Công chúa triều Nguyễn bị đổi sang họ mẹ, phế làm thứ dân

Tường Minh |

Cũng như quan lại, công chúa triều Nguyễn có thành tích tốt thì được khen thưởng và có lỗi lầm thì sẽ bị trừng phạt tuỳ theo mức độ.

Theo "Từ điển triều Nguyễn" của Võ Hương An, cũng như quan lại, công chúa có thành tích tốt thì được khen thưởng và có lỗi lầm thì sẽ bị trừng phạt tuỳ theo mức độ.

Hình phạt là phạt bổng, cách tước phong, đổi sang họ mẹ, phế làm thứ dân... Cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét và đề nghị lên vua quyết định là Tôn Nhơn Phủ.

Và trường hợp của của Phục Lễ công chúa dưới đây được chép lại trong “Thực lục” và “Thế phả” là một điển hình:

Bà là con gái thứ 35, con gái út của vua Thiệu Trị, tên thật kà Nguyễn Phúc Gia Phúc, sinh năm 1847, được phong làm “Đổng Xuân công chúa”.

Năm 1863, bà lấy chồng là Phò mã Đô uý Nguyễn Lâm, con trai của Võ Hiển điện Đại học sĩ Nguyễn Tri Phương. Năm 1873, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận khi Pháp công thành Hà Nội.

Bà ở goá một thời gian rồi tư thông với Gia Hưng Công Hồng Hưu (anh em khác mẹ), sinh một con gái. Việc bị phát giác năm 1884 dưới triều Kiến Phúc, bà bị cách hết tước vị, phế làm thứ dân, đổi sang họ mẹ.

Dưới triều Hàm Nghi, thấy bà hối cải, Tôn Nhơn Phủ tâu xin khoan hồng, được cho khai phục danh vị “công chúa” nhưng bỏ tước hiệu Đồng Xuân, chỉ được ăn nửa bổng, không được vào cung chầu hầu, con không được tập ấm Hiệu uý.

Năm 1887, triều Đồng Khánh, cho khai phục tước hiệu với đầy đủ quyền lợi nhưng đổi gọi là Phục Lễ công chúa.

Lương bổng là tiền và gạo

Cũng theo Từ điển nhà Nguyễn của Võ Hương An, hoàng nữ cũng như hoàng tử triều Nguyễn đều được cấp lương bổng bằng tiền và gạo.

Đời Gia Long và đầu đời Minh Mạng, nghĩa là từ 1831 trở về trước, số lương bổng cấp cho ai, bao nhiêu là do lòng ưu ái của vua chứ chưa có lệ định ràng.

Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), lương bổng của hoàng tử và hoàng nữ mới thực sự đi vào nề nếp như bảng kê dưới đây:

Từ 1-10 tuổi: 120 quan tiền + 60 phương gạo, trong đó có 10 phương gạo trắng (1 phương gạo = 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng).

11-21 tuổi: 180 quan tiền +120 phương gạo, trong đó có 18 phương gạo trắng.

22 tuổi trở lên: 300 quan tiền + 120 phương gạo, trong đó có 24 phương gạo trắng.

Và số lương bổng này không tăng thêm sau khi công chúa đi lấy chồng ngoài một lần trợ cấp đặc biệt.

Công chúa có phủ đệ riêng

Ngoài tư trang, công chúa có phủ đệ riêng. Chồng được gọi là phò mã, con cái sinh ra tuy mang họ của chồng nhưng vẫn được gọi là "Mệ", y như con của các hoàng tử.

Đặc biệt, chỉ trường hợp công chúa không có con thì phò mã mới được lấy vợ lẽ.

Ngoài ra, khi cha mẹ chồng qua đời, công chúa chỉ để tang, mặc áo bằng gấu 1 năm thay vì 3 năm như trong dân gian.

Những công chúa tảo vong (chết sớm) hoặc không chồng con, khi chết sẽ được phụng thờ tại đền Triển Thân - nơi được lập ra để thờ các ông hoàng bà chúa vô tự.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Hà Kiều Anh, công chúa đời thứ 7 và tôi nghe như vậy

Tường Minh |

Hoá ra những ồn ào của Hoa hậu Hà Kiều Anh liên quan đến chuyện "công chúa đời thứ 7 triều Nguyễn" suốt 2 hôm nay xuất phát từ việc "như thị ngã văn" - tôi nghe nói như vậy. Và hai chữ "công chúa" đến giờ vẫn không phải là khoa học thường thức.

Chuyện gả chồng của công chúa triều Nguyễn qua lời kể chánh mật thám Pháp

Tường Minh |

Léon Sogny, chánh mật thám Trung Kỳ, trong một bài báo đăng trên Tập san Hội Đô thành hiếu cổ (B.A.V.H) năm 1934, đã kể nhiều chuyện ly kỳ về việc chọn chồng - phò mã cho những công chúa cành vàng lá ngọc của triều Nguyễn.

Nhân sự việc Hoa hậu Hà Kiều Anh: Công chúa thì phải được vua phong

Tường Minh |

Với nhà Nguyễn, từ đời Minh Mạng trở đi, vua ra lệnh gọi con gái của vua là Hoàng nữ. Và cũng từ đó, công chúa là một tước vị được vua sách phong chứ không thể tự nhận.

Hà Kiều Anh mà tự nhận là công chúa thì chưa hiểu biết thấu đáo về lịch sử

Tường Minh |

Ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, hậu duệ của Tuy Lý Vương và là hội viên Hội Khoa học lịch sử thành phố Huế khẳng định Hoa hậu Hà Kiều Anh không phải là "công chúa đời thứ 7 triều Nguyễn".

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hà Kiều Anh, công chúa đời thứ 7 và tôi nghe như vậy

Tường Minh |

Hoá ra những ồn ào của Hoa hậu Hà Kiều Anh liên quan đến chuyện "công chúa đời thứ 7 triều Nguyễn" suốt 2 hôm nay xuất phát từ việc "như thị ngã văn" - tôi nghe nói như vậy. Và hai chữ "công chúa" đến giờ vẫn không phải là khoa học thường thức.

Chuyện gả chồng của công chúa triều Nguyễn qua lời kể chánh mật thám Pháp

Tường Minh |

Léon Sogny, chánh mật thám Trung Kỳ, trong một bài báo đăng trên Tập san Hội Đô thành hiếu cổ (B.A.V.H) năm 1934, đã kể nhiều chuyện ly kỳ về việc chọn chồng - phò mã cho những công chúa cành vàng lá ngọc của triều Nguyễn.

Nhân sự việc Hoa hậu Hà Kiều Anh: Công chúa thì phải được vua phong

Tường Minh |

Với nhà Nguyễn, từ đời Minh Mạng trở đi, vua ra lệnh gọi con gái của vua là Hoàng nữ. Và cũng từ đó, công chúa là một tước vị được vua sách phong chứ không thể tự nhận.

Hà Kiều Anh mà tự nhận là công chúa thì chưa hiểu biết thấu đáo về lịch sử

Tường Minh |

Ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, hậu duệ của Tuy Lý Vương và là hội viên Hội Khoa học lịch sử thành phố Huế khẳng định Hoa hậu Hà Kiều Anh không phải là "công chúa đời thứ 7 triều Nguyễn".