Cụ ông Vĩnh Long chi tiền tỉ cho thú chơi đồ cũ

HOÀNG LỘC |

Một cụ ông ở Vĩnh Long đã mạnh dạn chi hơn 1 tỉ đồng sưu tầm lưu giữ những đồ vật xưa, cũ để cho thế hệ con cháu biết được giá trị văn hóa của ông bà đi trước.

Tìm đến ngôi nhà của ông Trần Quốc Nam (73 tuổi, ở xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đồ sộ từ bộ sưu tập đồ cũ của ông gần 15 năm qua.

Ở bất cứ nơi đâu của nhà ông Nam cũng là khu vực trưng bày đồ cũ, từng vị trí có hàng trăm sản phẩm cùng loại. Như ngoài sân nhà là hàng cối xay bột, trong nhà với những nơi trưng bày các bộ lư, bàn ủi, những đồ vật sản xuất nông nghiệp…

Bộ sưu tập đồ cổ của ông Nam hiện nay có gần 2.000 sản phẩm với nhiều kích cỡ, mẫu mã và niên đại khác nhau. Từ sự phong phú này, có nhiều người thường xuyên tham quan chiêm ngưỡng các sản phẩm.

Ông lão ở tỉnh Vĩnh Long chi hơn 1 tỉ đồng cho công tác sưu tầm đồ cũ. Ảnh: Hoàng Lộc
Ông Trần Quốc Nam ở tỉnh Vĩnh Long chi hơn 1 tỉ đồng cho công tác sưu tầm đồ cũ. Ảnh: Hoàng Lộc

Chia sẻ về niềm đam mê đồ cũ của mình, ông Nam cho biết: Vì mong muốn để lại cho con cháu, xã hội một ít văn hóa thông qua các sản phẩm đồ cũ, cho các thế hệ sau hiểu được ngày xưa ông bà mình từng sử dụng những vật dụng này trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày.

“Bộ sưu tập rất phong phú, đa dạng từ những nông cụ, đồ gia dụng, đồng hồ, điện thoại đến những vật dụng phục vụ chiến tranh như súng, đạn, bộ đàm” - ông Nam cho biết thêm.

Trong gần 15 năm sưu tầm đồ cũ, ông Nam có nhiều kỷ niệm vui buồn, nhưng một chuyến đi về Đồng Tháp hơn 10 năm qua vẫn làm ông còn nhớ như in. “Khi hoàn thành mua bán cây cày người ở huyện Tam Nông thì tiền trong người chỉ còn lại đúng 2.000 đồng. Khi trở về ông phải xin nước uống và xăng xe để di chuyển” - ông Nam cho hay.

Ông Trần Quốc Nam chia sẻ mục đích của việc sưu tầm đồ cũ. Ảnh: Hoàng Lộc

Ông Nguyễn Thanh Khoa (ở Cần Thơ) cho biết, có những sản phẩm từng nghe và được xem trên mạng xã hội nhưng ông chưa được chính tay mình cầm nắm như ở đây.

“Cây cày người là một trong những món đồ mà tôi từng xem trong phim mãi đến nay mới được xem thực tế và nghe ông Nam cho biết về quá trình vận hành cực khổ của những người cày ngày xưa” - ông Khoa nói.

Thầy Lê Văn Lịnh - giáo viên Trường Tiểu học Hòa Bình C - cho biết, nhiều lần đưa học sinh đến tham quan nơi đây để các em biết nỗi vất vả của những người nông dân sử dụng công cụ thô sơ để làm ra hạt gạo và các đồ vật sinh hoạt hàng ngày.

“Còn thở là còn sưu tầm đồ cũ, dù bất cứ nơi đâu tôi cũng tìm đến xem và mua về bằng chiếc xe gắn máy đã gắn bó hàng chục năm qua” - ông Nam cho biết thêm.

Ông Lê Quốc Nam là cán bộ ngành Y đã nghỉ hưu, thực hiện sưu tầm đồ cũ từ năm 2009 đến nay. Hiện tại, ông và vợ còn tổ chức khám, bốc thuốc nam miễn phí cho người dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Người đàn ông bỏ hàng tỉ đồng xây biệt phủ bằng gốm đỏ ở Vĩnh Long

Hoàng Lộc |

Ông Nguyễn Văn Buôl, với tình yêu to lớn với nghề truyền thống, dựng lên ngôi nhà gốm trị giá gần 5 tỉ đồng, hấp dẫn du khách gần xa đến Vĩnh Long.

