Xung đột Ukraina: Mỹ đắc lợi kinh tế, EU gánh hậu quả?

Khánh Minh |

Xung đột ở Ukraina không được kết thúc bằng sự thống trị kinh tế của Mỹ và sự suy yếu của EU - Bộ trưởng Tài chính Pháp cảnh báo.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo không nên để Mỹ thống trị thị trường năng lượng toàn cầu trong khi EU phải gánh chịu hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraina. Ông Le Maire cho biết Washington đang lợi dụng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu để bán khí đốt với giá cao gấp bội.

“Xung đột ở Ukraina không được kết thúc bằng sự thống trị kinh tế của Mỹ và sự suy yếu của EU” - RT dẫn lời ông Le Maire phát biểu tại Quốc hội hôm 10.10.

Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết không thể chấp nhận được việc Mỹ bán khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với giá cao gấp bốn lần, nói thêm rằng “sự suy yếu kinh tế của Châu Âu không có lợi cho bất kỳ ai”.

“Chúng ta phải đạt được một mối quan hệ kinh tế cân bằng hơn về vấn đề năng lượng giữa các đối tác Mỹ và lục địa Châu Âu” - ông Le Maire nói.

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraina, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, cung cấp khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của liên minh. Tuy nhiên, do các lệnh trừng phạt Nga trong những tháng gần đây, nguồn cung khí đốt của Mátxcơva cho EU đã giảm đáng kể.

Đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, các nước EU đã gấp rút lấp đầy các cơ sở dự trữ khí đốt. Mức dự trữ trong các kho chứa dưới lòng đất đạt gần 91% vào ngày 10.10, theo Cơ sở Hạ tầng Khí đốt Châu Âu. Các địa điểm lưu trữ phần lớn được lấp đầy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và hiện đang ở mức cao nhất theo mùa kể từ ít nhất là năm 2016, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Tuy nhiên, nhập khẩu LNG từ nước ngoài có giá cao hơn nhiều so với khí được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn, và giá năng lượng trong khối tiếp tục tăng.

EU đã xem xét áp đặt giá trần khí đốt với tất cả các nhà cung cấp, nhưng một số quốc gia phản đối điều này. Na Uy - quốc gia không thuộc EU nhưng là đối tác trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và là một trong những nhà cung cấp khí đốt lớn của EU - gần đây đã cảnh báo rằng động thái áp giá trần có thể làm trầm trọng thêm tình hình, buộc các nhà xuất khẩu phải chuyển hướng cung cấp sang các thị trường khác.

Giá khí đốt tăng cao là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở EU. Ảnh: AFP
Giá khí đốt tăng cao là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở EU. Ảnh: AFP

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, các nước Châu Âu tiếp tục ghi nhận tỉ lệ lạm phát cao kỷ lục.

Ngày 11.10, Cộng hòa Czech công bố tỉ lệ lạm phát hàng năm là 18% cho tháng 9, mức cao nhất mọi thời đại. Cơ quan thống kê của nước này cho biết lạm phát tăng cao bắt nguồn từ việc giá năng lượng và nhiên liệu cao hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng trước.

Tại Đan Mạch, lần đầu tiên kể từ năm 1982, tỉ lệ lạm phát hàng năm chạm mức hai con số vào tháng 9. Trong tháng 8, lạm phát của Đan Mạch ở mức 8,9%.

Lạm phát hàng năm ở Hy Lạp ở mức 12% vào tháng 9, chạm mức cao nhất kể từ năm 1993.

Dữ liệu từ Latvia cũng cho thấy lạm phát hàng năm ở mức 22,2% trong tháng 9, một mức cao kỷ lục khác.

Hungary công bố số liệu lạm phát trong tháng 9 ở mức kỷ lục là 20,1%. So với cùng kỳ năm ngoái, giá năng lượng đã tăng 62,1% ở Hungary, trong khi lạm phát lương thực ở mức 35,2%.

Cũng trong tháng 9, lạm phát ở khu vực đồng euro đã đạt mức hai con số và đạt kỷ lục mới là 10%.

Giá năng lượng - tăng 40,8% - là động lực lớn nhất gây ra lạm phát trong tháng 9 ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Người dân EU thấm mệt vì hậu quả trừng phạt Nga?

Song Minh |

Sự nhiệt tình của EU đối với các lệnh trừng phạt Nga được cho là đã suy giảm bởi người dân EU mệt mỏi vì phải gánh chịu hậu quả của chính các biện pháp này.

Mỹ lần đầu phá kỷ lục Nga về cung cấp khí đốt cho EU

Song Minh |

Lần đầu tiên, Mỹ cung cấp cho EU nhiều khí đốt hơn Nga nhưng chi phí cao gấp 10 lần.

Nga tính bán hàng chất lượng cao cho Đông Nam Á, giá rẻ hơn Mỹ-EU

Song Minh |

Nga có thể tiếp cận thị trường Đông Nam Á và cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ hơn so với các mặt hàng tương tự từ EU và Mỹ.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Người dân EU thấm mệt vì hậu quả trừng phạt Nga?

Song Minh |

Sự nhiệt tình của EU đối với các lệnh trừng phạt Nga được cho là đã suy giảm bởi người dân EU mệt mỏi vì phải gánh chịu hậu quả của chính các biện pháp này.

Mỹ lần đầu phá kỷ lục Nga về cung cấp khí đốt cho EU

Song Minh |

Lần đầu tiên, Mỹ cung cấp cho EU nhiều khí đốt hơn Nga nhưng chi phí cao gấp 10 lần.

Nga tính bán hàng chất lượng cao cho Đông Nam Á, giá rẻ hơn Mỹ-EU

Song Minh |

Nga có thể tiếp cận thị trường Đông Nam Á và cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ hơn so với các mặt hàng tương tự từ EU và Mỹ.