Cuối tuần về Bình Liêu ngắm những mùa hoa cỏ

Bài và ảnh Hương Chi |

Cuối thu, Bình Liêu không đơn thuần còn là một cung đường phượt hùng vĩ mà còn khoác lên mình vẻ đẹp thơ mộng của những ngọn đồi, cột mốc biên giới rợp trời hoa cỏ lau, cỏ cháy và mùa hoa sở nở trắng núi rừng biên cương.

Vài năm gần đây, huyện biên giới miền núi này nổi lên là điểm đến mới còn hoang sơ của tỉnh Quảng Ninh và cung đường đi thuận tiện hơn nhờ cao tốc Hà Nội - Vân Đồn dài khoảng 200km. Đoạn còn lại vài chục km là đường dẫn tới các cột mốc, tuy nhỏ và lên dốc quanh co nhưng không quá khó đi vì đã đổ bêtông gần hết. Cuối thu, thay vì ngắm mùa vàng ở Lào Cai hay Yên Bái như nhiều người, chúng tôi dành hai ngày cuối tuần đến với Bình Liêu - một “viên ngọc xanh” ẩn mình nơi biên cương.

Thiên đường cỏ lau nơi cột mốc biên giới

Xuất phát từ tờ mờ sáng ở Hà Nội chúng tôi tốn hơn 3 tiếng di chuyển. Con đường cao tốc Hà Nội - Vân Đồn trải dài tít tắp trước mắt, tới nút ra Tiên Yên - Móng Cái xe rẽ đi theo quốc lộ 18 đến Tiên Yên và tiếp tục đi quốc lộ 18C để tới Bình Liêu.

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc huyện Bình Liêu giáp Trung Quốc với đường biên giới dài gần 43km có cặp cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc). Địa hình phần lớn là đồi núi nên khí hậu Bình Liêu khác biệt hoàn toàn so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh. Mùa hè mát mẻ, còn mùa đông lạnh hơn nhiều. Nếu trời thu ở Hà Nội hay thành phố biển Hạ Long đôi khi còn nắng nóng, chỉ cần vào tới địa phận Bình Liêu bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh và những cơn gió mát lành mơn man trên da thịt.

Hoa sở ở Bình Liêu bắt đầu nở từ tháng 10 nhưng rộ nhất là cuối tháng 11 nửa đầu tháng 12, có năm kéo dài tới tháng 1.
Hoa sở ở Bình Liêu bắt đầu nở từ tháng 10 nhưng rộ nhất là cuối tháng 11 nửa đầu tháng 12, có năm kéo dài tới tháng 1.

Trong khi lúa chín nhuộm vàng trên những thửa ruộng bậc thang của các tỉnh miền núi Tây Bắc, Bình Liêu vào thu với các ngọn đồi, ngọn núi nhấp nhô phủ lên mình những vạt cỏ lau trắng xóa và cỏ cháy vàng bình dị. Hoa cỏ và những cung đường ven núi trùng trùng điệp điệp gắn với các cột mốc biên giới linh thiêng. Đó là một là điểm nhấn đem đến sức cuốn hút mới lạ níu chân người lữ khách.

Mùa cỏ lau kéo dài từ cuối tháng 10 tới đầu tháng 11 và tiếp sau là mùa cỏ cháy vẫn còn cho tới tháng 12. Cỏ lau nở đồng loạt, bung màu trắng xóa cũng là lúc Bình Liêu đón những đợt gió heo may đầu tiên của năm. Khi mới nở hoa cỏ lau có màu trắng tinh khôi, sau một thời gian sẽ ngả sang vàng và rụng bay theo gió.

Còn lại những vạt cỏ đến cuối năm vẫn giữ được một màu vàng như cháy khô dưới nắng, đẹp mơ màng và lãng mạn. Chúng tôi tới Bình Liêu khi không còn quá nhiều cỏ lau nhưng những vạt cỏ nở đầy ven đường vẫn làm nao lòng người phương xa khiến ai cũng muốn dừng xe ngắm nhìn, chụp hình đầy thích thú.

Bình Liêu được mệnh danh là “thiên đường cột mốc” cùng những cung đường tuần tra biên giới có cảnh sắc vừa hùng vỹ vừa nên thơ. Những ai tới nơi đây chắc hẳn không thể bỏ qua trải nghiệm đi bộ leo từng cột mốc như 1300, 1302, 1305, 1307, 1327... Chúng tôi cũng không phải ngoại lệ khi dành cả một ngày để đi tìm các cột mốc linh thiêng của Tổ Quốc.

