Bộ GDĐT điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tường Vân |

Theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THPT, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 trong 9 môn lựa chọn.

Ngày 3.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, thông tư này điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.

Theo đó, môn Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc.

Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Cùng đó, điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Kế hoạch giáo dục cấp THPT sau khi Bộ GDĐT điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kế hoạch giáo dục cấp THPT sau khi Bộ GDĐT điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông: Môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm (Theo Thông tư 32/2018).

Việc điều chỉnh theo các nguyên tắc cơ bản sau: Tuân thủ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình của chương trình tổng thể và đặc điểm môn học Lịch sử; không thay đổi cấu trúc chương trình đã ban hành, củng cố kiến thức phổ thông ở giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức cốt lõi qua các chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học;

Phần Lịch sử bắt buộc phải bảo đảm tính khả thi, bảo đảm sự phù hợp, vừa sức đối với tất cả học sinh; chú ý đến sự hài hoà, tính logic, sự kết nối giữa nội dung các chủ đề phần Lịch sử bắt buộc (cơ bản, cốt lõi) với các chuyên đề theo định hướng nghề nghiệp có tính chuyên sâu.

Việc điều chỉnh chương trình đảm bảo sử dụng được sách giáo khoa lớp 10 đã biên soạn. Giáo viên đã được tập huấn thực hiện chương trình 70 tiết/năm, nên đủ năng lực để dạy 52 tiết/năm (trong số 70 tiết/năm).

Bộ GDĐT cho biết, sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên cốt cán để triển khai tập huấn đại trà.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Điểm chuẩn xét học bạ 2022 của nhiều trường tăng đột biến

Linh Trang |

Giáo dục 24/7: Điểm chuẩn xét học bạ năm 2022 của nhiều trường tăng đột biến; Nam sinh Cà Mau ngủ quên trong phòng thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng anh nhận điểm 0; Trường ĐH Luật TPHCM công bố mức học phí mới, ngành cao nhất 165 triệu đồng/năm;...

Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: Vì sao Lịch sử không còn "đội sổ"?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

So với năm 2021, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có sự cải thiện rõ rệt. Lịch sử không còn là môn "đội sổ" như nhiều năm trở lại.

Điều chỉnh chương trình môn Lịch sử bậc THPT, xây dựng sao cho phù hợp?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết/mỗi năm được dạy đại trà cho tất cả học sinh. Việc thiết kế chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, phân chia tổ hợp… như thế nào để phù hợp, thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập gồm có phần bắt buộc và phần tự chọn là vấn đề đặt ra với các cơ sở giáo dục.

Điều tra công an nghĩa vụ tử vong sau 10 ngày nhập ngũ

Văn Đức |

Yên Bái - Cơ quan Công an đang điều tra vụ chiến sĩ Công an nghĩa vụ tử vong sau 10 ngày nhập ngũ.

Viettel chia điểm với Nam Định tại vòng 4 V.League 2023

HOÀNG HUÊ |

Dù tạo ra được vô số cơ hội nhưng Viettel và Nam Định đều không tận dụng thành công và phải chấp nhận tỉ số hoà 0-0 tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Không đủ phiếu tín nhiệm, nguyên Phó hiệu trưởng về làm Thanh tra Sở GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Sau khi không đủ phiếu tín nhiệm để được bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can lại nhận nhiệm vụ chuyên viên Thanh tra Sở GDĐT TPHCM.

Giờ thứ 9: Lừa chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Nhân vô thập toàn. Chúng ta cũng chỉ là những con người và chúng ta cũng có những sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn tha thứ cho người khác thì người khác cũng có thể tha thứ cho chính bạn.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 19.2 đến 1.3 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 19.2.2023 - 1.3.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Giáo dục 24/7: Điểm chuẩn xét học bạ 2022 của nhiều trường tăng đột biến

Linh Trang |

Giáo dục 24/7: Điểm chuẩn xét học bạ năm 2022 của nhiều trường tăng đột biến; Nam sinh Cà Mau ngủ quên trong phòng thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng anh nhận điểm 0; Trường ĐH Luật TPHCM công bố mức học phí mới, ngành cao nhất 165 triệu đồng/năm;...

Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: Vì sao Lịch sử không còn "đội sổ"?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

So với năm 2021, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có sự cải thiện rõ rệt. Lịch sử không còn là môn "đội sổ" như nhiều năm trở lại.

Điều chỉnh chương trình môn Lịch sử bậc THPT, xây dựng sao cho phù hợp?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết/mỗi năm được dạy đại trà cho tất cả học sinh. Việc thiết kế chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, phân chia tổ hợp… như thế nào để phù hợp, thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập gồm có phần bắt buộc và phần tự chọn là vấn đề đặt ra với các cơ sở giáo dục.