Làm gì khi đang vay ngân hàng nhưng mất khả năng chi trả?

HƯƠNG SƠN |

Bạn đọc chanphuong15.xx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Hiện nay, tôi đã vay ngân hàng 800 triệu đồng, nhưng giờ mất khả năng chi trả. Giờ tôi phải làm gì để không vi phạm pháp luật?

Luật sư Trương Văn Tuấn - Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn luật sư TPHCM - trả lời câu hỏi của bạn đọc:

Hợp đồng vay tín chấp giữa khách hàng và ngân hàng được coi là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo quy định này, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về “nghĩa vụ trả nợ của bên vay” được quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, khi hợp đồng vay đến hạn, nếu bên vay không trả nợ thì đã vi phạm quy định của pháp luật dân sự, cụ thể như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác...

...5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Đối chiếu các quy định pháp luật, không có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự với khách hàng vay tín chấp mà không trả được nợ trong trường hợp họ đang thực sự gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, vì người vay nợ phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng nên sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ gốc và lãi này.

Cụ thể, đối với trường hợp của bạn, nếu không trả nợ cho ngân hàng tại thời điểm đến lúc trả nợ, thì bạn sẽ phải trả thêm phần lãi chậm trả theo quy định.

Khoản % lãi phạt sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm chậm trả nợ nhân với số tiền gốc chậm thanh toán với nguyên tắc là chỉ tính lãi phạt trên nợ gốc.

Tuy nhiên, để buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh, phía ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án cấp có thẩm quyền.

Sau khi Tòa án ra phán quyết về trách nhiệm dân sự của bạn thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án như kê biên, phát mãi tài sản của bạn để thu hồi khoản vay.

Vì vậy, để hạn chế được khoản lãi phát sinh và tránh việc bị ngân hàng khởi kiện ra Tòa án, bạn nên trình bày với ngân hàng nơi bạn vay tín chấp để tổ chức tín dụng này nắm được tình hình khó khăn của bạn, qua đó các bên có thể đàm phán, thương lượng với nhau nhằm tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

HƯƠNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

Bắt trùm bảo kê Kiên "Tươi" kiêm cho vay lãi nặng

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Trung Kiên, tức Kiên "Tươi", không chỉ bảo kê bến bãi vật liệu xây dựng mà còn cùng đứng ra cho vay lãi nặng; khách hàng có cả một nữ giám đốc ngân hàng.

7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng

HIỆP DƯƠNG |

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành 3 trường hợp cấm cho vay cho đến ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. Theo đó, từ 1.9, còn 7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng.

Hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề giải quyết việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo

ANH HUY |

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực.

Rác bủa vây vỉa hè tại Hà Nội

NHẬT MAI - NGUYỄN ĐÀO |

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đường Láng, phường Láng Thượng (quận Đống Đa), đường Tôn Tất Thuyết, đường Bưởi (quận Cầu Giấy) TP.Hà Nội... xuất hiện nhiều bãi rác lộ thiên tồn đọng thời gian dài không được thu dọn, làm mất mỹ quan đô thị và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Người dân khốn khổ với kiểu "đem con bỏ chợ" tại Dự án vành đai 2,5

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Đầu tháng 11, khoảng 400 m đoạn chắn dải phân cách ở tuyến đường Vành đai 2,5 đã được tháo dỡ. Tuy nhiên, theo người dân, việc tháo dỡ đã dừng lại từ lâu và không có dấu hiệu tiếp tục.

Khó xử lý dịch vụ kinh doanh vận tải xe đi chung, đi ghép

Minh Hạnh |

Loại hình “xe đi chung”, “xe đi ghép” đang nở rộ trên không gian mạng đã vi phạm quy định kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng. Mặc dù hoạt động với số lượng lớn, nhưng không thể thống kê vì đây là hoạt động chui, không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.

1,6 km đường độc đạo vào cảng chậm mở rộng, 2 năm có 11 người chết vì tai nạn

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến tuyến đường Nguyễn Thị Tư, TP Thủ Đức) chỉ dài khoảng 1,6 km nhưng chưa đầy 2 năm qua đã có 11 người chết vì tai nạn giao thông. Tuy nhiên, dự án mở rộng đoạn đường này đang phải tạm ngưng do tăng tổng mức đầu tư.

Ngư dân tu sửa tàu thuyền, kì vọng vào vụ cá bấc có sản lượng cao

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Thời điểm này (vào tháng 10 âm lịch) có gió mùa Đông Bắc thổi, báo hiệu vụ cá bấc sắp bắt đầu. Nhiều ngư dân tranh thủ kéo tàu thuyền lên ụ tu sửa, vá lại lưới, mua sắm ngư cụ và chờ thời tiết thuận lợi sẽ lại ra khơi bắt đầu vụ cá bấc.

Bắt trùm bảo kê Kiên "Tươi" kiêm cho vay lãi nặng

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Trung Kiên, tức Kiên "Tươi", không chỉ bảo kê bến bãi vật liệu xây dựng mà còn cùng đứng ra cho vay lãi nặng; khách hàng có cả một nữ giám đốc ngân hàng.

7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng

HIỆP DƯƠNG |

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành 3 trường hợp cấm cho vay cho đến ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. Theo đó, từ 1.9, còn 7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng.

Hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề giải quyết việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo

ANH HUY |

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực.