Ấn tượng mạnh với màn trình diễn thực cảnh trên suối Yến, chùa Hương

THẾ VINH (thực hiện) |

Tối ngày 19.9.2018, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra trên dòng suối Yến, Chùa Hương để mừng quần thể danh lam thắng cảnh chùa Hương - Hương Sơn đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt.

Vở diễn thực cảnh “Chùa Hương xưa – nay” với sự tham gia của gần 500 bà con nhân dân huyện Mỹ Đức, 112 con đò, hàng trăm bộ trang phục, hàng trăm tấn thiết bị và một êkíp gần 600 người khẩn trương thi công, dàn dựng ngày đêm trong vòng 2 tháng đã tạo ra một kỳ tích: Hiện thực hoá ý tưởng Vở diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện tại bối cảnh non nước thiên nhiên. Thiên nhiên được lấy làm phông màn sân khấu, tạo ra ấn tượng mạnh cho người xem, mở ra một hướng đi mới trong cách khai thác tiềm năng của những vùng di sản đặc biệt của Việt Nam.

Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với hai nhân vật chính của ý tưởng độc đặc này: Thượng toạ Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương và đạo diễn Quảng Minh - Nguyễn Việt Tú, người tiên phong khai phát trình diễn thực cảnh tại Việt Nam.

Thưa Thượng toạ Thích Minh Hiền - là một vị sơn Tăng am tường nghệ thuật - Thượng toạ hoan hỷ cho biết, ý tưởng về một chương trình biểu diễn trên dòng suối Yến được hình thành từ khi nào?

- Như chúng ta đã biết, chùa Hương sơn thuỷ hữu tình, kỳ sơn tú thuỷ, bản thân nơi đây đã là một tác phẩm nghệ thuật lớn. Gần 40 năm tu hành và 16 năm trụ trì tại đây tôi đã ước nguyện một ngày nào đó biến nơi đây thành một sân khấu nghệ thuật Phật giáo chân thực tự nhiên, những ý tưởng nghệ thuật được thể cúng dàng lên đức Thế Tôn, tri ân đức Quán Thế Âm - Phật chủ chùa Hương, ca ngợi Phật pháp nhiệm màu cũng như cảnh sắc, con người của vùng Hương Sơn, Mỹ Đức. Khái niệm “thực cảnh” cũng từ đó mà dần dà trở thành tên của một loại hình biểu diễn như đêm 19.9 vừa qua.

Tuy nhiên, bản thân tôi cũng ý thức rằng, thực hiện điều này không đơn giản, vì các yếu tố kỹ thuật đi kèm cho hình thức biểu diễn này to lớn, phức tạp nằm ngoài sự hiểu của mình ở thời điểm ý tưởng phát khởi. Thật bội hỷ, trải qua nhiều năm ấp ủ, trao đổi bàn bạc cộng với sự nhiệt tâm tìm tòi của Đạo diễn Phật tử Quảng Minh Việt Tú cùng anh chị em êkíp, nhân duyên hội tụ vào đúng dịp quần thể danh lam thắng cảnh Chùa Hương được đón nhận danh hiệu Di sản quốc gia đặc biệt do Chính phủ trao tặng.

Thưa đạo diễn Việt Tú, người giờ đây được đồng nghiệp gọi bằng cái tên Việt Tú “thực cảnh” như một ghi nhận cho sự tiên phong của anh với nghệ thuật thực cảnh tại Việt Nam, anh có thể cho biết những thách thức trong việc hiện thực hoá vở diễn được hoá thân hoàn toàn trong bối cảnh thiên nhiên là gì?

- Thách thức lớn nhất đó chính là thiên nhiên, sân khấu biểu diễn, phần hậu đài và 2 khán đài A-B trải trên một khu vực 1,5km dài với tổng diện tích gần 2.000 mét vuông, với mực nước lên xuống bất thường vào mùa mưa bão, điều đó có nghĩa là chỉ sau vài tiếng tất cả những gì bạn thực hiện từ khu vực biểu diễn, cho đến thiết bị kỹ thuật có thể biến mất không dấu vết dưới làn nước. Thách thức tiếp theo là địa bàn thực hiện, để đặt hàng trăm chiếc đèn chiếu sáng bối cảnh chúng tôi đã phải thi công một hạ tầng khổng lồ trải dài 1,5km suối và cũng là ngần đó cable tín hiệu kết nối nổi, ngầm băng ngang dòng suối, chưa kể sau đó đưa toàn bộ tín hiệu về bàn điều khiển.

Anh có thể cho biết những kỹ thuật nào đã được Thượng toạ Thích Minh Hiền và anh quyết định đưa vào vở diễn thực cảnh ấn tượng này và có nhất thiết một vở diễn thực cảnh mang yếu tố dân tộc, lấy cảm hứng từ Phật giáo cần nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại đến vậy không?

- Có thể khẳng định vở diễn thực cảnh “Chùa Hương xưa - nay” chỉ có thể thực hiện với tầm nhìn và quyết tâm của Thượng toạ do quá nhiều thách thức, trình diễn thực cảnh không thể tách rời khỏi yếu tố kỹ thuật hiện đại, vì thiếu yếu tố này mọi cảm xúc sẽ tan biến, vì ban đêm thực cảnh là một chiếc hộp đen khổng lồ. Vì vậy kỹ thuật luôn là phần thách thức, tốn kém nhất trong các dự án trình diễn thực cảnh.

Với riêng vở diễn thực cảnh chùa Hương, nếu không có yếu tố này khán giả sẽ không thể có những ấn tượng đến rơi nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh đức Phật, đức Phật Hương Tích Quán Thế Âm hiển linh thông qua công nghệ trình chiếu 3D kết hợp với ánh sáng sừng sững trên đỉnh núi. Ở Việt Nam đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện được điều này, và trên thế giới thì cũng vô cùng hiếm hoi.

Anh có thể nói kỹ hơn về chi tiết ấn tượng lần đầu tiên tại Việt Nam này?

- Để tạo ra được điều mà chúng tôi gọi là “kỳ diệu” đó một hệ thống 4 máy chiếu công suất mạnh nhất đã được một công ty về thiết bị biểu diễn hàng đầu Việt Nam nhập về. Để bảo vệ an toàn cho hệ thống máy chiếu tiền tỉ này chúng tôi phải thiết lập một hệ thống dàn khung khổng lồ, có mái che, nhằm chắc chắn thiết bị trình chiếu sẽ không bị ảnh hưởng bởi mọi điều kiện thời tiết.

Khó khăn chính là khoảng cách, vì vậy riêng phần trình chiếu này chúng tôi phải căn chỉnh qua bộ đàm, đạo diễn thì đứng ở khán đài cách khu vực trình chiếu gần 1km để đảm bảo có góc nhìn tương tự người xem, êkíp kỹ thuật trình chiếu thì ngồi trong một nhà lều và thao tác kỹ thuật theo điều khiển như vậy hàng đêm, cho đến khi tìm ra được góc nhìn và hình khối chuẩn.

Hình ảnh đêm diễn.
Hình ảnh đêm diễn.

Tôi và khán giả cũng thực sự tò mò vì không biết làm cách nào hơn 100 con đò (cả biểu diễn, cả trợ lý) có thể di chuyển theo đội hình trên dòng suối mà lại vào buổi tối không hề có bất kỳ một phương tiện điều khiển hay hướng dẫn nào cho người dân vốn cũng không phải là diễn viên chuyên nghiệp?

- Tôi có thể khẳng định không diễn viên chuyên nghiệp nào đủ khả năng lái đò như bà con tại Hương Sơn, Mỹ Đức, những người cả đời gắn mình với công việc này, bên cạnh đó con đò cần được điều khiển như một diễn viên múa trên dòng suối nghĩa là nhanh chậm, theo đội hình uốn lượn theo các tượng hình, chưa kể chỉ cần sai khoảng cách hay hướng gió con đò sẽ trở chứng phá tan đội hình.

Để chinh phục thách thức này tôi quyết định dùng phương án cổ điển là không dùng phương tiện điều khiển mà tận dụng thói quen, kinh nghiệm của người lái đò, bàn bạc với họ, rồi cuối cùng đặt niềm tin vào họ. Điều đó được minh chứng qua cơn mưa Pháp vũ bất chợt ào ào đổ xuống đúng lúc vở múa Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm và Hương sen mầu nhiệm vào những phút cuối chương trình. Thật màu nhiệm vi diệu và hy hữu vô cùng.

Trình diễn thực cảnh còn quá mới ở Việt Nam, ngay cả với những người trong nghề, có bao giờ anh băn khoăn rằng những gì anh và êkíp của mình đang thực hiện, đa phần mọi người sẽ không hiểu?

- Cái gì đã trở nên quen thuộc mình mới làm theo thì cơ hội sáng tạo sẽ không còn, ở đâu cũng vậy, những người tiên phong khai phát luôn có thách thức, tôi thì cho rằng làm trình diễn thực cảnh ở Việt Nam thách thức nằm ở chỗ người ta chưa hiểu khái niệm thôi, còn về hình thức rất dễ lay động lòng người, do sơn thuỷ hữu tình, non sông gấm vóc, con người địa phương được tôn vinh, câu chuyện nhẹ nhàng dễ hiểu mà chúng ta ai cũng là một phần trong đó.

Thưa Thượng Toạ Thích Minh Hiền, được biết Thượng tọa là người chỉ đạo nghệ thuật toàn bộ tác phẩm thực cảnh đồ sộ này, nhưng chỉ trình diễn một lần, liệu có quá đáng tiếc, và trong tương lai gần Thượng toạ có ý định biến đây thành một hoạt động văn hoá thường kỳ để quảng bá những giá trị của quần thể danh lam thắng cảnh chùa Hương, cũng như con người Hương Sơn, Mỹ Đức tới đông đảo du khách, Phật tử thập phương?

