Chuyện đào tạo nghề trong ngành làm phim Việt

Anh Tuấn |

Ngành phim Việt đang phát triển “nóng” thu hút ngày càng nhiều nhân sự tham gia vào ngành, cho thấy một ngành công nghiệp văn hóa có thể tạo ra giá trị và đem đến công ăn việc làm cho xã hội.

Bùng nổ khóa đào tạo làm phim “thực chiến”

Hai tháng qua, đạo diễn Võ Thanh Hòa bận rộn với công việc chia sẻ kỹ năng làm phim cho 7 đơn vị đào tạo khác nhau với gần 200 học viên. Từng học hành bài bản về ngành phim tại Singapore, bản thân góp mặt ở nhiều dự án bom tấn, đạo diễn Võ Thanh Hòa hy vọng sẽ đào tạo ra những thế hệ nhân sự mới để cùng anh tạo ra những bộ phim ăn khách.

“Tất nhiên để trở thành một nhà làm phim thực thụ thì những kiến thức các bạn được nghe trong vài ngày qua là chưa đủ. Nhưng qua các lớp này, tôi hy vọng sẽ giúp các bạn học viên có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc đầy thú vị này” - đạo diễn Võ Thanh Hòa chia sẻ.

Võ Thanh Hòa không phải đạo diễn duy nhất vừa làm phim vừa đào tạo nhân sự trong ngành. Bột Publishing - công ty sách từng xuất bản cuốn “giáo khoa kinh điển” về nghề biên kịch trên thế giới có tựa đề “Cứu con mèo” - cũng đang lên kế hoạch tổ chức buổi workshop “Sáng tạo không cực” để chia sẻ kỹ năng làm phim từ góc nhìn sản xuất. Các học viên sẽ được nghe kinh nghiệm từ Vũ Quỳnh Hà - “bàn tay vàng” từng đứng sau nhiều dự án điện ảnh đình đám như “Cô gái đến từ hôm qua”, “Để mai tính 2”, “Em là bà nội của anh”, “Tháng năm rực rỡ”…

Đây là khóa đào tạo ít ỏi tiếp cận nghề làm phim từ góc nhìn sản xuất với những bài học thực chiến như: Kỹ năng làm việc với biên kịch để cho ra kịch bản khả thi, kỹ năng thuyết phục đạo diễn...

Ngành phim rất khát nhân sự

Nhiều năm qua, những khóa đào tạo làm phim thực chiến nở rộ ở TPHCM, nơi có thị trường điện ảnh sôi động nhất cả nước. Ngành phim phát triển càng nhanh, những dự án trăm tỉ ngày càng nhiều thì càng thu hút các bạn trẻ mong muốn tham gia vào ngành phim.

Không chỉ những người được đào tạo bài bản qua các trường đại học điện ảnh mới mong muốn thử sức trong ngành nghề sáng tạo thú vị này, cả những nhân sự “tay ngang” học trái ngành trái nghề cũng muốn tham gia.

“10 năm trước, nếu như ngành phim chỉ thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn, thì bây giờ ngày càng có nhiều người ngoài ngành muốn tham gia làm phim” - đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nói.

“Ngành phim cần cả những chuyên gia về trang phục, trang điểm, múa, chuyên gia hình thể, võ sĩ… Bản thân tôi được đào tạo về kiến trúc, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng học kiến trúc và làm báo trước khi sang Mỹ học làm phim. Điện ảnh là ngành mô phỏng thế giới, nên tất cả những ngành nghề gì cần ở thế giới thực đều có đất dụng võ trong điện ảnh” - Nguyễn Hữu Tuấn phân tích.

Nữ diễn viên Hoàng Hà phủ sóng công chúng dày đặc năm 2023 với phim điện ảnh “Kẻ ăn hồn” và phim truyền hình “Chúng ta của 8 năm sau” kể một ví dụ cho thấy cô đã áp dụng những kỹ năng của chuyên ngành… múa vào phim như thế nào.

“Tham gia phim kinh dị “Kẻ ăn hồn”, nhà sản xuất Hoàng Quân đã mời một giảng viên múa đến hướng dẫn diễn viên chúng tôi đóng những cảnh bị ma quỷ nhập ra sao” - diễn viên Hoàng Hà chia sẻ.

Tiêu chí gì để tham gia ngành phim?

Diễn viên Lý Thu Uyên - nhà sản xuất từng đoạt hàng loạt giải thưởng trong nước và quốc tế, cũng là một giảng viên đang làm công tác đào tạo, thì đó chính là “gu thẩm mỹ” chia sẻ: “Mỗi khi đứng lớp các khóa đào tạo diễn viên, tôi thường bắt các bạn xem và phân tích phim vì nó thật sự quan trọng để xây dựng gu thẩm mỹ của bản thân”.

“Gu thẩm mỹ cá nhân là điều thực sự quan trọng đối với nghệ sĩ hay người tham gia nghệ thuật. Nếu một diễn viên có gu thẩm mỹ, bạn sẽ biết thế nào diễn hay và diễn dở”, Lý Thu Uyên nói.

