Đột phá cải lương: Kỳ vọng nhưng cũng cần cẩn trọng

NGỌC DỦ |

Với cuộc thi “Tài năng diễn viên cải lương Trần Hữu Trang - năm 2022”, nhiều nghệ sĩ gạo cội mong muốn đây sẽ là nơi tìm kiếm những nghệ sĩ trẻ yêu nghề, làm nghề tử tế. Ngoài ra, các nghệ sĩ cũng kỳ vọng để cải lương phát triển cần có sự đột phá, đổi mới nhưng phải cẩn trọng nhằm tránh bị biến chất. 

Thay đổi để cải lương phát triển

Từ năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã xây dựng mô hình mới cho giải Trần Hữu Trang bằng tên gọi cuộc thi “Tài năng diễn viên cải lương Trần Hữu Trang” - nâng tầm thành giải thưởng cấp quốc gia.

Cuộc thi cũng mở rộng cho mọi đối tượng nghệ sĩ và không phân biệt nghệ sĩ của các đơn vị nghệ thuật, công lập hay xã hội hóa đều có thể tham gia.

Theo ban tổ chức, các thí sinh lọt vào vòng chung kết năm nay có chất lượng chuyên môn khá tốt và nhiều thí sinh triển vọng như NSƯT Thu Vân, NSƯT Lê Trung Thảo, NSƯT Hoàng Nhất, nghệ sĩ Võ Minh Lâm, Nguyễn Minh Trường, Nguyễn Văn Khởi...

NSƯT Thu Vân tỏ bày: “Là một người nghệ sĩ, tôi cảm thấy bản thân mình phải học hoài, học mãi. Giải thưởng Trần Hữu Trang là một giải rất cao quý với nghề của mình.

Hầu hết những người tham gia đều chuyên nghiệp, có thâm niên. Vì vậy, tôi nghĩ mình sẽ học được rất nhiều điều từ mọi người. Tôi không quá đặt nặng việc mình có danh hiệu cao hay không khi đến với cuộc thi. Thu Vân chỉ muốn được cống hiến”.

NSƯT Thu Vân nói thêm: “Đã là nghệ sĩ thì phải có tham vọng trải nghiệm, nâng cấp bản thân mình lên mỗi ngày. Nghệ sĩ thì phải cầu tiến, không thể giậm chân tại chỗ. Tham vọng trong nghề nghiệp với tôi là không có gì sai. Mình đam mê và muốn tích lũy vốn liếng để sau này khi lớn tuổi nhìn lại sẽ cảm thấy rất vui và hãnh diện. Vì vậy tôi vẫn rất hào hứng với cuộc thi”.

Là người tâm huyết với sân khấu cải lương và mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm cho những nghệ sĩ trẻ, NSƯT Phượng Loan - cố vấn cuộc thi “Tài năng diễn viên cải lương Trần Hữu Trang - năm 2022” tâm sự chỉ cần sân khấu cải lương gọi, cô sẵn sàng trở lại ngay.

NSƯT Phượng Loan đánh giá nhiều nghệ sĩ cải lương trẻ bây giờ rất giỏi. Với tình yêu cho sân khấu cải lương và nỗi trăn trở với nghề, cô chia sẻ mình sẵn sàng hợp tác với các nghệ sĩ trẻ mới vào nghề, hỗ trợ họ trong chặng đường hoạt động nghệ thuật.

Theo đại diện của nhà hát Trần Hữu Trang, thời gian qua, sân khấu cải lương bắt đầu có những chuyển biến tích cực, sinh khí của sân khấu dần phục hồi.

Hiện nay, nhà hát Trần Hữu Trang cũng như các đơn vị xã hội hóa đang có nhiều hoạt động để đưa các vở diễn trở lại, tạo cơ hội để các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ phát huy tài năng, hoàn thiện kỹ năng ca diễn và phát triển đường dài. Đối với cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang - năm 2022”, qua các vòng tranh tài, ban tổ chức sẽ phát hiện nhiều nhân tố tài năng từ đó tạo giúp họ nâng tầm tên tuổi trên các sân khấu chuyên nghiệp.

Cần cẩn trọng đột phá cải lương

Dù có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng các nghệ sĩ cũng trăn trở vì sân khấu cải lương đang còn khan khiếm,

Theo, NSƯT Thu Vân: “Phải thừa nhận rằng cải lương vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, sân khấu thì khan hiếm và khán giả cũng ít. Có nhiều cô chú nghệ sĩ rất yêu nghề nhưng ít có cơ hội để đứng trên một sân khấu đàng hoàng. Nhiều người chật vật tìm đất diễn”.

Theo các đạo diễn sân khấu, để đáp ứng nhu cầu khán giả giữa thời buổi nhiều loại hình nghệ thuật giải trí đa dạng như hiện nay, các vở diễn ngoài phát huy giá trị nghệ thuật đích thực, đầu tư nội dung kịch bản và diễn viên, còn phải có nét tươi mới, hấp dẫn, phù hợp với xu thế xã hội và con người hiện đại.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM - Nguyễn Thị Thanh Thúy, khi những nhà sáng tạo nghệ thuật như soạn giả, đạo diễn hay là dàn dựng âm nhạc cho cải lương đặt vào những loại hình nghệ thuật đương đại mang tính chất đột phá thì cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để mọi thứ không bị đối lập quá giới hạn cho phép.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM về việc thời gian gần đây, sự kết hợp giữa rap và cải lương trong một sản phẩm MV đã tạo nên “cơn sốt” lớn, liệu rằng, ban tổ chức có cho phép nếu thí sinh muốn đột phá trong tiết mục dự thi của mình, NSƯT Thanh Thúy khẳng định, hiện tại vẫn chưa có sự đột phá nào như vậy trong khuôn khổ cuộc thi này.

Theo cô, để kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật đương đại với cải lương trong một trích đoạn hay một vở tuồng cải lương cần sự cẩn trọng. Với một ca khúc, ta có thể rap một phần, có thể phối vào đó chất liệu, âm hưởng của dân ca, đờn ca tài tử… Nhưng với một tuồng cải lương, mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều, mặc dù cải lương là bộ môn nghệ thuật tổng hợp và luôn đổi mới theo tiến trình phát triển của nó.

Theo NSƯT Thanh Thúy: “Nếu tìm cái mới mà nó quá gai góc hay quá sốc thì rất dễ thấy rằng chúng ta không hiểu và không trân trọng cải lương. Nhưng tôi nghĩ rằng trong khuynh hướng xã hội đương đại, việc tìm kiếm những chất liệu mới cho sân khấu cải lương là một xu hướng đúng và là trách nhiệm của những người làm nghề trong việc luôn đổi mới, sáng tạo, để cải lương được tiếp cận rộng rãi hơn với công chúng trẻ. Nhưng chọn lọc như thế nào thì phải nghiên cứu trên tinh thần hiểu và trân trọng cải lương đúng mức, phối hợp sao cho hài hòa để khán giả tiếp nhận được. Nếu không sẽ dễ bị cho là phá, là làm hỏng cải lương”.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh đến với khán giả Hà Nội

Huyền Chi |

“Tiếng trống Mê Linh” – vở diễn tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Vở diễn đến với khán giả Hà Nội sau nhiều cố gắng của ê-kíp và các nghệ sĩ cải lương miền Nam.

Kiếp hồng nhan đoạn trường với nghiệp cải lương

Việt Phong |

Nói đến Thoại Mỹ là người ta nghĩ ngay đến một cô đào hiếm hoi có thể chinh chiến đủ loại vai diễn: Đào thương, đào đẹp, đào lẳng, đào độc. Tuy nhiên, đằng sau một Thần phi Nguyễn Thị Anh mưu mô, hiểm độc; nữ soái Hồng Phụng uy nghiêm hay Võ Tắc Thiên nội tâm phức tạp, NSƯT Thoại Mỹ lại mang nhiều trăn trở trong cả tình duyên lẫn nghệ thuật.

Bạc Liêu: Long trọng tổ chức lễ Giỗ tổ Cải lương, tôn vinh Cao Văn Lầu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Việc tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” là nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các bậc tiền nhân đã có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển bản vọng cổ, "bài ca vua" trong sân khấu cải lương Nam bộ.

NSƯT Kim Tử Long chia sẻ điều đặc biệt về cố nghệ sĩ cải lương Minh Phụng

DI PY |

Đối với Kim Tử Long, đến thời điểm hiện tại, có thể có người giống Thanh Tuấn, Minh Vương, Tấn Tài nhưng chưa ai giống Minh Phụng.

Nghệ sĩ cải lương Diệu Hiền trải lòng về con cái và lý do vô viện dưỡng lão

DI PY |

NSƯT Diệu Hiền hiếm hoi trải lòng về chuyện con cái, cuộc sống gia đình với công chúng.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh đến với khán giả Hà Nội

Huyền Chi |

“Tiếng trống Mê Linh” – vở diễn tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Vở diễn đến với khán giả Hà Nội sau nhiều cố gắng của ê-kíp và các nghệ sĩ cải lương miền Nam.

Kiếp hồng nhan đoạn trường với nghiệp cải lương

Việt Phong |

Nói đến Thoại Mỹ là người ta nghĩ ngay đến một cô đào hiếm hoi có thể chinh chiến đủ loại vai diễn: Đào thương, đào đẹp, đào lẳng, đào độc. Tuy nhiên, đằng sau một Thần phi Nguyễn Thị Anh mưu mô, hiểm độc; nữ soái Hồng Phụng uy nghiêm hay Võ Tắc Thiên nội tâm phức tạp, NSƯT Thoại Mỹ lại mang nhiều trăn trở trong cả tình duyên lẫn nghệ thuật.

Bạc Liêu: Long trọng tổ chức lễ Giỗ tổ Cải lương, tôn vinh Cao Văn Lầu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Việc tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” là nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các bậc tiền nhân đã có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển bản vọng cổ, "bài ca vua" trong sân khấu cải lương Nam bộ.

NSƯT Kim Tử Long chia sẻ điều đặc biệt về cố nghệ sĩ cải lương Minh Phụng

DI PY |

Đối với Kim Tử Long, đến thời điểm hiện tại, có thể có người giống Thanh Tuấn, Minh Vương, Tấn Tài nhưng chưa ai giống Minh Phụng.

Nghệ sĩ cải lương Diệu Hiền trải lòng về con cái và lý do vô viện dưỡng lão

DI PY |

NSƯT Diệu Hiền hiếm hoi trải lòng về chuyện con cái, cuộc sống gia đình với công chúng.