Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới giáo dục, phân luồng học sinh sau THCS

Ái Vân |

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; xây dựng xã hội học tập.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30.5.2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ của kế hoạch là đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục và các Đề án, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế; tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; xây dựng xã hội học tập.

Triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo và công nhận lẫn nhau về trình độ đào tạo với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Từng bước phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đạo học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các trường đại học đạt thứ  hạng cao trong bảng xếp hạng quốc tế có uy tín, nhất là các đại học quốc gia và đại học vùng.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

Trong đó, rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền, bảo đảm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Đổi mới công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ chế để cơ quan quản lý giáo dục địa phương được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và phân bổ, sử dụng tài chính dành cho giáo dục.

Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chính sách mở để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là phát triển giáo dục gắn với nhu cầu xã hội; tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.

Thực hiện các giải pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Trong đó, xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển một số trường đại học định hướng nghiên cứu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp ứng dụng chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực trình độ cao.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Học sinh được học vượt lớp, giáo viên tự chủ thực hiện chuyên môn

Đặng Chung |

Học sinh tiểu học có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ sẽ được học vượt lớp trong cấp học. Còn giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Đây là những nội dung mới trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố.

Cơ hội đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19

Đặng Chung |

Học sinh phải nghỉ học dài ngày, việc tuyển sinh bị ảnh hưởng, nhiều trường tư thục lâm cảnh khó khăn... là những thách thức mà dịch COVID-19 đưa đến với ngành giáo dục. Nhưng đây cũng cơ hội để toàn ngành nhìn lại và chuyển mình theo hướng tích cực, quyết liệt thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Dịch COVID-19 - biến thách thức thành cơ hội: Khẳng định năng lực y tế, cơ hội để đổi mới giáo dục

Đặng Chung - Thùy Linh |

Dịch bệnh COVID-19 dù gây ra những thách thức không nhỏ với nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nhưng đây cũng là cơ hội để khẳng định sự đoàn kết toàn dân tộc, năng lực, sự sáng  tạo của con người Việt Nam. Đặc biệt với y tế và giáo dục, lực cản mang tên COVID-19 đã được đội ngũ cán bộ y tế, hàng triệu giáo viên và học sinh trên cả nước biến thành động lực để nhìn lại mình, tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Học sinh được học vượt lớp, giáo viên tự chủ thực hiện chuyên môn

Đặng Chung |

Học sinh tiểu học có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ sẽ được học vượt lớp trong cấp học. Còn giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Đây là những nội dung mới trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố.

Cơ hội đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19

Đặng Chung |

Học sinh phải nghỉ học dài ngày, việc tuyển sinh bị ảnh hưởng, nhiều trường tư thục lâm cảnh khó khăn... là những thách thức mà dịch COVID-19 đưa đến với ngành giáo dục. Nhưng đây cũng cơ hội để toàn ngành nhìn lại và chuyển mình theo hướng tích cực, quyết liệt thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Dịch COVID-19 - biến thách thức thành cơ hội: Khẳng định năng lực y tế, cơ hội để đổi mới giáo dục

Đặng Chung - Thùy Linh |

Dịch bệnh COVID-19 dù gây ra những thách thức không nhỏ với nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nhưng đây cũng là cơ hội để khẳng định sự đoàn kết toàn dân tộc, năng lực, sự sáng  tạo của con người Việt Nam. Đặc biệt với y tế và giáo dục, lực cản mang tên COVID-19 đã được đội ngũ cán bộ y tế, hàng triệu giáo viên và học sinh trên cả nước biến thành động lực để nhìn lại mình, tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.