Quả bom hẹn giờ trong phép màu kinh tế của Ấn Độ

Khánh Minh |

“Quả bom hẹn giờ” hay mặt trái của cái gọi là “phép màu kinh tế” Ấn Độ là giới trẻ quá ít việc làm và quá nhiều cạnh tranh.

Sunil Kumar, 28 tuổi, đến từ bang Haryana của Ấn Độ, đã có hai tấm bằng - cử nhân và thạc sĩ - và đang lấy tấm bằng thứ ba. Tất đều nhằm tìm kiếm một công việc được trả lương cao tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Hiện tại, Kumar đã có việc làm, nhưng không phải là chuyên ngành mà anh theo học, và chắc chắn không phải là công việc mà anh mơ ước.

5 năm qua, Kumar làm công việc toàn thời gian là quét dọn trường học trong làng, đồng thời làm gia sư, kiếm được khoảng 85 USD một tháng.

Số tiền ít ỏi này không đủ để nuôi cha mẹ già và một em gái, nhưng đó là tất cả những gì Kumar có. Anh nói, lí tưởng nhất là làm giáo viên và sử dụng bằng cấp, nhưng thay vào đó, anh phải lao động chân tay để nuôi sống bản thân mình.

Hoàn cảnh của Kumar không phải là cá biệt, mà là tình trạng khó khăn mà hàng triệu thanh niên Ấn Độ khác phải đối mặt. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong nước đang tăng mạnh, có nguy cơ làm suy yếu "con cưng mới" của nền kinh tế thế giới vào đúng thời điểm nó được cho là sẽ thực sự cất cánh.

Vị thế mới của Ấn Độ với tư cách là quốc gia đông dân nhất thế giới đã thúc đẩy hi vọng về một động cơ mới trẻ trung cho nền kinh tế toàn cầu ngay khi dân số Trung Quốc bắt đầu suy giảm và già đi.

Không giống như Trung Quốc, dân số trong độ tuổi lao động của Ấn Độ trẻ, đang phát triển và được dự đoán sẽ đạt 1 tỉ người trong thập kỷ tới - là một nguồn lao động và tiêu dùng rộng lớn mà một quan chức chính quyền Mỹ đã gọi là “phép màu kinh tế”.

Nhưng đối với những thanh niên Ấn Độ như Kumar, mặt trái của cái gọi là phép màu này là quá ít việc làm và quá nhiều cạnh tranh.

Từ “kì tích” đến vỡ mộng

Trái ngược với Trung Quốc, nơi các nhà kinh tế lo ngại sẽ không có đủ lao động để hỗ trợ số lượng người già ngày càng tăng, ở Ấn Độ, mối lo ngại là không có đủ việc làm cho số lượng lao động ngày càng tăng.

Trong khi những người dưới 25 tuổi chiếm hơn 40% dân số Ấn Độ, thì gần một nửa trong số họ (45,8%) đã thất nghiệp tính đến tháng 12.2022, theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE), tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Mumbai.

Một số nhà phân tích đã mô tả tình hình với CNN như một "quả bom hẹn giờ", cảnh báo về khả năng xảy ra bất ổn xã hội trừ khi có thể tạo ra nhiều việc làm hơn.

Kumar, giống như những người khác ở vị trí của mình, biết rất rõ sự thất vọng có thể hình thành khi khan hiếm việc làm.

“Tôi rất tức giận vì mình không có một công việc thành công mặc dù có trình độ và học hành đàng hoàng. Tôi đổ lỗi cho chính phủ về việc này. Chính phủ phải mang lại công việc cho người dân” - Kumar nói.

Tin xấu cho những người như Kumar và chính phủ Ấn Độ là các chuyên gia cảnh báo rằng vấn đề sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi dân số tăng lên và cạnh tranh việc làm ngày càng gay gắt hơn.

Kaushik Basu, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell và là cựu cố vấn kinh tế trưởng của chính phủ Ấn Độ, mô tả tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên Ấn Độ “cao một cách đáng kinh ngạc”.

“Nếu nhóm người đó không tìm được đủ việc làm, thì điều được coi là cơ hội trong lợi tức nhân khẩu học có thể trở thành thách thức và vấn đề lớn đối với Ấn Độ” - Giáo sư Basu nói.

Các nhà kinh tế cho biết Ấn Độ có nhiều lựa chọn khác nhau để giải quyết các vấn đề nhân khẩu học này, chẳng hạn phát triển một ngành sản xuất thâm dụng lao động và cạnh tranh toàn cầu. Theo Capital Economics, ngành này chỉ chiếm chưa đến 15% lao động vào năm 2021, một con số tương đối thấp.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Sợ đổi tiền, dân Ấn Độ đổ xô mua sắm bằng tờ 2.000 rupee sắp bị bỏ

Ngọc Vân |

Người Ấn Độ tăng cường mua nhu yếu phẩm hàng ngày, thậm chí cả hàng hiệu cao cấp, bằng tờ 2.000 rupee (24,46 USD) sắp bị rút khỏi lưu thông để tránh phải đổi tiền hoặc gửi tiền tại ngân hàng.

4 điều cần chú ý khi dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc

Thanh Hà |

Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào tháng trước, theo Liên Hợp Quốc. Dưới đây là 4 khía cạnh chính cần biết về sự thay đổi này.

Cuộc chiến nhân tài AI khốc liệt chuyển sang Ấn Độ

Ngọc Vân |

Cơn sốt tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng phát khắp thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ.

Cập nhật giá vàng sáng 31.5: Đua nhau mua gom, quay đầu bật tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 3h ngày 31.5, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,35 - 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.960,4 USD/ounce.

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử tại Việt Nam

NHÓM PV |

Hình ảnh học sinh, giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử công khai, phổ biến nhiều nơi là hiện tượng đáng báo động. Hưởng ứng ngày Thế giới không hút thuốc lá 31.5 năm nay, vấn đề giới trẻ lạm dụng thuốc lá điện tử đã và đang được các đại biểu Quốc hội quan tâm lên tiếng

Có một Chủ tịch Công đoàn tìm việc cho lao động mất việc ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - “Nhiều lao động mất việc vì dịch COVID-19, Công đoàn công ty cũng phải xoay sở để tìm công việc tạm thời mới làm sao đảm bảo thu nhập cho người lao động, giúp người lao động gắn bó với công ty, với tổ chức công đoàn” - đó là tâm niệm của anh Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Âu Lạc, thành phố Hạ Long.

Từ vụ đốt xe bán tải tự tử, rủi ro khó lường từ nghề cho thuê ô tô tự lái

Quế Chi |

Vụ việc một người đàn ông dùng xăng đốt xe ôtô thuê tự lái tại tỉnh Lâm Đồng đang gây chấn động dư luận. Ở góc độ khác, vụ việc này cho thấy rủi ro của nghề cho thuê xe tự lái.

Hành trình 15 năm Trung Quốc phát triển máy bay chở khách đầu tiên

Song Minh |

Sau 15 năm phát triển, chiếc máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất đã đi vào hoạt động.

Sợ đổi tiền, dân Ấn Độ đổ xô mua sắm bằng tờ 2.000 rupee sắp bị bỏ

Ngọc Vân |

Người Ấn Độ tăng cường mua nhu yếu phẩm hàng ngày, thậm chí cả hàng hiệu cao cấp, bằng tờ 2.000 rupee (24,46 USD) sắp bị rút khỏi lưu thông để tránh phải đổi tiền hoặc gửi tiền tại ngân hàng.

4 điều cần chú ý khi dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc

Thanh Hà |

Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào tháng trước, theo Liên Hợp Quốc. Dưới đây là 4 khía cạnh chính cần biết về sự thay đổi này.

Cuộc chiến nhân tài AI khốc liệt chuyển sang Ấn Độ

Ngọc Vân |

Cơn sốt tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng phát khắp thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ.