Khủng hoảng khí hậu làm bùng nổ khủng hoảng sức khỏe tâm thần

Thanh Hà |

Ngày 30.5, một buổi sáng màu cam kỳ lạ ở New York khi ánh mặt trời lọc qua làn khói bụi mù mịt từ đám cháy rừng cách xa thành phố hơn 1.000 km về phía bắc ở Nova Scotia, Canada.

Nguyên nhân của các đám cháy - hiện thường xuyên bao phủ các vùng rộng lớn ở Bắc Mỹ, Australia và Đông Nam Á - có thể khác nhau, nhưng thực tế cơ bản là hành tinh nóng lên khiến chúng xảy ra thường xuyên hơn, lan rộng và dữ dội hơn. Và những tháng nóng nhất của mùa hè vẫn đang đến.

Khó nhận thấy hơn màn sương mù bao trùm New York ngày hôm đó là cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần mà các chuyên gia coi là một hậu quả khác của biến đổi khí hậu.

Một từ vựng mới đã xuất hiện - lo âu về khí hậu - với những người trải qua có cảm giác mất mát hoặc lo lắng liên quan đến mối đe dọa của biến đổi khí hậu với các hiện tượng như bão lớn, lũ lụt và cháy rừng.

Cuộc khảo sát vào giữa năm 2021 của tạp chí y khoa Lancet với 10.000 trẻ em và người từ 16-25 tuổi ở 10 quốc gia nhận thấy, hơn 50% người được hỏi đã trải qua cảm giác buồn bã, lo lắng, tức giận, bất lực và thấy có lỗi vì biến đổi khí hậu. Có tới 75% nghĩ rằng tương lai thật đáng sợ.

Một số nỗi sợ hãi này có thể có những hậu quả sâu rộng. Tháng 7.2021, Morgan Stanley nêu trong lưu ý gửi các nhà đầu tư rằng “phong trào không sinh con do lo ngại về biến đổi khí hậu đang gia tăng và tác động đến tỉ lệ sinh nhanh hơn bất kỳ xu hướng nào trước đó về giảm sinh sản”.

5% người lớn không có con trong cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew về người Mỹ năm đó cũng nhắc tới lý do môi trường, bao gồm cả biến đổi khí hậu, khiến họ không muốn có con.

Các chuyên gia cho biết, những phòng khám sức khỏe tâm thần đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn với các triệu chứng lo lắng liên quan đến khí hậu có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Tháng 10.2021, trang web Grist báo cáo các lượt tìm kiếm trên Google cho cụm “lo âu về khí hậu” tăng 565% trong 12 tháng trước đó.

Các chương trình chứng nhận về tâm lý học khí hậu đã xuất hiện để giải quyết vấn đề này. Good Grief Network - mạng hỗ trợ đồng đẳng mô phỏng theo các chương trình cai nghiện - đã tạo ra hơn 50 nhóm về nội dung này.

Tiến sĩ Robin Cooper - đồng sáng lập Liên minh Tâm thần Khí hậu, nhóm chuyên gia sức khỏe tâm thần toàn quốc tập trung vào tác động cụ thể của biến đổi khí hậu với tinh thần - cho biết có những nghiên cứu liên kết việc hành tinh nóng lên với tỉ lệ căng thẳng, trầm cảm và tự tử tăng.

“Chúng tôi biết rằng những đợt nắng nóng khắc nghiệt dẫn tới tình huống bạo lực tăng. Nó không xảy ra ở bất kỳ địa điểm cụ thể nào vì chúng tôi biết sự gây hấn và bạo lực là những vấn đề phức tạp. Nhưng nó có ý nghĩa sâu sắc với bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em" - bà nói.

Cùng với gánh nặng căng thẳng sinh lý là căng thẳng tài chính. Năm 2021, Swiss Re - công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới - cho biết, “tài sản chịu ảnh hưởng bởi thảm họa” là vấn đề ngày càng tăng và phí bảo hiểm chủ sở hữu nhà trên toàn cầu “được dự báo tăng gần gấp ba lên 1,3 nghìn tỉ USD vào năm 2040, từ 450 tỉ USD vào năm 2020, do tác động của phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu”.

