọng điểm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (10.10.1952 - 10.10.2022).