Sinh viên ngành y: "Ra trường có lương bằng công nhân là tốt lắm rồi"

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Thời gian đào tạo lâu, học phí đắt đỏ nhưng khi vào nghề lại hưởng chế độ đãi ngộ không tương xứng - điều này khiến rất nhiều sinh viên ngành y tự vấn: "Có nên theo nghề hay không?". Thậm chí, nhiều sinh viên chuẩn bị ra trường chỉ "ao ước" có lương bằng công nhân.

Đấu tranh tư tưởng để chọn hướng đi phù hợp

Đối với nhiều ngành đào tạo khác, sau 4 năm học, tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể đi làm luôn, nhưng với sinh viên trường Y sau khi học tập 6 năm và tốt nghiệp ra trường, đó mới tạm gọi là “xóa mù”.

Theo quy định, bác sĩ sau khi ra trường phải thực hành liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, với các bác sĩ thì sự đầu tư học hành là rất nhiều.

Chưa kể, học phí đào tạo ngành y luôn nằm trong top cao và tăng liên tục. Thậm chí có những cơ sở đào tạo học phí lên đến 70 triệu/năm. Vất vả là vậy nhưng nếu được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì bác sĩ hưởng lương, phụ cấp chỉ hơn 4,8 triệu đồng. Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống.

Thực tế này khiến nhiều sinh viên ngành y băn khoăn bởi chế độ đãi ngộ không xứng đáng với thời gian, công sức mà họ đã bỏ ra trong suốt nhiều năm đèn sách.

Chia sẻ với Báo Lao Động, Bạch Đức - sinh viên Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên) cho biết, bản thân em có rất nhiều trăn trở về việc nên theo nghề hay không?

"Hiện nay, học phí ngành y rất cao, chúng em chỉ lo áp lực học hành, thi cử nên không có thời gian làm thêm, điều kiện kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Thực ra, ai cũng mong muốn đi học để có tương lai và cuộc sống tốt hơn, bố mẹ em cũng vì vậy mà quanh năm suốt tháng làm lụng ở quê gửi tiền lên cho con học tập. Thế nhưng với mức lương ra trường thấp như vậy, em lo cho bản thân còn chưa nổi thì làm sao có thể báo đáp cha mẹ” - Đức thở dài.

Sau khi hoàn thành chương trình học, Bạch Đức vẫn mong mỏi được theo nghề nhưng em sẽ cố làm thêm một nghề khác để  trang trải cuộc sống. Đức cũng mong mỏi, thời gian tới sẽ có mức đãi ngộ phù hợp với nhân viên y tế, để các sinh viên chuẩn bị ra trường yên tâm, chuyên tâm học tốt, làm tốt công việc chuyên ngành, không phải nặng gánh mưu sinh.

Còn Lương Quốc Thái - sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội lại có định hướng khác. Thái sẽ hoàn thành chương trình học, nhưng tốt nghiệp xong em sẽ chuyển hướng với những dự định mới.

“Gia đình em có truyền thống làm bác sĩ nên em hiểu được những vất vả trong nghề. Em muốn sau khi ra trường sẽ có mức thu nhập ổn định hơn và có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè. Không phải em không yêu nghề, không phải không muốn cống hiến và theo đuổi nhưng hoàn cảnh và điều kiện hiện tại cho thấy em cần ưu tiên lo tốt cho bản thân và cuộc sống của mình trước.

Bản thân em cũng từng băn khoăn, đặt lên bàn cân so sánh những thứ được và mất trước khi quyết định, rất may gia đình hoàn toàn ủng hộ em” - Quốc Thái chia sẻ.

Nuôi nấng niềm tin

Khi được hỏi về định hướng công việc trong tương lai, em Hà Giang - sinh viên Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên) đã bày tỏ sự kiên định. Giang cho biết, 6 năm học đại học chỉ là bước đầu, muốn theo nghề phải học thêm 18 tháng lấy chứng chỉ hành nghề, sau đó học tiếp 1-2 năm chuyên khoa. Nhiều năm học tập phải bỏ ra biết bao công sức và tiền bạc, cô nàng quyết tâm bám trụ với nghề.

"Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực, chúng em phải học hành thâu đêm suốt sáng. Có những đêm trực không được ngủ tí nào, hôm sau vẫn phải đi thi. Bản thân em một tuần phải đi trực 1-2 buổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện A Thái Nguyên, Bệnh viện phổi Thái Nguyên. Vừa trực vừa học rất vất vả nhưng sinh viên không đi trực thì không nhận được đồng phụ cấp nào.

Nỗ lực là vậy, em chỉ mong sau khi ra trường mức lương của bác sĩ bằng với mức lương của công nhân là tốt lắm rồi” - Hà Giang cười trừ.

Chia sẻ về ngành nghề bản thân đang theo đuổi, Nguyễn Ngọc - sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết,  em rất buồn khi đọc thông tin về việc nhiều y bác sĩ nghỉ việc, bỏ nghề vì lương thấp. Nhưng em vẫn quyết tâm theo nghề vì em tin trong tương lai Nhà nước và các bộ ban ngành liên quan sẽ có thêm cơ chế và chính sách để cải thiện đời sống của nhân viên y tế.

Trang Thiều - Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Giải bài toán bất cập tiền lương, ngăn làn sóng y bác sĩ nghỉ việc

Nhóm PV |

Thời gian qua, rất nhiều chuyên gia, bác sĩ đã nói về những điều bất hợp lý trong tiền lương và chế độ đãi ngộ với nhân lực công tác trong ngành y tế nói chung và bác sĩ nói riêng. Nhiều người cho rằng, đây là bài toán cần có lời giải ngay để ngăn làn sóng bác sĩ bỏ việc, giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành y.

Ứng phó với việc hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc: Giải bài toán về cải thiện môi trường làm việc, thu nhập

Phạm Đông |

Làn sóng nhân viên y tế ở bệnh viện công, trạm y tế ồ ạt nghỉ việc sau dịch COVID-19 là thách thức buộc ngành y tế Hà Nội phải đối mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất cập về chính sách đãi ngộ và thu hút cán bộ, nhất là với cán bộ y tế tại cơ sở. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành y tế cần cải thiện ngay môi trường làm việc, thu nhập cho nhân viên y tế, về lâu dài rất cần nhiều chính sách mang tầm chiến lược.

Sinh viên ngành Y nói gì trước làn sóng y, bác sĩ nghỉ việc?

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi các y, bác sĩ nghỉ việc liên tục thời gian gần đây vì rất nhiều nguyên do thì sinh viên ngành Y đang ngồi trên ghế nhà trường chỉ có một suy nghĩ duy nhất: Cố gắng tiếp tục học tập, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi trên tay.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giải bài toán bất cập tiền lương, ngăn làn sóng y bác sĩ nghỉ việc

Nhóm PV |

Thời gian qua, rất nhiều chuyên gia, bác sĩ đã nói về những điều bất hợp lý trong tiền lương và chế độ đãi ngộ với nhân lực công tác trong ngành y tế nói chung và bác sĩ nói riêng. Nhiều người cho rằng, đây là bài toán cần có lời giải ngay để ngăn làn sóng bác sĩ bỏ việc, giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành y.

Ứng phó với việc hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc: Giải bài toán về cải thiện môi trường làm việc, thu nhập

Phạm Đông |

Làn sóng nhân viên y tế ở bệnh viện công, trạm y tế ồ ạt nghỉ việc sau dịch COVID-19 là thách thức buộc ngành y tế Hà Nội phải đối mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất cập về chính sách đãi ngộ và thu hút cán bộ, nhất là với cán bộ y tế tại cơ sở. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành y tế cần cải thiện ngay môi trường làm việc, thu nhập cho nhân viên y tế, về lâu dài rất cần nhiều chính sách mang tầm chiến lược.

Sinh viên ngành Y nói gì trước làn sóng y, bác sĩ nghỉ việc?

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi các y, bác sĩ nghỉ việc liên tục thời gian gần đây vì rất nhiều nguyên do thì sinh viên ngành Y đang ngồi trên ghế nhà trường chỉ có một suy nghĩ duy nhất: Cố gắng tiếp tục học tập, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi trên tay.