Ngành công nghiệp Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt

Thảo Phương |

Các công ty thuộc lĩnh vực linh kiện ôtô, xây dựng - kĩ thuật, giấy và lâm nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất trước rủi ro khí hậu khắc nghiệt ở Trung Quốc.

Đơn vị dữ liệu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của Morningstar Sustainalytics cho biết, nhiều nhóm ngành công nghiệp của Trung Quốc cùng với hàng không vũ trụ và quốc phòng, sẽ gặp khó khăn do lũ lụt, ngập lụt ven biển và nắng nóng khắc nghiệt.

“Những ngành phụ thuộc vào các trung tâm vận tải sông và cảng có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ và ngập lụt ven biển. Đối với các công ty phải đối mặt với lũ lụt và nắng nóng, chu kì El Nino sắp tới có thể sẽ mang lại thêm nhiều rủi ro”, Alicia White, Giám đốc về các giải pháp khí hậu tại Morningstar nhận định.

El Nino là một kiểu khí hậu tự nhiên ở Thái Bình Dương khiến nhiệt độ bề mặt nước biển ấm hơn và có tác động lớn đến thời tiết trên toàn thế giới. El Nino thường gây ra các đợt nắng nóng, hạn hán và lũ lụt.

Người dân Trùng Khánh, Trung Quốc bị mắc kẹt trong nhà sau khi nước lũ dâng cao đột ngột. Ảnh: Xinhua
Người dân Trùng Khánh, Trung Quốc bị mắc kẹt trong nhà sau khi nước lũ dâng cao đột ngột. Ảnh: Xinhua

Đánh giá của Morningstar Sustainalytics được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với đợt nắng nóng khắc nghiệt trong mùa hè thứ hai liên tiếp. Miền bắc nước này đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất trong năm nay.

Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh ghi nhận 13 ngày có nhiệt độ thấp nhất là 35 độ C, mức cao nhất kể từ năm 1961. Trong khi đó, mưa lớn và lũ lụt đã ập đến phía tây nam và nam Trung Quốc.

Trên toàn cầu, sự khởi đầu của El Nino đã làm gia tăng đáng kể các kỷ lục nhiệt độ mới. Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo nhiệt độ trái đất đang có xu hướng trở nên cực đoan hơn.

Morningstar Sustainalytics đã đánh giá rủi ro khí hậu đối với khoảng 12.500 công ty và hơn 12 triệu tài sản mà họ sở hữu hoặc cho thuê.

Sông Chu ở Đại Châu, tỉnh Tứ Xuyên, khô cạn do nắng nóng và hạn hán. Ảnh: Xinhua
Sông Chu ở Đại Châu, tỉnh Tứ Xuyên, khô cạn do nắng nóng và hạn hán. Ảnh: Xinhua

Theo quỹ đạo phát thải khí nhà kính tương quan với mức nóng lên toàn cầu, tỉ lệ tổn thất trung bình của 11 nhà sản xuất linh kiện ôtô Trung Quốc được theo dõi là 1,03, tiếp theo là 0,89 đối với 11 công ty xây dựng và kỹ thuật và 0,56 đối với 4 công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng.

Morningstar Sustainalytics cho biết, tỉ lệ trên được biểu thị bằng khoản lỗ lũy kế phát sinh từ các thảm họa môi trường từ nay đến năm 2050 chia cho dòng tiền từ các hoạt động trong cùng kì. Tỉ lệ này đo lường khả năng phục hồi tài chính của công ty đối với các rủi ro khí hậu tự nhiên, con số càng cao thì khả năng phục hồi càng thấp.

Thiệt hại ước tính bao gồm tài sản của công ty và chi phí năng suất bị mất do các hiện tượng tự nhiên như nhiệt độ khắc nghiệt, bão, lũ lụt, sụt lún đất và cháy rừng.

Theo Thỏa thuận Paris năm 2015, chính phủ các nước đã cam kết ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp. Tuy nhiên, theo Climate Action Tracker, các chính sách được áp dụng kể từ tháng 11 năm ngoái trên khắp thế giới sẽ dẫn đến sự nóng lên 2,7 độ C.