Lão nông U70 40 năm sưu tầm cổ vật, trả giá cao vẫn không bán

HOÀNG LỘC |

Người dân ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, gọi ông Nguyễn Văn Chẳng (64 tuổi) với cái tên Tám Chẳng đồ cổ, do ông sưu tầm hàng nghìn cổ vật, trong đó có chiếc giường vợ vua ngủ được người mua ngã giá trên 600 triệu đồng.

Người cựu binh gần 20 năm vào Nam ra Bắc sưu tầm kỷ vật chiến tranh

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Với mong muốn lưu giữ lại những ký ức và giáo dục thế hệ trẻ, gần 20 năm qua, cựu binh Dương Văn Đôn và các cộng sự đã lặn lội đi khắp mọi miền tổ quốc tìm kiếm, sưu tầm những kỷ vật chiến tranh để dựng thành một bảo tàng tư nhân với hàng nghìn kỷ vật tại xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

“Đất rừng phương Nam” đạt doanh thu 123 tỉ đồng và nghịch lý ở phim lịch sử

Mi Lan |

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” cán mốc 123 tỉ đồng sau nhiều sóng gió, tranh cãi. Từ “Đất rừng phương Nam”, “nghịch lý” gây tranh cãi suốt thời gian dài của điện ảnh Việt tiếp tục được bàn lại. Đó là chuyện doanh thu khác biệt giữa phim có yếu tố lịch sử do tư nhân và nhà nước sản xuất.

Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi có lần thứ 8 được France Football vinh danh ở hạng mục Quả bóng vàng.

Mong Báo Lao Động tiếp tục đồng hành cùng kế toán trường học

HƯƠNG NHA - BẢO HÂN |

Khi danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán, nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội rất có thể về làm nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ. Phòng Nội vụ, UBND huyện Phúc Thọ bày tỏ mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh, đồng hành với đội ngũ nhân viên trường học để họ được hưởng quyền lợi xứng đáng của mình.

Hàng chục người dân ở Thái Bình lâm vào nợ nần khi cho người quen vay tiền

LƯƠNG HÀ |

Thế chấp toàn bộ tài sản, nhà cửa; dồn hết tiền tiết kiệm… để cho một người phụ nữ quen biết vay nhưng đến nay, hàng chục người dân ở thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy) lâm vào tình cảnh nợ nần, có người còn rao bán nhà để lấy tiền chạy chữa bệnh.

Vẫn rầm rộ tổ chức đánh bạc qua ví điện tử MoMo

Trần Tuấn |

Mặc dù nhiều đường dây đánh bạc qua ví điện tử MoMo đã bị lực lượng Công an triệt phá nhưng theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, những nhà cái mới vẫn liên tục xuất hiện.

Người đàn ông bỏ hàng tỉ đồng xây biệt phủ bằng gốm đỏ ở Vĩnh Long

Hoàng Lộc |

Ông Nguyễn Văn Buôl, với tình yêu to lớn với nghề truyền thống, dựng lên ngôi nhà gốm trị giá gần 5 tỉ đồng, hấp dẫn du khách gần xa đến Vĩnh Long.

Lão nông U70 40 năm sưu tầm cổ vật, trả giá cao vẫn không bán

HOÀNG LỘC |

Người dân ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, gọi ông Nguyễn Văn Chẳng (64 tuổi) với cái tên Tám Chẳng đồ cổ, do ông sưu tầm hàng nghìn cổ vật, trong đó có chiếc giường vợ vua ngủ được người mua ngã giá trên 600 triệu đồng.

Người cựu binh gần 20 năm vào Nam ra Bắc sưu tầm kỷ vật chiến tranh

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Với mong muốn lưu giữ lại những ký ức và giáo dục thế hệ trẻ, gần 20 năm qua, cựu binh Dương Văn Đôn và các cộng sự đã lặn lội đi khắp mọi miền tổ quốc tìm kiếm, sưu tầm những kỷ vật chiến tranh để dựng thành một bảo tàng tư nhân với hàng nghìn kỷ vật tại xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.