Trong hàng loạt cột mốc biên giới ở Bình Liêu, 1305 là điểm ấn tượng nhất. Cột mốc này đón nhiều khách nhất nhờ cung đường mệnh danh “sống lưng khủng long” dẫn từ chân núi lên đỉnh cao ngoạn mục. Những ngọn đồi cỏ lau, cỏ cháy phủ kín hai bên đường tuần tra biên giới Việt - Trung, uốn lượn theo sườn dốc núi chạy lên cột mốc mùa này bỗng chốc trở thành phông nền chụp ảnh đầy hấp dẫn. Không chỉ vậy, khi đặt chân tới “sống lưng khủng long” ai cũng phải trầm trồ vì khung cảnh mênh mông, khoáng đạt vô cùng với trước mặt là cánh đồng cỏ trải dài hai bên, chỉ cần giang tay ra bạn sẽ có cảm giác như thể mình ôm trọn được cả đất trời vùng biên vào lòng.

Mùa hoa sở nở trắng núi đồi

Không chỉ có mùa cỏ, Bình Liêu còn “gây thương nhớ” bằng vẻ đẹp của những cánh rừng hoa sở thơ mộng. Sở là cây họ trà còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè. Cây có hoa nở to gần bằng lòng bàn tay, cánh trắng xòe rộng, nhị vàng nổi bật và có hương thơm nhẹ, không hắc.

Cây sở không chỉ cho hoa đẹp mà còn có giá trị kinh tế nên người dân Bình Liêu trồng để lấy hạt ép thành dầu ăn hoặc làm tinh dầu bán ra thị trường như một đặc sản. Trước đây hoa sở mọc tự nhiên rải rác khắp núi rừng Bình Liêu thì nay đã được quy hoạch trồng thành khu vực vừa để du khách dễ tham quan vừa giúp người dân tiện lợi hơn khi canh tác và sản xuất.

Khoảng giữa tháng 11 sang tháng 12 hoa sở nở trắng những cánh rừng trên sườn đồi, dọc các con đường vào huyện, rồi dẫn vào từng nhà dân và thôn bản, rồi trở thành nét đặc trưng khó trộn lẫn của huyện miền núi biên giới này.
Một trong những điểm ngắm hoa sở đẹp nhất là thôn Đồng Long. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, bạn đi theo tuyến đường lên xã Đồng Tâm mất khoảng 30 phút là tới rừng sở thôn Đồng Long. Rảo bước trên con đường thoai thoải lên đồi, du khách sẽ thấy tâm hồn mình dần chìm đắm vào không gian bạt ngàn của rừng sở với những bông hoa bung nở từng cụm như mây trắng bồng bềnh.

Du khách checkin trên chặng đường khoảng 2.000 bậc thang  dẫn lên cột mốc 1305.
Du khách checkin trên chặng đường khoảng 2.000 bậc thang dẫn lên cột mốc 1305.

Đã tới Bình Liêu đúng cuối tuần, khách thâp phương không thể bỏ qua cơ hội khám phá khu chợ phiên trung tâm thị trấn Bình Liêu hoặc chợ xã Đồng Văn. Cứ thứ 7, chủ nhật hàng tuần bà con khắp thôn bản từ các xã huyện lân cận lại đổ về chợ mua sắm, tổ chức lễ hội. Họ là người dân tộc Tày, Dao Thanh Phán, Sán Chỉ... diện những bộ quần áo truyền thống tinh tươm để đến chợ buôn bán đặc sản địa phương, ăn uống, gặp gỡ và múa hát cho nhau.

Chợ không quá rộng nhưng cũng đủ đầy các món hàng địa phương và sặc sỡ sắc màu dân tộc bản địa với không khí sôi nổi từ sáng tới chiều. Nếu bên này là ông lão Tày đang mài sáng quắc con dao đi rừng thì bên kia là những cô, bà người Dao Thanh Phán mời mua vài tấm vải hoa rực rỡ như khăn đội đầu của họ, nụ cười tươi rói lấp lánh những chiếc răng bịt vàng.

Kết thúc chuyến đi Bình Liêu hai ngày ngắn ngủi chúng tôi không chỉ thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ mà còn được đắm mình trong không gian văn hóa bản sắc của những dân tộc vùng cao ở nơi biên cương một cách chân thực nhất.

Bài và ảnh Hương Chi
TIN LIÊN QUAN

Bỏ phố về rừng để lấp đầy những mảng xanh đã mất

Quang Thiện |

Cầm trong tay 2 tấm bằng thạc sĩ châu Âu cùng với bảng thành tích khủng, chàng trai từng giành được học bổng thạc sĩ danh giá bậc nhất châu Âu vẫn chọn về với rừng cùng niềm trăn trở cho những mảng xanh “bị ăn mất”.

Đường Hạnh Phúc, đá Hà Giang

Trần Mỹ Thương |

Đã có ai từng khuyên bạn: Hãy xách ba lô lên và đi đâu đó lúc bạn đang buồn khổ nhất chưa? Và đã có ai từng nói với bạn: Đừng chỉ đi du lịch khi dư dả thời gian, kinh tế và vui vẻ? Nếu chưa từng nhận những lời khuyên như thế, thì hôm nay, đây chính là một lời đề nghị tốt đẹp và cần thiết dành cho bạn, vào một lúc nào đó. Và tôi tin, đó là một lời đề nghị hoàn toàn sáng suốt mà bạn nên một lần thử nghe theo. Ngoài ra, tôi còn chẳng nề hà mà gợi ý bạn: Hãy đến Hà Giang, đến với vùng cao nguyên đá xám tai mèo, ngay cả vào lúc bạn kiệt quệ, chán chường nhất. Bởi vì bạn biết không, khi trực tiếp trải nghiệm cuộc sống ở nơi này, sẽ có vô vàn lý do khiến bạn phải tự mình nhìn nhận lại những khó khăn và bản lĩnh vượt khó trong cuộc sống mà có khi bản thân bạn chưa hề hình dung tới.

Bản sắc nhà sàn truyền thống của người Thái ở Sơn La

Minh Thành |

Người Thái ở Sơn La đã và đang giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Nét văn hoá nhà sàn được người dân nơi đây phát triển thành ngành du lịch, giúp nâng cao giá trị truyền thống và mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng sớm chờ mua vàng miếng SJC

NGỌC LÊ |

Sáng 10.6, hàng trăm người dân lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi trước trụ sở Công ty TNHH MTV thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 (TPHCM) để chờ mua vàng miếng.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Bỏ phố về rừng để lấp đầy những mảng xanh đã mất

Quang Thiện |

Cầm trong tay 2 tấm bằng thạc sĩ châu Âu cùng với bảng thành tích khủng, chàng trai từng giành được học bổng thạc sĩ danh giá bậc nhất châu Âu vẫn chọn về với rừng cùng niềm trăn trở cho những mảng xanh “bị ăn mất”.

Đường Hạnh Phúc, đá Hà Giang

Trần Mỹ Thương |

Đã có ai từng khuyên bạn: Hãy xách ba lô lên và đi đâu đó lúc bạn đang buồn khổ nhất chưa? Và đã có ai từng nói với bạn: Đừng chỉ đi du lịch khi dư dả thời gian, kinh tế và vui vẻ? Nếu chưa từng nhận những lời khuyên như thế, thì hôm nay, đây chính là một lời đề nghị tốt đẹp và cần thiết dành cho bạn, vào một lúc nào đó. Và tôi tin, đó là một lời đề nghị hoàn toàn sáng suốt mà bạn nên một lần thử nghe theo. Ngoài ra, tôi còn chẳng nề hà mà gợi ý bạn: Hãy đến Hà Giang, đến với vùng cao nguyên đá xám tai mèo, ngay cả vào lúc bạn kiệt quệ, chán chường nhất. Bởi vì bạn biết không, khi trực tiếp trải nghiệm cuộc sống ở nơi này, sẽ có vô vàn lý do khiến bạn phải tự mình nhìn nhận lại những khó khăn và bản lĩnh vượt khó trong cuộc sống mà có khi bản thân bạn chưa hề hình dung tới.

Bản sắc nhà sàn truyền thống của người Thái ở Sơn La

Minh Thành |

Người Thái ở Sơn La đã và đang giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Nét văn hoá nhà sàn được người dân nơi đây phát triển thành ngành du lịch, giúp nâng cao giá trị truyền thống và mang lại nguồn thu nhập cho người dân.