Bản sắc nhà sàn truyền thống của người Thái ở Sơn La

Minh Thành |

Người Thái ở Sơn La đã và đang giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Nét văn hoá nhà sàn được người dân nơi đây phát triển thành ngành du lịch, giúp nâng cao giá trị truyền thống và mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

Bật mí cách dựng nhà sàn người Thái

Nhà sàn của người Thái ở Sơn La là một công trình kiến trúc độc đáo, là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao thể hiện tập tục sống, nhân sinh quan được truyền lại nhiều đời.

Theo truyền thuyết của người Thái, thuở khai thiên lập địa Thần Rùa đã dạy người Thái cách dựng nhà sàn để làm nơi sinh sống và tránh thú dữ. Chính vì thế, hình dáng ngôi nhà sàn như mô phỏng lại hình Thần Rùa với phần mái tượng trưng cho mai rùa, bốn cột ở bốn góc tượng trưng cho bốn chân rùa.

Là thợ mộc chuyên làm nhà sàn truyền thống lâu năm, ông Lường Văn Chung, 57 tuổi, trú tại xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, cho biết: "Nhà sàn dân tộc Thái chủ yếu được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như gỗ, tre, nứa, song, mây, tranh... Để xây dựng được một ngôi nhà sàn thì khâu chuẩn bị, tuyển chọn vật liệu vô cùng mất thời gian, cũng như cực kỳ công phu".

Người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên qua các lỗ đục của các cột để nối cột kèo với nhau.
Người Thái ở xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) thường tích trữ gỗ nhiều năm trước khi dựng nhà sàn mới. Các loại gỗ được dùng thường là gỗ lim, đinh, sến, táu.

Theo ông Chung, gỗ là vật liệu chủ chốt vì chúng được sử dụng để làm cột, kèo, xà trong kiến trúc nhà sàn của người Thái. Thường các gia đình ở đây sẽ lựa chọn các loại gỗ tốt như gỗ lim, đinh, sến, táu... có khả năng chống mối một, kích thước gỗ lớn để tiện đục, đẽo theo ý muốn.

Nhà sàn của người Thái sẽ có những quy tắc căn bản trong xây dựng, với sơ bộ khung bất di bất dịch. Sự khác nhau ở đây chủ yếu là phần thiết kế, thêm bớt một số hạng mục theo ý muốn của gia chủ.

Để có thể thi công nhà sàn dân tộc Thái theo kiểu truyền thống, thường gia chủ sẽ chọn những đội thợ khoảng từ 5 - 7 người có nhiều kinh nghiệm ở vùng đó để đảm nhận. Đối với một ngôi nhà sàn nhỏ đơn giản, thời gian hoàn thiện khoảng 2 - 3 tháng, còn nhà lớn sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Ông Lò Văn Thanh, 40 tuổi, một người thợ mộc khác ở xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, chia sẻ, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như số lượng thành viên của mỗi gia đình mà gia chủ sẽ lựa chọn mẫu nhà sàn phù hợp nhất.

Ngày nay, những ngôi nhà sàn dân tộc Thái cũng có sự thay đổi cả về thiết kế lẫn tính năng sử dụng, những ngôi nhà sàn này đã được tận dụng triệt để kể cả phần dưới gầm nhà để xây dựng các công trình phụ hoặc có nơi thành phòng ngủ. Những mẫu nhà sàn dân tộc Thái theo kiểu truyền thống ít có sự khác biệt về thiết kế, việc bó hẹp ý tưởng sẽ làm cho các ngôi nhà sàn ở đây hao hao giống nhau.

Người Thái quan niệm, con số may mắn phải là số lẻ, nên kết cấu nhà ở thường là nhà 3 gian hoặc 5 gian, nhà nào có điều kiện thì 7 gian, tổng số cửa sổ và cửa chính cũng phải là con số lẻ. Hai cầu thang ở hai đầu ngôi nhà cũng là bậc lẻ 7, 9, 11 hoặc 13 bậc thang. Ngôi nhà được chia làm 3 tầng, tầng thứ nhất là gầm sàn dùng để chất củi, nông cụ; tầng thứ hai là mặt sàn là nơi sinh hoạt của gia đình; tầng thứ 3 là nơi cất giữ đồ vật quý.