Bà Laura Schmidt - nhà sáng lập Good Grief Network - cho hay: “Nếu chúng ta không quan tâm đến tình trạng lo âu khí hậu đó, thì chắc chắn nó có thể trở thành chứng trầm cảm lâm sàng hoặc PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn) hoặc chứng lo âu lâm sàng".

"Lo âu về khí hậu thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh, để làm mọi thứ khác đi hơn và kích hoạt, đồng thời thực sự thay đổi những hệ thống độc hại sâu sắc mà chúng ta đang chìm sâu vào đó" - bà nói thêm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dư âm siêu bão Mawar chưa dứt ở đảo Guam

Thanh Hà |

Siêu bão Mawar là cơn bão mạnh nhất tấn công lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ Guam trong ít nhất 2 thập kỷ.

Biến đổi khí hậu có thể cắt đứt kênh đào Panama

Thanh Hà |

Để thấy những hậu quả kinh tế của nóng lên toàn cầu, không đâu khác ngoài kênh đào Panama. Ở đó, mực nước đang giảm vì Trung Mỹ ít mưa hơn.

Nhà khoa học cảnh báo Nga có thể phải dời đô về Siberia vì biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Biến đổi khí hậu có thể khiến Mátxcơva không thể ở được và phải di chuyển thủ đô của đất nước về Siberia, một nhà khí hậu học hàng đầu ở Nga nhận định.

Sai phạm tại dự án Mường Thanh Bắc Ninh cần phải xử lý nghiêm

Trần Tuấn |

Luật sư cho rằng, hành vi của chủ đầu tư dự án Mường Thanh Bắc Ninh có dấu hiệu của tội "Lừa dối khách hàng", cần phải được xử lý nghiêm.

Con gái cố NSƯT Vũ Linh bị cô ruột kiện, đòi chia tài sản

DI PY |

TAND quận Phú Nhuận cho biết đã thụ lý vụ tranh chấp thừa kế di sản của cố NSƯT Vũ Linh. Theo đó, bà Hồng Nhung (em gái cố nghệ sĩ) kiện Hồng Loan (con gái Vũ Linh), đòi hưởng tài sản liên quan của NSƯT Vũ Linh để lại sau khi qua đời.

Tai nạn trong đêm ở Vĩnh Phúc, 2 thanh niên tử vong tại chỗ, 4 người bị thương nặng

Tân Văn |

Vĩnh Phúc - Cả 2 xe mô tô đều chở 3 người, lưu thông với tốc độ cao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sau khi xảy ra tai nạn.

Hàng triệu sĩ tử Trung Quốc bước vào kì thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Thanh Hà |

Hàng triệu học sinh Trung Quốc tham gia kì thi đại học nổi tiếng khắc nghiệt trong ngày 7.6, lần đầu tiên kể từ khi nước này dỡ bỏ chính sách zero-COVID.

Chủ hộ kinh doanh ở Tuyên Quang mừng, lo 3 phương án xử lý thu sai BHXH

Nguyên Tùng |

Với nhiều chủ hộ kinh doanh bị thu BHXH bắt buộc sai quy định và đang mòn mỏi chờ nhận lương hưu, thì sự việc được đưa ra diễn đàn Quốc hội đã giúp họ như thấy được hi vọng, mừng là thế nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo.

Dư âm siêu bão Mawar chưa dứt ở đảo Guam

Thanh Hà |

Siêu bão Mawar là cơn bão mạnh nhất tấn công lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ Guam trong ít nhất 2 thập kỷ.

Biến đổi khí hậu có thể cắt đứt kênh đào Panama

Thanh Hà |

Để thấy những hậu quả kinh tế của nóng lên toàn cầu, không đâu khác ngoài kênh đào Panama. Ở đó, mực nước đang giảm vì Trung Mỹ ít mưa hơn.

Nhà khoa học cảnh báo Nga có thể phải dời đô về Siberia vì biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Biến đổi khí hậu có thể khiến Mátxcơva không thể ở được và phải di chuyển thủ đô của đất nước về Siberia, một nhà khí hậu học hàng đầu ở Nga nhận định.