Luật gia Bùi Thị Nhung - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 123 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của bộ luật này;
Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động:
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì công ty bạn được kéo dài thời hiệu nhưng tối đa không quá 60 ngày.
Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần. Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.