Vỡ đập ở Kherson ví như thảm họa môi trường lớn nhất châu Âu nhiều thập kỷ

Khánh Minh |

Ukraina cho rằng vụ vỡ đập ở Kherson là “thảm họa môi trường lớn nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ”.

Hậu quả từ vụ vỡ đập

Hôm 6.6, ông Evgeny Balitsky, quyền thống đốc tỉnh Zaporizhia cho biết, việc phá hủy đập thủy điện gần thành phố Novaya Kakhovka ở tỉnh Kherson do Nga kiểm soát gây ảnh hưởng tới nông nghiệp địa phương và có thể tác động đến hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhia (ZNPP).

Ông Balitsky nói, mực nước trong hồ chứa gần ZNPP đã giảm 2,5 mét và có thể giảm thêm nữa. Ông nói với kênh Russia 24 TV: “Chúng tôi cho rằng mức sụt giảm thậm chí còn lớn hơn, lên tới 7 mét. Nước rất quan trọng để làm mát các lò phản ứng và nhiên liệu đã qua sử dụng tại cơ sở, do đó ngăn chặn sự tan chảy”.

Tuy nhiên, ông Balitsky phủ nhận rằng diễn biến như vậy có thể “ảnh hưởng đến an ninh trong khu vực hoặc toàn bộ khu vực”. Ông cũng cho hay, mực nước hiện tại gần ZNPP là “không bình thường" nhưng vẫn “có thể chấp nhận được”.

Người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Rafael Grossi, cũng khẳng định “không có rủi ro tức thời nào đối với sự an toàn của nhà máy”.

Ông Grossi nói thêm, mực nước trong hồ chứa “ở mức khoảng 16,4 mét” vào sáng 6.6 nhưng vẫn đang giảm. “Nếu giảm xuống dưới 12,7 m thì không thể bơm nước để làm mát trạm được nữa. Việc không có nước làm mát trong một thời gian dài sẽ khiến nhiên liệu tan chảy và hệ thống phát điện khẩn cấp không thể hoạt động được” - ông Grossi lưu ý.

Trong khi đó, ông Balitsky cảnh báo rằng việc phá hủy con đập cũng có khả năng gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp của khu vực do thiếu nước trong các kênh tưới tiêu địa phương.

Vỡ đập gây ngập lụt. Video: RT

Ông nói, nước trong các kênh sẽ đủ dùng trong một tháng rưỡi, các doanh nghiệp nông nghiệp địa phương có khả năng tồn tại trong mùa hiện tại nhưng sẽ cần giải quyết vấn đề này vào năm sau.

Thống đốc tỉnh Kherson, ông Vladimir Saldo, đã đưa ra một cảnh báo tương tự. Ông cho hay, ngay khi mực nước giảm xuống - và điều này sẽ xảy ra khá sớm - hồ chứa sẽ mất lượng nước dự trữ dành cho tưới tiêu.

Các nhà chức trách ở Crimea, nơi cũng nhận nước từ sông Dnepr, cho biết có trữ lượng đủ để đối phó với tình trạng thiếu hụt tiềm ẩn. Tuy nhiên, thống đốc Crimea, ông Sergey Aksyonov, vẫn thừa nhận rằng việc vỡ đập có thể dẫn đến mực nước giảm ở kênh Bắc Crimea, nối bán đảo với sông Dnepr.

Ông Vladimir Leontyev, thị trưởng thành phố Novaya Kakhovka nằm ở hạ lưu con đập bị phá hủy, cho biết mực nước trong thành phố tiếp tục dâng cao suốt cả ngày, hơn 11 mét, cao hơn dự kiến ban đầu sau khi đập bị vỡ.

Ông Leontyev cũng cảnh báo, đập thủy điện tiếp tục bị vỡ và phòng tuabin đã bị ngập lụt. Video được quay ở Novaya Kakhovka do RT thu được cho thấy đường phố ngập trong dòng nước bùn.

Nga - Ukraina đổ lỗi cho nhau

Con đập được cho là đã bị phá hủy bởi một vụ nổ vào đầu ngày 6.6. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gọi vụ việc là hành động phá hoại của lực lượng Ukraina. Việc chính quyền Ukraina bắt đầu giảm mực nước ở một con đập riêng mà họ kiểm soát trên sông Dnepr cho thấy đây là “một cuộc tấn công phá hoại quy mô lớn do chính quyền Kiev lên kế hoạch từ trước” - ông Shoigu nói.

Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho rằng vụ việc “là phá hoại có chủ ý của Ukraina”, cảnh báo về “những hậu quả nghiêm trọng” đối với hàng chục nghìn cư dân địa phương và hệ sinh thái.