Xét về tổng thiệt hại, lĩnh vực xây dựng và kĩ thuật chịu rủi ro lớn nhất, ước tính trung bình khoảng 12,7 tỉ USD cho 11 công ty nếu nhiệt độ tăng thêm 2 độ C.

Các ngành công nghiệp phần mềm, vật liệu xây dựng và chất bán dẫn được đánh giá là ít chịu rủi ro khí hậu nhất trong số các công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Tỉ lệ tổn thất trung bình của các công ty châu Á - Thái Bình Dương là 0,22, thấp hơn một nửa so với 0,46 của các công ty châu Âu và Bắc Mỹ. Điều này là do giá trị tài sản và doanh thu phương Tây cao hơn so với các công ty châu Á có rủi ro khí hậu tương tự.

Trên toàn cầu, các cơ quan quản lí đang nâng cao yêu cầu công bố thông tin liên quan đến khí hậu của công ty để thúc đẩy đầu tư vào quá trình khử cacbon.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm ra "mỏ vàng" mới ở châu Phi

Thanh Hà |

Nhà đầu tư Trung Quốc thường tìm đến những dự án đường bộ và đường sắt, mỏ khoáng sản và dầu mỏ ở châu Phi. Tuy nhiên, định hướng đang dần thay đổi, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào công nghệ và fintech ở châu Phi những năm gần đây.

Châu Âu và Trung Quốc cạnh tranh mua LNG của Mỹ

Khánh Minh |

Lo ngại về an ninh năng lượng, châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.

Tiết lộ tiến trình phi USD trong thương mại Nga - Trung Quốc

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ quá trình phi USD hóa giữa Nga và Trung Quốc, cho biết hơn 80% giao dịch giữa hai nước là bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Vì sao du lịch Nghệ An đi sau Thanh Hóa 10 năm dù cảnh đẹp không kém?

Quang Đại |

Du lịch Nghệ An chậm hơn so với Thanh Hóa, và còn nhiều rào cản. Một trong những khó khăn lớn là không có nhà đầu tư về du lịch chuyên nghiệp.

Tin 20h: Mức lương hưu mới được điều chỉnh tăng lên đến 3 triệu đồng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 9.7: Dự báo về độ tăng giảm điểm chuẩn đại học năm 2023; Mức lương hưu mới được điều chỉnh tăng lên đến 3 triệu đồng; Giả danh Công an gọi Zalo lấy hình ảnh để lừa đảo kích hoạt tài khoản ngân hàng...

Giờ thứ 9: Đứa bé vô tội - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Vì không chịu bỏ đứa con của mình, cô gái trong câu chuyện của chúng ta trở thành mẹ đơn thân. Liệu cuộc sống cô sẽ ra sao?

Tuyển nữ Việt Nam phải nộp thuế khi nhận thưởng của FIFA

AN NGUYÊN |

Các cầu thủ đội tuyển nữ Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận khoản thưởng từ FIFA sau World Cup nữ 2023.

Hàng chục mặt bằng bỏ trống trên con phố Hà Nội dài chưa đầy 2 km

Thu Giang |

Dù chủ nhà đang liên tục giảm tiền đặt cọc nhưng hàng loạt mặt bằng trên nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội vẫn đang bỏ trống, không có khách thuê.

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm ra "mỏ vàng" mới ở châu Phi

Thanh Hà |

Nhà đầu tư Trung Quốc thường tìm đến những dự án đường bộ và đường sắt, mỏ khoáng sản và dầu mỏ ở châu Phi. Tuy nhiên, định hướng đang dần thay đổi, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào công nghệ và fintech ở châu Phi những năm gần đây.

Châu Âu và Trung Quốc cạnh tranh mua LNG của Mỹ

Khánh Minh |

Lo ngại về an ninh năng lượng, châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.

Tiết lộ tiến trình phi USD trong thương mại Nga - Trung Quốc

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ quá trình phi USD hóa giữa Nga và Trung Quốc, cho biết hơn 80% giao dịch giữa hai nước là bằng đồng rúp và nhân dân tệ.