Mã QR xâm nhập nền kinh tế phi chính thức hàng tỉ USD của Indonesia

Thanh Hà |

Từ những xe bán đồ ăn dọc đường phố ồn ào của Jakarta đến những khu chợ tươi sống ở những ngôi làng xa xôi nhất của Indonesia, mã QR đang trở nên phổ biến.

Mã QR cho phép khách hàng thanh toán bằng cách quét mã qua điện thoại di động. Tính năng này nhanh chóng, dễ dàng và rẻ với người bán  hàng - đăng ký mã QR riêng có chi phí chưa đến 2 USD - giúp tính năng này được áp dụng rộng rãi tại các quầy hàng satay và người bán hàng rong warung ở Indonesia. Nhờ đó, tiền mặt ít xuất hiện hơn và một số cửa hàng hoàn toàn không chấp nhận tiền mặt.

Sự tiếp thu mã QR, theo Bloomberg, đang mở đường cho Indonesia thu được hàng tỉ USD từ hoạt động kinh tế phi chính thức vốn không bị tính thuế và không được đưa vào số liệu thống kê do phụ thuộc của những người kinh doanh nhỏ vào tiền mặt.

Hơn 22 triệu người bán hàng đã đăng ký QR và tổng số dự kiến tăng gấp đôi trong năm nay lên 45 triệu. Con số này tương đương khoảng một nửa số địa điểm chấp nhận thanh toán Visa trên toàn cầu.

Widodo, 47 tuổi - người bán “rujak buah” hay salad trái cây phủ đường thốt nốt trên những con đường phía sau khu thương mại của Jakarta - cho biết: “Tôi đăng ký QR vì khách hàng liên tục yêu cầu". Widodo nhận được mã QR vào tháng Giêng năm nay, sau 25 năm chỉ chấp nhận tiền mặt. Hiện, 1/3 doanh thu hàng ngày của người bán rujak buah này là qua thanh toán QR.

Widodo thấy thanh toán QR thuận tiện hơn, không chỉ cho khách hàng mà cho chính anh. Khi khách hàng sử dụng tiền điện tử để giao dịch, đôi tay của anh được giải phóng khỏi việc đưa hóa đơn và trả tiền lẻ. Thay vào đó, anh tập trung vào cắt xoài và dứa để phục vụ khách.

Những người bán hàng như Widodo đang giúp Indonesia dễ dàng đưa hoạt động kinh doanh nhỏ của mình - chiếm hơn 60% sản lượng quốc gia - vào nền kinh tế chính thức và nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan thuế.

Chính quyền khu vực là một trong những bên được hưởng lợi sớm nhất khi doanh thu tăng 11% mỗi năm nhờ QR giúp các hộ kinh doanh nộp thuế.

Đại dịch đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu sang tài chính kỹ thuật số. Ở Indonesia, tháng 1.2020, trước khi COVID-19 thúc đẩy phong tỏa trên toàn thế giới, Ngân hàng Indonesia yêu cầu các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số sử dụng mã QR được tiêu chuẩn hóa gọi là QRIS để đảm bảo tất cả các ngân hàng và ví điện tử đều có thể tương tác với nhau. Khách hàng có thể sử dụng ứng dụng GoPay để nạp tiền vào ví điện tử Bank Mandiri hoặc thanh toán tại gian hàng GoFood bằng tài khoản OVO của họ.

“Indonesia là một trong số ít quốc gia hành động sớm và dứt khoát khi bắt buộc sử dụng hệ thống thanh toán QR thống nhất. Việc tiêu chuẩn hóa giúp QR trở nên thuận tiện hơn cho người tiêu dùng và rẻ hơn cho người bán, thúc đẩy việc áp dụng nhanh hơn" - Davids Tjhin - Giám đốc điều hành và đối tác của Boston Consulting Group ở Jakarta - cho biết.

Indonesia hiện là quốc gia dẫn trước khá xa ở Đông Nam Á trong sử dụng ví điện tử và thanh toán QR. Giá trị của các giao dịch QR đã tăng theo cấp số nhân, đạt 98,5 nghìn tỉ rupiah (6,5 tỉ USD) vào năm ngoái và dự kiến đạt được sự thúc đẩy hơn nữa khi ngân hàng trung ương tăng gấp đôi giới hạn giao dịch lên 10 triệu rupiah (668 USD).