Ngành phim Việt đang phát triển với tốc độ vũ bão, đem đến thu nhập đáng kể, chính vì thế thu hút ngày càng nhiều nhân sự tham gia vào ngành.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Phim Việt về thân phận người phụ nữ tranh giải tại Liên hoan phim Berlin

Huyền Chi |

Bộ phim "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân nằm trong đề cử tranh giải ở Liên hoan phim Berlin 2024.

Phim Việt và hành trình công nghiệp hóa giữa bộn bề khó khăn

Mi Lan |

Điện ảnh nằm trong danh sách 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tuy nhiên, trong năm 2023, phim Việt vẫn ngổn ngang khó khăn và tranh cãi.

Chờ sự vào cuộc của giới phê bình điện ảnh khi phim Việt trong bão dư luận

Huyền Chi |

Khi một bộ phim có nhiều luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, gây tranh cãi trong dư luận, nhà sản xuất và khán giả mong chờ sự vào cuộc của giới phê bình điện ảnh.

Minh Hằng đối đầu Trấn Thành, Lý Hải trên chặng đua phim Việt nửa đầu 2024

An Nhiên |

Sau những thành công nhất định ở chặng đường làm phim điện ảnh, cả 3 nghệ sĩ Trấn Thành, Lý Hải, Minh Hằng đều được kì vọng sẽ mang đến những tác phẩm “bùng nổ” vào năm sau.

Thị trường phim Việt tăng tốc dịp cuối năm nhưng chưa đủ đột phá

NGỌC DỦ |

Tính đến ngày 8.12, bộ phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp giữa tháng 10, có doanh thu gần 140 tỉ đồng và “Người vợ cuối cùng” ra rạp đầu tháng 11, doanh thu hơn 96 tỉ đồng. Tháng 12 này, cuộc đua phim Việt tại rạp sôi động hơn khi có thêm “Người mặt trời” (khởi chiếu ngày 8.12) và “Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu” (khởi chiếu ngày 29.12).

Tiền và muôn nỗi bi hài ở phim Việt năm 2023

Mi Lan |

Những hãng phim nhà nước “vật vã” sau quá trình cổ phần hóa, những bộ phim thua lỗ nằm xếp lớp... vẫn là câu chuyện dài kỳ ở phim Việt.

Bất ngờ và không bất ngờ tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23

Việt Văn |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 đã hạ màn. Dĩ nhiên giải thưởng nào cũng sẽ tạo ra những ý kiến khác nhau nhưng kết quả năm nay nhìn chung mang hướng tích cực, nhận được hưởng ứng của số đông.

Trây ỳ nợ thuế ở Thái Bình, một loạt chủ doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

TRUNG DU |

Thái Bình - Theo thông tin công khai từ Cục thuế tỉnh Thái Bình, trong tháng 12.2023 và tháng 1.2024, các Chi cục thuế trực thuộc đã ban hành 21 thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 21 cá nhân là người đại diện theo pháp luật của 21 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn tỉnh vì trây ỳ nợ thuế.

Phim Việt về thân phận người phụ nữ tranh giải tại Liên hoan phim Berlin

Huyền Chi |

Bộ phim "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân nằm trong đề cử tranh giải ở Liên hoan phim Berlin 2024.

Phim Việt và hành trình công nghiệp hóa giữa bộn bề khó khăn

Mi Lan |

Điện ảnh nằm trong danh sách 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tuy nhiên, trong năm 2023, phim Việt vẫn ngổn ngang khó khăn và tranh cãi.

Chờ sự vào cuộc của giới phê bình điện ảnh khi phim Việt trong bão dư luận

Huyền Chi |

Khi một bộ phim có nhiều luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, gây tranh cãi trong dư luận, nhà sản xuất và khán giả mong chờ sự vào cuộc của giới phê bình điện ảnh.

Minh Hằng đối đầu Trấn Thành, Lý Hải trên chặng đua phim Việt nửa đầu 2024

An Nhiên |

Sau những thành công nhất định ở chặng đường làm phim điện ảnh, cả 3 nghệ sĩ Trấn Thành, Lý Hải, Minh Hằng đều được kì vọng sẽ mang đến những tác phẩm “bùng nổ” vào năm sau.

Thị trường phim Việt tăng tốc dịp cuối năm nhưng chưa đủ đột phá

NGỌC DỦ |

Tính đến ngày 8.12, bộ phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp giữa tháng 10, có doanh thu gần 140 tỉ đồng và “Người vợ cuối cùng” ra rạp đầu tháng 11, doanh thu hơn 96 tỉ đồng. Tháng 12 này, cuộc đua phim Việt tại rạp sôi động hơn khi có thêm “Người mặt trời” (khởi chiếu ngày 8.12) và “Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu” (khởi chiếu ngày 29.12).

Tiền và muôn nỗi bi hài ở phim Việt năm 2023

Mi Lan |

Những hãng phim nhà nước “vật vã” sau quá trình cổ phần hóa, những bộ phim thua lỗ nằm xếp lớp... vẫn là câu chuyện dài kỳ ở phim Việt.

Bất ngờ và không bất ngờ tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23

Việt Văn |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 đã hạ màn. Dĩ nhiên giải thưởng nào cũng sẽ tạo ra những ý kiến khác nhau nhưng kết quả năm nay nhìn chung mang hướng tích cực, nhận được hưởng ứng của số đông.