Chùa Thiên Mụ
Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ
Bài và ảnh kim sơn |
Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc. Một trong những điểm nhấn đặc biệt của chùa Thiên Mụ chính là quả Đại hồng chung - một quả chuông đồng lớn, biểu tượng của sự tinh xảo trong nghệ thuật đúc đồng và mang nhiều ý nghĩa tâm linh, được công nhận là Bảo vật Quốc gia từ năm 2013.
Thưởng thức “đậu hũ quốc dân” khi hoàng hôn buông xuống dưới chân Thiên Mụ
PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |
HUẾ - Những ngày này, thời tiết Huế đang rất đẹp, người dân, du khách đặc biệt là giới trẻ nườm nượp tìm đến chân chùa Thiên Mụ để ngắm hoàng hôn và thưởng thức món “đậu hũ quốc dân” đầy ngọt ngào.
Danh lam cổ tự cổ xưa nhất xứ Huế
Nguyễn Hữu Mạnh |
Chùa Thiên Mụ là một đại danh lam và cổ nhất ở Huế. Cho đến nay, chùa đã có một lịch sử dài hơn 400 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng tái thiết chùa vào năm Tân Sửu (1601).
Vẻ đẹp ngôi chùa hơn 400 tuổi ở Huế khiến du khách đổ xô tìm đến
NGUYỄN LUÂN |
HUẾ - Với tuổi đời hơn 400 năm, chùa Thiên Mụ ở Cố đô Huế được mệnh danh là “Đệ nhất cổ tự” vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc và vẻ đẹp của phong cảnh hữu tình, khiến du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về tham quan.
Quá trình ra đời và phát triển của chùa Thiên Mụ
TS PHAN THANH HẢI - GIÁM ĐỐC SỞ VHTT TT- HUẾ |
Thừa Thiên Huế - Năm Mậu Ngọ (1558) Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vâng mệnh vua Lê vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Đoan Quốc công ra đi để tìm một phương kế sinh tồn cho bản thân và dòng họ Nguyễn. Với mục đích đó, khi rời đất Bắc, ông đã lôi kéo một lực lượng khá hùng hậu bao gồm những người thân thích, đồng hương ở Tống Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh Hóa. Trước mắt Nguyễn Hoàng là một dãy núi chắn ngang (Hoành Sơn nhất đái) và ông muốn tìm một vùng đất để yên thân ngàn đời (vạn đại dung thân).