Cuốn tranh truyện đầu tiên về hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ

Trần Lâm |

Chữ viết Tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng thứ văn tự Latin, khác hẳn với các nước xung quanh? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ. Vậy chữ Quốc ngữ là gì? Ai đã tạo ra nó?

Đó chính là những nội dung mà cuốn sách Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ sẽ giải đáp. Sách được phát hành trong dịp kỷ niệm Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam.

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại, là công cụ để ghi lại lời nói và tư duy. Nếu không có chữ viết, hẳn sự trao truyền tri thức, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác sẽ vô cùng khó khăn. Và tất nhiên, không có chữ viết thì không có sách vở.

Khác với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, hay các triều đại phong kiến Việt Nam xưa kia chủ yếu sử dụng chữ tượng hình, Việt Nam ngày nay đang sử dụng một dạng văn tự khác biệt: chữ Quốc ngữ, tức là chữ viết ghi âm của tiếng Việt bằng kí tự Latin.

"Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ" là cuốn tranh truyện bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt - Bồ - La) vào năm 1651.

Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ gắn với hành trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Ban đầu, thứ văn tự này chỉ là một công cụ để học tiếng Việt nhằm dễ dàng trao đổi với người Việt và thuận tiện cho việc truyền giáo; sau đó nó được sử dụng như một thứ mật mã giữa các thừa sai với giáo dân và chỉ được dạy trong các chủng viện. Sau những biến động chính trị và giáo dục, chữ Quốc ngữ dần thay chữ Nho trong các văn bản hành chính của đất nước và trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam.

Nội dung cuốn sách "Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ" dựa vào luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Kiều Ly về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latin của tiếng Việt (1615-1919) tại Đại học Sorbonne Nouvelle năm 2018, sau đó được hiệu chỉnh và in thành sách năm 2022, tại Nhà xuất bản Les Indes Savantes, Pháp; cũng như các tài liệu trong văn khố ở châu Âu và các cuốn sách viết về hành trình truyền giáo của các thừa sai.

"Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ" có sự kết hợp hài hòa giữa hai phần: Đắc Lộ kí sự và Chữ Quốc ngữ kí sự. Trong đó, Đắc Lộ kí sự được đặc biệt thể hiện bằng hình thức truyện tranh, giúp độc giả dễ theo dõi và nắm được hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ của các thừa sai phương Tây, qua lời kể của Alexandre de Rhodes.

Phần Chữ Quốc ngữ kí sự mang độc giả đi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về hành trình chữ Quốc ngữ đi vào đời sống của người dân Việt Nam. Phần này kể sâu hơn về vai trò, đóng góp của những người Việt và người Pháp trong việc biên soạn từ điển hay dịch sách sử dụng chữ Quốc ngữ, thái độ của giới trí thức Việt Nam trước sự lan rộng của chữ Quốc ngữ, cùng chặng đường chông gai để chữ Quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam.

Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latin của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và hiện vẫn đang gắn bó với mỗi người chúng ta, Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ hứa hẹn là một trong những nguồn tham khảo để các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt, thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.

Cuốn sách cũng đưa bạn đọc tới Việt Nam thế kỉ 17, với không gian nhiệt đới và những xung đột của Đàng Trong và Đàng Ngoài. Chia sẻ về việc lựa chọn bối cảnh, màu sắc cho tác phẩm, họa sĩ Tạ Huy Long viết: “Màu sắc - với tôi là cảm xúc của câu chuyện, không hẳn nương theo những gì thực tế mô tả. Tôi đã rất cân nhắc khi chọn hai màu và chỉ hai màu thôi với sắc độ đậm nhạt từ chúng. Màu xanh cây già - màu của cây lá nhiệt đới, của áo thầy tu bạc màu. Màu nâu sepia - màu của đất đai màu mỡ và da người cháy nắng. Đơn giản như vậy!".

Trần Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần 2

MINH PHONG |

Ra mắt sách, đổi rác lấy cây, tủ sách cộng đồng là những hoạt động nằm trong chương trình “Sách - Cho bạn, cho tôi” được Ban Quản lý Phố sách Hà Nội triển khai trong tháng 4.

Triển lãm gần 3.000 tài liệu sách mang bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL

BÍCH NGỌC |

Từ ngày 20 đến 24.4, tại Thư viện TP Cần Thơ diễn ra Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ IV, năm 2023 và Triển lãm sách chuyên đề do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Thành đoàn Cần Thơ tổ chức.

Huế: Giới thiệu sách về 33 điều răn dạy của vua Minh Mạng

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc triển lãm sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm viết về 33 điều răn dạy của vua Minh Mạng.

Cao điểm lễ Giỗ Tổ và 30.4, lượt khách đến Tân Sơn Nhất tăng vọt 33%

KHÁNH LINH |

TP Hồ Chí Minh - Theo thông tin mới nhất từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong những ngày cao điểm dịp lễ Giỗ Tổ và 30.4-1.5, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất lên tới 755.910 lượt khách quốc tế và nội địa, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2022.

Thủ đoạn lừa đảo 2.700 tỉ đồng của "tiến sĩ dạy học làm giàu"

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Thanh Hải - chủ tịch Công ty IDT lập website "hoclamgiau" tổ chức các hội thảo dạy làm giàu để huy động vốn lên tới 2.725 tỉ đồng, hứa trả lãi suất 40-50%.

Số ca mắc COVID-19 cao nhất từ đầu năm 2023, ai cần tiêm vaccine bổ sung?

AN AN - MINH HÀ |

Trong ngày 22.4 ghi nhận 2461 ca mắc COVID-19 mới - số ca cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Trước tình hình trên, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo một số nhóm đối tượng cần tiêm vaccine bổ sung để đảm bảo chất lượng miễn dịch.

Không có chuyện Giám đốc Quỹ tín dụng ở Lâm Đồng vỡ nợ, bỏ trốn

Phan Tuấn |

Rất đông khách hàng, thành viên đang đến rút tiền tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Phường II, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng khẳng định đơn vị này không liên quan đến các trường hợp vỡ nợ như tin đồn.

Tam Kỳ hướng đến xây dựng thương hiệu thành phố sưa vàng

Hoàng Bin |

Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” 2023 nhằm xây dựng thương hiệu "thành phố sưa vàng", gắn với hình thành sản phẩm du lịch làng sinh thái Hương Trà, Quảng Nam.

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần 2

MINH PHONG |

Ra mắt sách, đổi rác lấy cây, tủ sách cộng đồng là những hoạt động nằm trong chương trình “Sách - Cho bạn, cho tôi” được Ban Quản lý Phố sách Hà Nội triển khai trong tháng 4.

Triển lãm gần 3.000 tài liệu sách mang bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL

BÍCH NGỌC |

Từ ngày 20 đến 24.4, tại Thư viện TP Cần Thơ diễn ra Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ IV, năm 2023 và Triển lãm sách chuyên đề do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Thành đoàn Cần Thơ tổ chức.

Huế: Giới thiệu sách về 33 điều răn dạy của vua Minh Mạng

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc triển lãm sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm viết về 33 điều răn dạy của vua Minh Mạng.