Người Thái ở xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) thường tích trữ gỗ nhiều năm trước khi dựng nhà sàn mới. Các loại gỗ được dùng thường là gỗ lim, đinh, sến, táu.
Người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên qua các lỗ đục của các cột để nối cột kèo với nhau.

Theo ông Thanh, trong quá trình dựng nhà, thợ mộc chủ yếu sử dụng dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt, tre, giang và mây, hoặc vỏ những cây chuyên dùng như năng hu, năng xa, năng xiểu. Khi làm nhà, để nối cái cột kèo nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Kiểu kiến trúc có vẻ đơn giản nhưng lại rất chắc chắn, nó đủ lực để chống nắng, mưa, gió, bão và đặc biệt là động đất.

"Phần lớn đồng bào người Thái sẽ chọn mùa thu để dựng nhà, mùa thu là giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa hè và mùa đông. Mùa thu không nóng bức và oi ả như mùa hè, cũng không lạnh lẽo như mùa đông, mùa thu khoác trên mình sự nhẹ nhàng, mát mẻ và trong lành, ít mưa, vì thế rất phù hợp trong quá trình dựng nhà sàn truyền thống của đồng bào người Thái", ông Thanh cho biết thêm.

Ngoài ra, khi dựng nhà, yếu tố phong thủy rất được người Thái quan tâm và chú trọng. Họ thường chọn những mảnh đất bằng phẳng, mặt tiền của nhà hướng về phía cánh đồng hoặc sông, suối, mặt hậu của nhà sàn tựa vào núi.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Vượt quãng đường 40km từ thành phố Sơn La, phóng viên Báo Lao Động đã có mặt ở một xã vùng cao, người dân sinh sống tại nơi đây chiếm đa số là dân tộc Thái, tất cả vẫn giữ cho mình nếp sống trong nhà sàn truyền thống. Nét văn hóa nhà sàn được người dân nơi đây phát triển thành sản phẩm du lịch, giúp nâng cao giá trị truyền thống và mang lại nguồn thu nhập.

Tại bản Lốm Púa, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, bà Nguyễn Thị Bình 52 tuổi, chủ một khu du lịch sinh thái, cho biết: “Các ngôi nhà sàn trong khu sinh thái được dựng lên bởi các thợ mộc trong vùng cách đây 3 năm trước. Ở đây, các ngôi nhà sàn được xây dựng chủ yếu làm địa điểm du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, chụp ảnh. Hàng năm khu nghỉ dưỡng đón chào nhiều người dân cũng như du khách lên tham quan và trải nghiệm”.

Theo bà Bình, mỗi tháng khu nghỉ dưỡng đón tiếp hơn 500 lượt khách đến dừng chân, thăm quan. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết có rất nhiều du khách từ xa đến.

“Hầu hết các khu nghỉ dưỡng hiện nay đều được xây dựng theo mô hình hiện đại, nổi bật. Nhưng chúng tôi dựng lên theo cách mộc mạc, đơn sơ. Tạo nên một không gian riêng, thể hiện nét đẹp văn hóa với những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La” - bà Bình chia sẻ thêm.

Khung cảnh bên trong nhà sàn truyền thống người Thái.
Khung cảnh bên trong nhà sàn truyền thống người Thái.

Trao đổi với phóng viên, ông Mè Văn Tiền - Chủ tịch UBND xã Phổng Lái cho biết: "Hiện nay, ở xã Phổng Lái có hơn 8.000 người dân sinh sống (Kinh, Thái, H'Mông), trong đó người Thái chiếm gần 55% dân số tập trung đông đúc tại một số bản như bản Lái, bản Khâu Lay, bản Lốm Púa...".

Theo ông Tiền, ở xã Phổng Lái có hơn 1.000 nóc nhà sàn truyền thống của đồng bào người Thái, những ngôi nhà sàn dân tộc Thái ngày nay hướng tới sự tiện ích, công năng sử dụng, thời gian sử dụng. Thay vì làm nhà sàn để tránh thú dữ, tránh lũ lụt thì nhà sàn dân tộc Thái ở thời hiện đại đã cải tiến và mang lại cho gia chủ một không gian sống thỏai mái, thoáng mát mà vẫn có thể tận dụng hết sự tiện nghi của nó.

"Ngày nay, nhà sàn tại các bản làng có nhiều thay đổi, thiết kế hiện đại, vật liệu đa dạng hơn. Quan niệm về cách dựng nhà, sắp xếp không gian sinh hoạt cũng không còn theo lệ cũ để phù hợp với cuộc sống mới. Dẫu vậy, lịch sử và văn hóa ngàn đời mà bao thế hệ cha ông trao truyền gắn liền với nhà sàn vẫn còn nguyên giá trị. Nếp nhà sàn dù truyền thống hay hiện đại vẫn luôn là nơi để trở về, để nhớ về cội nguồn của dân tộc" - ông Tiền chia sẻ thêm.

Minh Thành
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc văn hóa dân tộc Cống ở miền núi Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Dân tộc Cống tại Lai Châu còn có tên gọi khác là dân tộc Xá. Đây là một trong số ít những dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người ở nước ta.

Mỗi người dân Mường Lò là một sứ giả mang văn hóa dân tộc mình đi muôn nơi

Đinh Đại |

Phát biểu tại Lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng mong rằng, mỗi người dân ở Mường Lò - Nghĩa Lộ nói riêng và người dân Yên Bái nói chung sẽ là một sứ giả, mang văn hóa của dân tộc mình đi khắp muôn nơi.

Khu bảo tồn làng nhà sàn ở Thái Nguyên giành giải Làng du lịch tốt nhất thế giới

Nguyễn Tùng |

Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (TP Thái Nguyên) là đại diện duy nhất Đông Nam Á giành giải thưởng 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'.

Dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt liên tục chậm tiến độ

QUANG ĐẠI |

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt liên tục thi công chậm trễ mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh tiến độ.

Yếu tố khiến Israel hoãn tấn công trên bộ vào Gaza

Khánh Minh |

Tờ New York Times đưa tin, Israel quyết định hoãn chiến dịch trên bộ chống lại Hamas ở Gaza do điều kiện thời tiết bất lợi. Tờ báo cũng cho hay, Israel sẽ phải trả giá khá đắt, xét về quy mô cũng như các công sự do lực lượng Hamas xây dựng.

Đội tuyển Việt Nam có thể thua Hàn Quốc, nhưng cần dấu hiệu tích cực

TAM NGUYÊN |

Giới mộ điệu đang rất mong chờ được chứng kiến cách thể hiện của Đội tuyển Việt Nam ở trận đấu với Đội tuyển Hàn Quốc vào tối mai (17.10).

Đổi mới hoạt động Công đoàn phải phù hợp với đặc thù của thành phố Đà Nẵng

Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang |

Nhiệm kỳ qua, bên cạnh những thuận lợi, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn TP Đà Nẵng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Những bác sĩ giành sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo mẹ chết

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Cướp giành, có lẽ là từ chính xác nhất để tả về hành động của những y bác sĩ đang công tác tại các trạm y tế của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khi họ đã cứu sống và nhận nuôi những đứa trẻ bị dân làng xem là con “ma rừng”- những đứa trẻ đúng ra đã bị chôn sống theo người mẹ qua đời vì một hủ tục ngàn đời.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Cống ở miền núi Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Dân tộc Cống tại Lai Châu còn có tên gọi khác là dân tộc Xá. Đây là một trong số ít những dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người ở nước ta.

Mỗi người dân Mường Lò là một sứ giả mang văn hóa dân tộc mình đi muôn nơi

Đinh Đại |

Phát biểu tại Lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng mong rằng, mỗi người dân ở Mường Lò - Nghĩa Lộ nói riêng và người dân Yên Bái nói chung sẽ là một sứ giả, mang văn hóa của dân tộc mình đi khắp muôn nơi.

Khu bảo tồn làng nhà sàn ở Thái Nguyên giành giải Làng du lịch tốt nhất thế giới

Nguyễn Tùng |

Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (TP Thái Nguyên) là đại diện duy nhất Đông Nam Á giành giải thưởng 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'.