“Đã qua rồi thời người bán cần phải có thiết bị đầu cuối điểm bán hàng - thứ rất tốn kém. Ngày nay, chỉ với một máy in và tệp hình ảnh, họ có thể chấp nhận thanh toán bằng QR" - Budi Gandasoebrata - giám đốc điều hành của GoTo Financial, công ty giám sát ví điện tử GoPay được sử dụng rộng rãi nhất ở Indonesia - cho hay.

Dân số trẻ và việc sử dụng điện thoại di động phổ biến ở Indonesia giúp QR trở thành bàn đạp hoàn hảo để bỏ tiền mặt lại phía sau, ít nhất là ở các thành phố lớn.

Được biết, tại Indonesia, các quan chức ngân hàng trung ương phải lái xe tải bọc thép trong nhiều ngày để tới các đảo cực đông để phân phối tiền mặt.

Năm nay, ngân hàng trung ương Indonesia sẽ phát khoảng 3 nghìn tỉ rupiah (khoảng 200 triệu USD) tiền mới cho 85 hòn đảo để người dân giao dịch.

Ngân hàng mong đợi việc sử dụng QR rộng rãi hơn sẽ giúp giảm nhu cầu các chuyến chuyển tiền mặt mệt mỏi của họ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Indonesia điều chỉnh cách thu hút du mục kỹ thuật số

Thanh Hà |

Indonesia đang điều chỉnh lại thị thực cấp cho những người du mục kỹ thuật số (digital nomad) như một phần trong nỗ lực thu hút người nước ngoài có tay nghề và thu nhập cao.

Indonesia cho phép chuyên gia y tế nước ngoài hành nghề

Khánh Minh |

Indonesia sẵn sàng chào đón các chuyên gia y tế nước ngoài hành nghề tại “đất nước vạn đảo” này.

Ghé ngôi làng miền sơn cước, khám phá văn hóa Tày ở Hà Giang

Phùng Minh |

Làng văn hóa du lịch thôn Hạ Thành được ví như bức tranh thiên nhiên trong trẻo, êm ả trên vùng đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

Nạn nhân U80 ở Hải Phòng kể bị thao túng tâm lý, mua "thần dược" kém chất lượng từ hội thảo

Băng Tâm |

Vài ngày sau vụ cơ quan chức năng bắt lô hàng kém chất lượng bán dưới hình thức hội thảo ở chợ Cầu Vồng (Đồ Sơn, Hải Phòng), những “nạn nhân” vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Những hộp “thần dược” tiền triệu chưa dùng hết có khả năng phải bỏ vì lo tiền mất, tật mang.

Tiền tươi mới cứu được bất động sản

Hương Nguyễn |

Giới phân tích cho rằng chỉ có tiền tươi mới cứu được thị trường bất động sản và trái phiếu lúc này. Việc giãn, hoãn chỉ trì hoãn về thời gian. Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 được đánh giá là sẽ gỡ khó cho thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần tìm ra điểm cân bằng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nợ xấu ngân hàng.

Giá dâu tây giảm sâu, người nông dân Sơn La ngậm ngùi phá bỏ

Nguyễn Minh |

Người nông dân ở Sơn La đang phá bỏ nhiều diện tích trồng dâu tây do mặt hàng này bị giảm giá quá sâu.

Hungary một lần nữa phản đối việc NATO mời Ukraina dự họp

Khánh Minh |

RT đưa tin, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, việc mời Kiev tới Brussels bất chấp sự phản đối rõ ràng của Budapest là vi phạm các nguyên tắc của NATO. Dù sao thì ông cũng đã tham gia cuộc họp của Ủy ban NATO - Ukraina để nêu vấn đề về quyền của người dân tộc thiểu số Hungary.

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Indonesia điều chỉnh cách thu hút du mục kỹ thuật số

Thanh Hà |

Indonesia đang điều chỉnh lại thị thực cấp cho những người du mục kỹ thuật số (digital nomad) như một phần trong nỗ lực thu hút người nước ngoài có tay nghề và thu nhập cao.

Indonesia cho phép chuyên gia y tế nước ngoài hành nghề

Khánh Minh |

Indonesia sẵn sàng chào đón các chuyên gia y tế nước ngoài hành nghề tại “đất nước vạn đảo” này.