Đề nghị xếp hạng di tích Hải Thượng Lãn Ông là di tích quốc gia đặc biệt

TRẦN TUẤN |

Sáng 25.2, ông Lê Trần Sáng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, tỉnh Hà Tĩnh đang lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ để xếp hạng mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1990, bao gồm khu mộ và tượng đài tại xã Sơn Trung; Khu nhà thờ tại thôn Bảo Thượng xã Sơn Quang (huyện Hương Sơn).

Ở khu mộ hiện có sân, vườn, mộ đá với tổng diện tích là 12.000m2; khu đón tiếp với tổng diện tích là 13.500m2. Hệ thống đường dẫn từ khu mộ lên tượng đài có diện tích gần 6.000m2, trong đó có 220 bậc tam cấp. Hệ thống phù điêu, tượng đài, sân tượng đài có tổng diện tích là 3.500m2 .

Di tích khu mộ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung. Ảnh: Trần Tuấn.
Di tích khu mộ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung. Ảnh: Trần Tuấn.
Phần mộ Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.
Phần mộ Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.

Diện tích nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông có diện tích xây dựng là 8.937m2, diện tích trồng cây ăn quả, cây thuốc 6.263m2. Nơi đây có gồm có nhà tiền đường, nhà bia, nhà hậu cung...

Di tích Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Quang Diệm. Ảnh: Trần Tuấn.
Di tích Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Quang Diệm. Ảnh: Trần Tuấn.

Cũng theo ông Sáng, Hà Tĩnh đang xây dựng kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y và đón bằng vinh danh của UNESCO đối với Hải Thượng Lãn Ông.

Thời gian qua, Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học “Một số vấn đề về tiếp nhận và phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”; Triển khai số hóa dữ liệu hình ảnh về Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và các di tích liên quan; tu bổ, tôn tạo quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y trong khối ngành y tế; tổ chức cuộc thi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong các trường học; tổ chức các hoạt động lễ hội và lễ giỗ Hải Thượng Lãn Ông.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh 12.11.1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Năm 26 tuổi, ông từ bỏ chốn quan trường về quê ngoại phụng dưỡng mẹ già ở làng Bàu Thượng, xã Tịnh Diệm, nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Hơn 40 năm náu thân ở chốn “thâm sơn cùng cốc”, ông miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loại cây thuốc bản địa, làm thơ, dạy học, viết sách, chữa bệnh cứu người. Ông mất năm 1791, để lại cho đời một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật. Mộ ông được táng tại chân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố.

Tại phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 diễn ra ngày 21.11.2023 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 - 2025”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vào năm 2024.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Đạo làm thuốc của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Hoàng Văn Minh |

UNESCO vinh danh đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông.

Đại danh y Lê Hữu Trác sẽ được UNESCO tôn vinh vào tháng 11.2023?

QUANG ĐẠI |

Hồ sơ công nhận đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là danh nhân văn hóa thế giới dự kiến tháng 11.2023 sẽ được Đại hội đồng UNESCO chính thức thông qua.

Trường THPT Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh): Thêm niềm vui trước ngày khai giảng

SỸ THÔNG |

HÀ TĨNH - Trước thềm năm học mới (2022-2023) và hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, trường THPT Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn đã nhận được nhiều món quà ý nghĩa từ các cựu học sinh trao tặng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đạo làm thuốc của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Hoàng Văn Minh |

UNESCO vinh danh đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông.

Đại danh y Lê Hữu Trác sẽ được UNESCO tôn vinh vào tháng 11.2023?

QUANG ĐẠI |

Hồ sơ công nhận đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là danh nhân văn hóa thế giới dự kiến tháng 11.2023 sẽ được Đại hội đồng UNESCO chính thức thông qua.

Trường THPT Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh): Thêm niềm vui trước ngày khai giảng

SỸ THÔNG |

HÀ TĨNH - Trước thềm năm học mới (2022-2023) và hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, trường THPT Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn đã nhận được nhiều món quà ý nghĩa từ các cựu học sinh trao tặng.