- Trên thực tế để thực hiện được điều này ngoài nhân duyên của nhà Chùa, còn là sự nỗ lực của địa phương, bà con nhân dân Hương Sơn, Mỹ Đức và sự phát tâm công đức của các nhà cung cấp. Ngay từ ban đầu chúng tôi đã có một kế hoạch dài hạn cho tác phẩm này, vì thấy rằng đây là một hình thức nghệ thuật rất phù hợp với di sản chùa Hương, vừa tận dụng được cảnh sắc, con người địa phương, vừa tôn vinh được những giá trị nhân văn của đạo Phật và quần thể danh thắng.

Tuy nhiên, để hiện thực hoá được việc trình diễn thực cảnh định kỳ chúng tôi cũng cần sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, đặc biệt là sự đầu tư nghiêm túc từ các doanh nhân làm văn hoá, du lịch. Được như vậy, chắc chắn chùa Hương sẽ không chỉ là một điểm hành hương Phật giáo, mà còn góp một phần không nhỏ trong việc giới thiệu hình ảnh Việt Nam, đất nước, con người tới du khách, Phật tử trên thế giới.

Còn đạo diễn Việt Tú, anh có cho rằng hình thức trình diễn thực cảnh sẽ phát triển tại Việt Nam trong tương lai, và với con mắt kinh nghiệm của một nhà sản xuất nghệ thuật anh cho rằng đâu là thách thức lớn nhất?

- Ngay từ khi ra mắt vở diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam “Ngày xưa” (tức “Thuở ấy xứ Đoài”) tôi đã nói: “Chắc chắn trình diễn thực cảnh sẽ là mô hình rất phù hợp và phổ biến tại Việt Nam”. Chỉ vài tháng sau đó một vở diễn thực cảnh khác tại Hội An đã ra mắt, và giờ đây là vở diễn tại chùa Hương - Hà nội.

Hàng ngày cũng có nhiều nhà đầu tư tìm đến êkíp chúng tôi để được tư vấn cho mô hình đầu tư mới, rất tiềm năng này. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có núi non sông nước rất phù hợp với trình diễn thực cảnh do cảnh sắc, con người, và quan trọng nhất là nền văn hoá lay động lòng người, hàng năm chúng ta đón một lượng khách du lịch lớn nhưng chưa làm họ thoả mãn về khía cạnh tìm hiểu văn hoá.

Nói về thách thức, tôi cho rằng có hai điều, một là tư duy làm nghệ thuật dân tộc cũ kỹ, chộp giật, lẫn lộn giữa events và lễ hội kiểu lấy thành tích, bản thân người làm không hiểu và cũng không nghiên cứu về văn hoá dân tộc; hai là thị trường du lịch trong nhiều năm qua đang hướng du khách đến những sản phẩm giá rẻ, cạnh tranh về giá bất chấp chất lượng. Một tác phẩm như “Ngày xưa” hay “Chùa Hương” không thể bán vé 3 – 5USD được, đó là một bài toán để có thể giải được cần sự chung tay của không chỉ một công ty nhỏ lẻ, mà cả một mặt bằng phát triển kinh tế du lịch từ Trung ương đến địa phương.

Tôi tin vào cơ hội này, chính vì vậy từ nhiều năm trước tôi và êkíp của mình đã quyết tâm chuyển hướng từ Tây sang Đông để thực hiện những tác phẩm thực cảnh dân tộc như ngày hôm nay.

Xin cảm ơn Thượng tọa Thích Minh Hiền và Đạo diễn Việt Tú!

THẾ VINH (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Ấn tượng sân khấu thực cảnh đầu tiên mô phỏng không gian Hội An cổ xưa

Hoàng Văn Minh |

Tối 28.7, tại khu vực Cồn Hội (Cẩm Nam, Hội An), Công viên văn hóa chủ đề "Ấn tượng Hội An - Hội An Impression Theme Park” đã khai trương.

“Tinh hoa Bắc Bộ” - Sân khấu thực cảnh tôn vinh giá trị văn hóa Việt

MAI KHÁNH |

Vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” được đầu tư công phu, và kỳ vọng trở thành một đột phá trong những sản phẩm văn hoá du lịch đặc sắc...

NSND Trần Bình tiết lộ về tác giả ý tưởng sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam

Đào Bích |

NSDN Trần Bình - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam vừa mới lên tiếng về những tranh cãi liên quan đến đạo diễn Việt Tú và ông Đào Hồng Tuyển.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Ấn tượng sân khấu thực cảnh đầu tiên mô phỏng không gian Hội An cổ xưa

Hoàng Văn Minh |

Tối 28.7, tại khu vực Cồn Hội (Cẩm Nam, Hội An), Công viên văn hóa chủ đề "Ấn tượng Hội An - Hội An Impression Theme Park” đã khai trương.

“Tinh hoa Bắc Bộ” - Sân khấu thực cảnh tôn vinh giá trị văn hóa Việt

MAI KHÁNH |

Vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” được đầu tư công phu, và kỳ vọng trở thành một đột phá trong những sản phẩm văn hoá du lịch đặc sắc...

NSND Trần Bình tiết lộ về tác giả ý tưởng sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam

Đào Bích |

NSDN Trần Bình - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam vừa mới lên tiếng về những tranh cãi liên quan đến đạo diễn Việt Tú và ông Đào Hồng Tuyển.