Đà Nẵng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản cuộc chiến tranh Mậu Ngọ

TRẦN THI |

Ngày 30.8, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử, Hội Di sản Văn hóa tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ 1858 – 1860”. Tọa đàm đã đưa ra các điểm cần phát huy, đề xuất và giải pháp trong việc bảo tồn giá trị di sản liên quan đến sự kiện trên.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 165 năm Đà Nẵng kháng Pháp (1858 - 2023), toạ đàm nhằm nhìn nhận, đánh giá cụ thể hơn về tình hình, thực trạng, vai trò và tầm quan trọng của các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ (1858 - 1860) tại TP Đà Nẵng. Từ đó, đề ra các phương hướng, giải pháp khoa học để bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả đối với các di sản liên quan gắn với phát triển du lịch trong môi trường đô thị hiện đại và bền vững của thành phố.

Đã có nghiên cứu rằng, cuộc chiến tranh Mậu Ngọ, Đà Nẵng đã thay mặt cả nước và cùng cả nước đánh và thắng Pháp trận đầu, trong cuộc chiến đấu dưới chân thành Điện Hải. Hàng nghìn nghĩa sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh Mậu Ngọ 1858 – trong đó có nhiều người Đà Nẵng.

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm
Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 165 năm Đà Nẵng kháng Pháp (1858 - 2023). Ảnh: Trần Thi

Các nhà nghiên cứu mang đến 14 bài tham luận với 4 nội dung chính, phân tích những điểm mạnh cần phát huy, đề xuất, kiến nghị và những việc làm cần khẩn trương thực hiện để đảm bảo được bảo tồn và phát huy giá trị các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ 1858 - 1960.

Trong đó, 5 bài chuyên luận chuyên sâu với việc nghiên cứu mới về hệ thống phòng thủ ven biển thời Nguyễn tại Đà Nẵng, những bài học về phòng thủ trong giai đoạn hiện nay, các nhà nghiên cứu hướng sự quan tâm đến một số di tích Làng Vân, Liên Chiểu như trạm Nam Chơn, đồn Châu Sảng… Họ mong muốn Sở Văn hóa Thể thao thành phố chỉ đạo Bảo tàng Đà Nẵng khẩn trương thẩm định đưa vào danh mục kiểm kê và cho lập ngay hồ sơ bảo vệ 2 di tích này.

Về vấn đề giáo dục truyền thống chống ngoại xâm trong học đường qua di sản tại Đà Nẵng, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp từ tọa đàm như: tổ chức cho học sinh, sinh viên toàn thành phố tham gia thực địa, tổ chức dạy học có hiệu quả trên cơ sở tài liệu giáo dục địa phương TP Đà Nẵng.

Đà Nẵng cần tổ chức cho học sinh THPT, sinh viên khoa Lịch sử hoạt động tìm địa chỉ đỏ bị lãng quên, khảo sát thực địa để xác định cụ thể vị trí căn cứ phòng thủ từng thời của thành Điện Hải nay không còn dấu tích, vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin cũng cần được quan tâm nhằm hiện đại hóa việc giáo dục truyền thống chống ngoại xâm.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Tấn Xử - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng hy vọng thông qua tọa đàm có thể tuyên truyền, thu hút sự tham gia của xã hội trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản đã, đang và sẽ có tại Đà Nẵng, những ý kiến của tọa đàm sẽ làm phong phú thêm nhận thức về lòng yêu nước, truyền thống hào hùng bất khuất.

TRẦN THI
TIN LIÊN QUAN

Hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư thành "Đô thị Cố đô - Di sản"

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 28.8, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030. Theo đó, sẽ tiến hành hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư với định hướng là "Đô thị Cố đô - Di sản", dựa trên nền tảng giá trị văn hóa - lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.

"Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lắng nghe và sẽ bổ sung Luật Di sản sửa đổi sắp tới"

Hiền Hương |

Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều 25.8, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, Bộ đã lắng nghe ý kiến đa chiều của cuộc tranh cãi vừa qua. Bộ sẽ có những điều chỉnh chi tiết, cụ thể hơn trong Luật Di sản bổ sung và sửa đổi.

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.

Hà Nội ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên vì sốt xuất huyết trong năm 2023

Thùy Linh |

Chiều 31.8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tại Hà Nội đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì sốt xuất huyết năm 2023.

Việt Nam phản đối “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” của Trung Quốc

Khánh Minh |

Việt Nam phản đối việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng trận thứ 2 giải vô địch châu Á 2023

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có trận thắng thứ 2 tại giải vô địch châu Á 2023 khi đánh bại Uzbekistan với tỉ số 3-0.

Xe khách dừng giữa đường đón cả đoàn người về quê

Nhóm PV |

Ghi nhận của PV báo Lao Động, ngoài sự đông đúc, tình trạng xe khách, xe hợp đồng dừng đỗ, đón khách dọc đường gây ùn tắc xuất hiện trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội. Nhiều người dân cũng bất chấp nguy hiểm, băng qua lối tắt để vào bến đón xe cho kịp giờ.

Bão số 3 Saola gây gió giật trên cấp 17 ở Biển Đông, sóng có thể cao 10m

AN AN |

Khu vực Bắc Biển Đông vùng gần tâm bão số 3 Saola gió bão mạnh cấp 14 - 16, giật trên cấp 17; sóng biển có thể cao từ 8 - 10m.

Hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư thành "Đô thị Cố đô - Di sản"

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 28.8, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030. Theo đó, sẽ tiến hành hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư với định hướng là "Đô thị Cố đô - Di sản", dựa trên nền tảng giá trị văn hóa - lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.

"Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lắng nghe và sẽ bổ sung Luật Di sản sửa đổi sắp tới"

Hiền Hương |

Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều 25.8, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, Bộ đã lắng nghe ý kiến đa chiều của cuộc tranh cãi vừa qua. Bộ sẽ có những điều chỉnh chi tiết, cụ thể hơn trong Luật Di sản bổ sung và sửa đổi.

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.