Ông lưu ý, vụ phá hoại nhằm cắt nguồn cung cấp nước cho bán đảo Crimea, các cuộc tấn công dường như có liên quan đến các cuộc phản công quy mô lớn gần đây của Ukraina vào mặt trận Donbass, vốn đã bị lực lượng phòng thủ của Nga ngăn chặn.

Trước khi vỡ đập. Ảnh: Telegram
Trước khi vỡ đập. Ảnh: @vestovoi/Telegram
Ngập lụt sau khi vỡ đập. Ảnh: Telegram
Ngập lụt sau khi vỡ đập. Ảnh: @vestovoi/Telegram

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố, con đập đã bị hư hại trong một cuộc tấn công của Nga.

Ông Mikhail Podoliak - trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraina - cáo buộc Nga dàn dựng “thảm họa môi trường lớn nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ”.

Nhà bình luận quân sự Nga Vladislav Ugolny tin rằng vụ nổ đập sẽ khiến mọi hoạt động quân sự trong khu vực trở nên khó khăn hơn nhiều.

Giờ đây, cả hai bên phải rút khỏi khu vực và chiếm các vị trí ở bờ đối diện của sông Dnepr - ông giải thích, đồng thời cho biết thêm rằng “cuộc đua” giành quyền kiểm soát phần này của sông đã bị dừng lại.

Ông Ugolny cũng cảnh báo về nguy cơ vỡ đập có thể tiếp tục xảy ra, và bất kỳ công việc sửa chữa thực sự nào cũng không thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện tại.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tình hình nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu sau vụ vỡ đập ở Kherson

Thanh Hà |

Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã được kiểm soát nhưng lượng nước trong hồ Kakhovka rút nhanh đặt ra mối đe doạ bổ sung với nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này.

Vỡ đập thủy điện ở Kherson, rủi ro lũ lụt đe dọa tính mạng hàng nghìn người

Ngọc Vân |

Đập thủy điện ở Kherson bị phá hủy một phần ngày 6.6. Nga từng cảnh báo vỡ đập có nguy cơ gây lũ lụt, có thể khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Ukraina bắt đầu phản công quy mô lớn

Khánh Minh |

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraina bắt đầu phản công quy mô lớn nhưng không thành công.

Nhận định mới nhất về thời tiết nắng nóng và lượng mưa 2 tháng tới

MINH HÀ |

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), do tác động của El Nino, trong hai tháng tới, Bắc Bộ và Trung Bộ nền nhiệt có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm.

Phụ huynh huy động cả nhà "cứ 3 tiếng lại đổi ca" xếp hàng xuyên đêm giành suất vào lớp 1 ở Hà Nội

Vân Trang |

Hàng trăm phụ huynh xếp hàng xuyên đêm để đăng kí cho con vào lớp 1 Trường Tiểu học Vạn Bảo (Hà Đông, Hà Nội).

Nam Bộ sắp đón đợt mưa lớn

HẠ MÂY |

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, mưa dông sẽ còn xảy ra tại khu vực Nam Bộ trong những ngày tới. Khoảng 4 - 5 ngày tới, sẽ có một đợt mưa lớn.

Viện Kiểm sát đề nghị hủy án sơ thẩm đối với bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Tại phiên xét xử sáng 13.6, đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An đã trình bày quan điểm về xét xử vụ án bị cáo Lê Thị Dung, đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Hệ lụy kéo dài tại dự án Khu du lịch nghìn tỉ Dốc Lết Phương Mai

Hữu Long |

Khánh Hòa - Dự án Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai kéo dài hàng chục năm, gây lãng phí tài nguyên đất, bức xúc trong xã hội. Chưa hết, trong ranh giới của dự án hiện để người dân xây dựng nhiều công trình trái phép và khiếu nại khiếu kiện đất đai kéo dài.

Tình hình nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu sau vụ vỡ đập ở Kherson

Thanh Hà |

Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã được kiểm soát nhưng lượng nước trong hồ Kakhovka rút nhanh đặt ra mối đe doạ bổ sung với nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này.

Vỡ đập thủy điện ở Kherson, rủi ro lũ lụt đe dọa tính mạng hàng nghìn người

Ngọc Vân |

Đập thủy điện ở Kherson bị phá hủy một phần ngày 6.6. Nga từng cảnh báo vỡ đập có nguy cơ gây lũ lụt, có thể khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Ukraina bắt đầu phản công quy mô lớn

Khánh Minh |

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraina bắt đầu phản công quy mô lớn nhưng không thành công.