Lộ trình ôn thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp sĩ tử rinh điểm cao

Linh Tâm |

Xây dựng mục tiêu từng giai đoạn cụ thể và ôn luyện theo chiến lược sẽ giúp các sĩ tử chinh phục điểm giỏi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2023.

Dành lời khuyên cho học sinh, thầy Trần Đức Nội - giáo viên môn Toán Trường THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) cho biết, việc ôn thi đại học không đơn giản chỉ 1-2 tuần mà là một "cuộc chiến" lâu dài, phải xây dựng chiến lược cụ thể mới có thể đạt được kết quả tốt nhất. Theo đó, thí sinh nên phân chia lộ trình ôn thi theo 4 giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn 1: Học tập theo kế hoạch dạy học của nhà trường

Hầu hết các trường THPT sẽ có lịch ôn thi trên trường sau những tiết học chính. Bằng cách này, học sinh có thể củng cố được kiến thức và có nhiều thời gian để trao đổi với giáo viên.

Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ khoảng sau Tết Nguyên đán. Học sinh tập trung ôn luyện và nắm chắc toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa để “ăn chắc” những câu hỏi trong đề thi. Vì vậy, học sinh cần dành thời gian để ôn tập lại toàn bộ kiến thức của ba năm cấp 3.

Giai đoạn 2: Vừa học vừa luyện đề để nắm vững kiến thức

Trong quá trình dạy bài mới, giáo viên sẽ kết hợp giao thêm bài tập trắc nghiệm theo các chuyên đề, đề thi thử tốt nghiệp liên quan đến kiến thức tại thời điểm học. Ngoài ra có thêm dạng đề chủ yếu các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu dành cho học sinh học chưa tốt hoặc học sinh khá, giỏi muốn nắm chắc các dạng cơ bản, hạn chế các lỗi sai.

Trần Đức Nội chia sẻ bí quyết dành điểm cao môn Toán. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy Trần Đức Nội chia sẻ bí quyết dành điểm cao môn Toán. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giai đoạn 3: Tổng ôn kiến thức theo từng chủ đề

Giai đoạn này chú trọng việc học sinh có thể giải được tổng bao nhiêu câu, nếu gặp lỗi sai sẽ trực tiếp ôn tập lại kiến thức của câu đó, tránh tình trạng làm bài không chấm chữa, dẫn đến việc cùng một câu hỏi nhưng đề nào cũng sai, không thể cải thiện điểm số.

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, là thời gian để học sinh có thể tổng ôn lại toàn bộ kiến thức và vận dụng nó vào đề thi. Học sinh cần chú tâm luyện đề mà thầy cô giao, chấm chữa kỹ những câu sai và phải làm chắc chắn những câu đúng.

Giai đoạn 4: Tập trung luyện đề

Khoảng 1 tháng trước khi thi, học sinh chủ yếu làm đề thi thử để duy trì sự ghi nhớ kiến thức, cũng như kỹ năng của học sinh, giảm dần khối lượng học tập nhưng tăng cường về chất lượng.

Ở giai đoạn này, học sinh không nên luyện quá nhiều đề, điều này sẽ dẫn đến việc loạn kiến thức. Thực tế cho thấy, các đề trên mạng tràn lan và học sinh thường có xu hướng lưu về rất nhiều để giải. Tuy nhiên, việc luyện đề nhưng không chấm chữa kỹ sẽ dẫn đến việc lỗi sai chồng lỗi sai, không cải thiện điểm số.

Giai đoạn 4 chính là giai đoạn cuối cùng. Khuyến khích học sinh chú ý đến sức khỏe, tâm thế và sự minh mẫn, sáng tạo tốt nhất khi tham gia kỳ thi.

"Ở bất kì giai đoạn nào, thầy cô cũng hy vọng các em học sinh có thể bình tĩnh, tự tin, không quá áp lực về thành tích và điểm số. Từ đó tránh sai sót không đáng có khi làm đề thi" - thầy Nội chia sẻ.

Linh Tâm
TIN LIÊN QUAN

86 cơ sở giáo dục đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Sáng 14.2 có thêm 4 trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023, nâng tổng số lên 86.

Áp lực thi cử đè nặng, nhiều thí sinh chọn xét học bạ vào đại học

Phùng Nhung |

"Lạc" trong các kỳ thi riêng, áp lực với câu chuyện thi cử, nhiều thí sinh chọn xét học bạ Trung học phổ thông (THPT) để "nhẹ gánh" trước kỳ tuyển sinh năm 2023.

Để học sinh không sợ môn toán

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Môn toán được vận dụng rất nhiều vào những môn học khác và trong cuộc sống hàng ngày, từ tính nhẩm, tính nhanh, dùng bàn tính, máy tính… đều cần đến toán học. Nhưng có một thực tế, nhiều học sinh cảm thấy sợ hãi và ám ảnh mỗi khi nhắc đến tên môn học này. 

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

86 cơ sở giáo dục đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Sáng 14.2 có thêm 4 trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023, nâng tổng số lên 86.

Áp lực thi cử đè nặng, nhiều thí sinh chọn xét học bạ vào đại học

Phùng Nhung |

"Lạc" trong các kỳ thi riêng, áp lực với câu chuyện thi cử, nhiều thí sinh chọn xét học bạ Trung học phổ thông (THPT) để "nhẹ gánh" trước kỳ tuyển sinh năm 2023.

Để học sinh không sợ môn toán

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Môn toán được vận dụng rất nhiều vào những môn học khác và trong cuộc sống hàng ngày, từ tính nhẩm, tính nhanh, dùng bàn tính, máy tính… đều cần đến toán học. Nhưng có một thực tế, nhiều học sinh cảm thấy sợ hãi và ám ảnh mỗi khi nhắc đến tên môn học này.