Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên lên tiếng khi nhiều học sinh không có cơ hội học THPT

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Liên quan đến việc có gần 1/3 số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) không có cơ hội học tiếp Trung học phổ thông (THPT), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Điện Biên khẳng định: "Các em vẫn còn nhiều cơ hội khác".

Học trung học phổ thông không phải con đường duy nhất

Liên quan đến việc gần 1/3 số học sinh đã tốt nghiệp THCS nhưng không có cơ hội học tiếp THPT năm học 2023 - 2024, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Đoạt - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên khẳng định: "Các em vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Học THPT không phải con đường duy nhất".

Theo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên, từ năm học 2018-2019, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, giai đoạn 2018 - 2025".

Theo đó, môn học giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào các trường THCS và THPT. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS và 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục vào học tại các cơ sở đào tạo nghề. Theo đó, sẽ không tuyển quá 70% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các trường THPT.

Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo. Trong đó yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường các giải pháp tuyên truyền, thu hút học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Đoạt - Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên (trái) trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Thanh Bình
Ông Nguyễn Văn Đoạt - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên (trái) trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Thanh Bình

Cũng theo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên, việc phân luồng giáo dục là phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhằm bố trí lao động hợp lý và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

"Căn cứ vào lực học và khả năng phát triển của bản thân, mỗi học sinh nên có những lựa chọn phù hợp. Thực tế cho thấy, rất nhiều em đã học đại học nhưng lại chỉ làm những công việc của lao động phổ thông. Cũng có không ít em chọn học nghề và sau đó cũng đã rất thành công" - ông Đoạt nói.

Cần thay đổi quan điểm về giáo dục đào tạo

Như Lao Động đã phản ánh, có gần 1/3 số học sinh ở Điện Biên đã tốt nghiệp THCS năm 2022-2023 nhưng không có cơ hội học THPT. Sau khi các trường công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 đã có nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ và lo lắng vì không biết nên cho con em mình học lại hay bỏ học đi làm thuê.

Có thể thấy, không ít phụ huynh còn có tâm lý phải cho con em mình học hết THPT (cấp 3) sau đó mới tính việc tiếp tục học cao đẳng, đại học hoặc học nghề hoặc đi làm. Cũng có không ít đơn vị tuyển dụng yêu cầu lao động phải có bằng tốt nghiệp THPT thì mới được nhận.

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con em mình không trúng tuyển vào các trường THPT. Ảnh: Văn Thành Chương
Nhiều phụ huynh lo lắng khi con em mình không trúng tuyển vào các trường THPT. Ảnh: Văn Thành Chương

Về vấn đề này, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho rằng, bên cạnh việc tuyên truyền về phân luồng giáo dục và hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT thì các địa phương cũng cần tuyên truyền, phổ biến để người dân có cách nhìn đầy đủ và cởi mở hơn về định hướng nghề nghiệp cho con em mình.

"Tại các trường hoặc trung tâm dạy nghề, các em vẫn sẽ được đăng ký học chương trình THPT. Sau khi tốt nghiệp các em vừa có bằng THPT lại vừa có bằng (hoặc chứng chỉ) nghề nghiệp. Ngoài ra, nếu không vào được các trường THPT các em cũng có thể đăng ký theo học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện."

Liên quan đến 225 em học sinh không trúng tuyển tại Trường THPT Chà Cang (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) nên nhà trường có nguyện vọng mở thêm lớp để tạo cơ hội cho con em đồng bào địa phương. Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho biết, đầu tháng 9 Sở GDĐT sẽ có cuộc họp với các trường THPT để đánh giá kết quả tuyển sinh.

"Để mở thêm lớp cần phải bố trí được giáo viên vì hiện nay ngoài việc phân luồng giáo dục thì tỉnh Điện Biên đang phải đối diện với việc thiếu khoảng 2.000 giáo viên, trong đó cấp THPT thiếu trên 260 giáo viên. Thời gian qua, nhiều giáo viên đã phải dạy vượt số tiết tiêu chuẩn và thậm chí phải dạy 2-3 trường nên việc sắp xếp để mở thêm lớp là rất khó" - ông Đoạt cho hay.

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 33 trường Trung học phổ thông. Trong kỳ tuyển sinh năm học 2023 - 2024 có 19 trường tổ chức thi tuyển và 14 trường tổ chức xét tuyển.

Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2022-2023 là 11.037 học sinh, số học sinh trúng tuyển là 7.899 em, chiếm 71,6%.

Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không có cơ hội vào học THPT là 3.138 học sinh, chiếm 28,4%. Trong đó, có 616 học sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT nhưng không trúng tuyển, số còn lại không đăng ký dự tuyển.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Gần 1/3 học sinh tốt nghiệp THCS ở Điện Biên mất cơ hội học THPT

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi các trường Trung học phổ thông (THPT) tại Điện Biên công bố danh sách vào lớp 10, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang vì con em mình không có cơ hội học tiếp THPT.

Mức lương cao nhất của giáo viên trung học phổ thông hiện nay

Quế Chi (T/H) |

Cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông công lập hiện nay được quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Những trường hợp được đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023

Nam Dương |

Bạn đọc có email nguyenvietxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường hợp nào được đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông?

Học sinh Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Tin học quốc tế

Vân Trang |

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự kì thi Olympic Tin học quốc tế đều giành huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng.

Anh Thơ: Tôi có lý do khi nhiều lần khóc và thổn thức hát về Bác Hồ

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, ca sĩ Anh Thơ chia sẻ, nữ ca sĩ nhiều lần khóc khi hát về Bác Hồ. Mỗi khi cất lời hát về Người, trong lòng nữ ca sĩ tràn ngập cảm xúc.

Tài xế ngao ngán, chờ hơn 2 giờ chưa qua được phà Bình Khánh, TPHCM

HỮU CHÁNH - NHƯ QUỲNH |

Xếp hàng chờ từ 9h, song đến hơn 11h trưa, nhiều tài xế vẫn chưa qua được phà Bình Khánh để về quê, đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.

Vì sao nhiều cá nhân CDC Nghệ An được miễn xử lý hình sự vụ Việt Á?

Việt Dũng |

Chỉ ra các sai phạm tại CDC Nghệ An khi mua kit test của Công ty Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phân hoá vai trò và miễn trách nhiệm hình sự với nhiều cá nhân liên quan.

200 công nhân thi công xuyên lễ đoạn cao tốc đi qua Đồng Nai

ANH CHIẾN - CHÂN PHÚC |

Đồng Nai - Những ngày nghỉ lễ 2.9, trên công trường gói thầu A7 cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn phía Đông, qua tỉnh Đồng Nai, hàng trăm cán bộ kỹ sư và công nhân vẫn miệt mài thi công. Hạng mục khó nhất của gói thầu là cầu Thị Vải dài hơn 3 km cũng đã dần lộ diện...

Gần 1/3 học sinh tốt nghiệp THCS ở Điện Biên mất cơ hội học THPT

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi các trường Trung học phổ thông (THPT) tại Điện Biên công bố danh sách vào lớp 10, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang vì con em mình không có cơ hội học tiếp THPT.

Mức lương cao nhất của giáo viên trung học phổ thông hiện nay

Quế Chi (T/H) |

Cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông công lập hiện nay được quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Những trường hợp được đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023

Nam Dương |

Bạn đọc có email nguyenvietxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường hợp nào được đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông?