Nước đi sai lầm khiến EU lệ thuộc khí đốt Nga

Thanh Hà |

Trong hơn 2 thập kỷ, Liên minh Châu Âu (EU) tìm kiếm khí đốt từ nguồn dự trữ khổng lồ của Biển Caspi nhưng các dự án đường ống lớn đã được thảo luận và quên lãng. Trong khi đó, Châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Gốc rễ sai lầm

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đến Baku,  Azerbaijan vào tháng trước trong nỗ lực tìm thêm lượng khí đốt bổ sung khi nguồn khí đốt Nga bị ảnh hưởng bởi xung đột Ukraina. 

Tại Baku, bà von der Leyen đã nhận được cam kết không ràng buộc rằng, những nguồn cung khí đốt ở đây có thể tăng gấp đôi lượng khí đốt lên 20 tỉ mét khối mỗi năm vào năm 2027. Trong khi đó, mức khí đốt mà Nga cung cấp cho EU năm 2021 là 155 tỉ mét khối, đáp ứng 40% nhu cầu của EU.

Tại sao Brussels không tìm tới nguồn khí đốt Caspi sớm hơn? Tới năm 2020, chỉ có một lượng khí đốt nhỏ từ đây được đưa theo “Hành lang khí đốt phía Nam” tới EU.

Vấn đề gốc rễ là EU khăng khăng, các đường ống phải do các công ty tư nhân phát triển và "khả thi về mặt thương mại". EU không sẵn sàng bảo lãnh cho các cơ sở hạ tầng cần thiết bởi cho rằng, các tác nhân thị trường sẽ có thể thực hiện điều này. Eurasianet.org lưu ý, điều này có thể xảy ra trong thị trường cạnh tranh hiệu quả nhưng các tác nhân thị trường không thể cạnh tranh với Gazprom - tập đoàn dầu khí Nga.

Về lý thuyết, tạo ra một dự án đường ống khả thi về mặt thương mại để vận chuyển khí đốt Caspi đến Châu Âu rất đơn giản: Chỉ cần người Châu Âu ký hợp đồng mua khí đốt qua đó đảm bảo một nguồn doanh thu và cho phép các ngân hàng cung cấp hàng chục tỉ USD ngân sách cần thiết để phát triển các mỏ và đường ống dẫn khí đốt. Tuy nhiên, Châu Âu đã bỏ lỡ loạt cơ hội nhập khẩu khí đốt từ Caspi.

Châu Âu đã bỏ lỡ loạt cơ hội nhập khẩu khí đốt từ Caspi. Ảnh chụp màn hình
Châu Âu đã bỏ lỡ loạt cơ hội nhập khẩu khí đốt từ Caspi. Ảnh chụp màn hình

Việc đưa khí đốt từ Caspi đến Châu Âu đòi hỏi phải phát triển các mỏ khí đốt ngoài khơi và xây dựng đường ống dài 3.500km qua nhiều quốc gia.

Khu vực tư nhân đã nhiều lần nỗ lực để đưa khí đốt Caspi đến thị trường nhưng cũng nhiều lần vấp phải những trở ngại không thể vượt qua.

Nỗ lực đầu tiên được thực hiện năm 1999 với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Washington. Hai ông lớn khí đốt Mỹ là GE và Bechtel hợp tác trong dự án đầy tham vọng nhằm sản xuất hơn 30 tỉ mét khối khí đốt từ các mỏ ở Turkmenistan, trung chuyển qua Đường ống xuyên Caspi đến Azerbaijan và qua Georgia đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara đã đồng ý nhận một nửa lượng khí đốt và phát triển các đường ống để vận chuyển phần còn lại đến Châu Âu. Đây dường như là sự đảm bảo tài chính cho dự án.

Tuy nhiên, dự án này được triển khai không phải vì lý do thương mại mà là bởi phát hiện mỏ khí đốt khổng lồ Shah Deniz của Azerbaijan, và do Baku và Ashgabat không đồng ý chia sẻ đường ống theo kế hoạch.

Khi Turkmenistan đứng ngoài cuộc năm 2001, Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia ký hợp đồng để tiếp nhận một phần khí đốt mới được phát hiện của Azerbaijan. Nhờ vậy, liên doanh do BP đứng đầu đã phát triển Shah Deniz và xây dựng Đường ống Nam Caucasus (SCP). Đường ống này cuối cùng cung cấp khí đốt Azerbaijan cho miền đông Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2006.

Những kế hoạch dở dang

Kế hoạch Đường ống Nam Caucasus đã truyền cảm hứng cho các công ty Châu Âu. Năm 2002, OMV của Áo thành lập liên doanh với các nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt nhà nước của Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania và Hungary để phát triển các bản thiết kế đường ống "Nabucco" có công suất 31 tỉ mét khối khí đốt để vận chuyển khí đốt từ nhiều nguồn ở Caspi đến trung tâm giao dịch khí đốt Baumgarten của Châu Âu đặt tại Áo.

Ủy ban Châu Âu đã tài trợ một nửa chi phí cho nghiên cứu tính khả thi. Nhưng chỉ 6 năm sau, với việc công bố "Đánh giá năng lượng chiến lược lần thứ hai" của EU năm 2008, mối lo ngại về sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Nga đã trở thành chính sách thực tế để phát triển "Hành lang khí đốt phía Nam". Bản đánh giá nêu rõ: "Đây là một trong những ưu tiên an ninh năng lượng cao nhất của EU". Tuy nhiên, Brussels vẫn kiên định ý tưởng phát triển đường ống này là công việc của khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, đường ống Nabucco cũng đối mặt với những thách thức khác. Có 2 dự án nhỏ hơn đang tìm cách vận chuyển cùng một loại khí đốt Azerbaijan đến Châu Âu. Và Gazprom đã công bố đường ống Dòng chảy phương Nam có công suất 63 tỉ mét khối qua Biển Đen đến Bulgaria để từ đó đưa vào thị trường Châu Âu.

Nabucco không thể tìm được nguồn để đáp ứng công suất 31 tỉ mét khối khí đốt của đường ống. Các nhà hoạch định đã xem xét Turkmenistan, sau đó là Iran, thậm chí Iraq. Nhưng bởi Azerbaijan vẫn không muốn vận chuyển khí đốt của Turkmenistan, Iran bị các lệnh trừng phạt quốc tế và Iraq vướng vào những vấn đề riêng, không có hy vọng nào về khí đốt trong một thời hạn khả thi. Shah Deniz của Azerbaijan có thể cung cấp ít hơn 20 tỉ mét khối và liên doanh do BP đứng đầu đang phát triển lĩnh vực này không sẵn sàng cam kết cung cấp khí đốt cho Nabucco trừ khi những người ủng hộ Nabucco tìm thấy các nhà cung cấp khác để đảm bảo rằng đường ống khả thi về mặt thương mại.

Chính phủ Azerbaijan mệt mỏi vì chờ đợi đã tuyên bố sẽ tài trợ cho đường ống 31 tỉ mét khối của riêng nước này. Đường ống của Azerbaijan xuyên qua Thổ Nhĩ Kỳ, được gọi là Đường ống xuyên Anatolian (TANAP) - động thái khiến kế hoạch về Nabucco gần như hoàn toàn bất khả thi.

Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2015. Sau khi đến vào Hy Lạp, TANAP đã kết nối với một trong những đối thủ của Nabucco - Đường ống xuyên Adriatic (TAP). Nguồn cung cho Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vào năm 2018, với khí đốt đến Italia vào cuối năm 2020.

Như vậy, 21 năm sau cuộc trao đổi nghiêm túc đầu tiên về việc chuyển khí đốt Caspi sang Châu Âu và 12 năm sau khi Hành lang khí đốt phía Nam trở thành chính sách của EU, khí đốt Caspi cuối cùng đã được cung cấp cho người tiêu dùng Châu Âu.

Dẫu vậy, Hành lang khí đốt phía Nam chỉ đưa 10 tỉ mét khối khí đốt đến Châu Âu (năm nay con số này dự kiến ​​tăng lên 12 tỉ mét khối). Cũng trong khoảng thời gian 21 năm đó, Gazprom cấp quyền cho 3 đường ống dẫn khí đốt đến Châu Âu với tổng công suất hơn 125 tỉ mét khối.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Gazprom lại tạm ngắt khí đốt qua đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Gazprom thông báo ngày 19.8 về việc vận chuyển khí đốt Nga qua đường ống Nord Stream tới Châu Âu sẽ bị gián đoạn trong 3 ngày để bảo trì.

Đức trụ được chưa tới 3 tháng nếu Nga cắt khí đốt

Thanh Hà |

Khí đốt của Đức đủ dùng ít nhất 3 tháng trong trường hợp Nga cắt nguồn cung.

Gazprom Nga cảnh báo giá khí đốt Châu Âu tăng sốc

Thanh Hà |

Gazprom Nga cho biết, giá khí đốt Châu Âu có thể tăng vọt 60% lên hơn 4.000 USD/1.000m3 trong mùa đông này, do hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty tiếp tục giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Gazprom lại tạm ngắt khí đốt qua đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Gazprom thông báo ngày 19.8 về việc vận chuyển khí đốt Nga qua đường ống Nord Stream tới Châu Âu sẽ bị gián đoạn trong 3 ngày để bảo trì.

Đức trụ được chưa tới 3 tháng nếu Nga cắt khí đốt

Thanh Hà |

Khí đốt của Đức đủ dùng ít nhất 3 tháng trong trường hợp Nga cắt nguồn cung.

Gazprom Nga cảnh báo giá khí đốt Châu Âu tăng sốc

Thanh Hà |

Gazprom Nga cho biết, giá khí đốt Châu Âu có thể tăng vọt 60% lên hơn 4.000 USD/1.000m3 trong mùa đông này, do hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty tiếp tục giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây.