Hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư thành "Đô thị Cố đô - Di sản"

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 28.8, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030. Theo đó, sẽ tiến hành hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư với định hướng là "Đô thị Cố đô - Di sản", dựa trên nền tảng giá trị văn hóa - lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.

Tại hội nghị, ông Mai Văn Tuất - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình đã quán triệt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị và của Tỉnh ủy Ninh Bình về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tạo không gian phát triển mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là những giá trị tốt đẹp của con người và vùng đất Cố đô, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh, bền vững của tỉnh trong thời kỳ mới.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình sẽ tiến hành hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư với định hướng là "Đô thị Cố đô - Di sản", dựa trên nền tảng giá trị văn hóa - lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An. Đồng thời hoàn thiện các tiêu chí công nhận đơn vị hành chính mới sau hợp nhất là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị thế trung tâm du lịch vùng và quốc gia, mang giá trị toàn cầu, là trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, dịch vụ chất lượng cao, đầu mối hợp tác quốc tế của tỉnh Ninh Bình.

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình cũng sẽ thực hiện điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Tam Điệp gắn với sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, phát triển thành phố Tam Điệp theo định hướng trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ hiện đại, chất lượng cao, thân thiện với môi trường gắn với thế bố trí quốc phòng - an ninh, kết nối và chuyển tiếp hài hòa, phù hợp với vùng Di sản Quần thể danh thắng Tràng An và tạo động lực phát triển vùng Đông Nam huyện Nho Quan.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030, gồm 50 thành viên.

Hiện toàn tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 6 huyện, gồm: huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và 2 thành phố, gồm thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Quy định mới về lấy ý kiến cử tri trong sáp nhập đơn vị hành chính

Tiến Nguyễn |

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc Bộ Xây dựng phải chuyển giao, sáp nhập?

Tiến Nguyễn |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25.8.2023 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng.

Những xã, thị trấn của huyện Gia Lâm sẽ bị sáp nhập khi lên quận

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi thành lập quận, Gia Lâm sẽ có 16 phường, trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay.

Bão Saola giật trên cấp 17, di chuyển vào Biển Đông

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, hồi 1h ngày 30.8, bão Saola có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng tây bắc vào Biển Đông.

“Ma trận” đá tảng, bê tông, biển cấm có như không ở KĐT Kim Văn – Kim Lũ

Đinh Thiện |

Nhiều người dân sống quanh chung cư Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, họ phải kéo đá tảng, bê tông và thậm chí là thùng rác để ngăn ôtô dừng đỗ trong khu vực sinh hoạt công cộng nhưng không mấy hiệu quả.

Cháy bên trong nhà hàng ở Hà Nội, nghi do nổ điện thoại đang sạc

Minh Hà |

Hà Nội - Một nhà hàng tại Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) xảy ra cháy, khói đen bốc cao. Rất may không có thương vong về người.

Bắt được cá sấu nặng 14 kg trên sông ở Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Vào lúc 20h15 ngày 29.8, lực lượng tìm kiếm tại Thị trấn Phước Long (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã bắt được con cá sấu trên kênh 30 tháng 4. Con cá sấu bắt được cân nặng 14kg. Đây là con cá sấu nổi trên sông gây xôn xao dư luận 2 ngày gần đây.

Cãi nhau với vợ, người đàn ông nhảy từ ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông xuống, rơi vào ôtô tử vong

Khánh Linh |

Sau khi cãi vã với vợ, người đàn ông đi thang cuốn lên ga đường sắt trên cao rồi bất ngờ nhảy xuống, rơi vào ôtô của người đi đường, tử vong.

Quy định mới về lấy ý kiến cử tri trong sáp nhập đơn vị hành chính

Tiến Nguyễn |

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc Bộ Xây dựng phải chuyển giao, sáp nhập?

Tiến Nguyễn |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25.8.2023 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng.

Những xã, thị trấn của huyện Gia Lâm sẽ bị sáp nhập khi lên quận

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi thành lập quận, Gia Lâm sẽ có 16 phường, trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay.