Hoạt động nhà máy ở châu Á suy giảm do nhu cầu toàn cầu chững lại

Duy Phương |

Hoạt động của các nhà máy ở châu Á suy yếu trong tháng 3 do nhu cầu ở nước ngoài yếu ảnh hưởng đến sản lượng.

Cả Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu - đều chứng kiến ​​hoạt động sản xuất bị thu hẹp trong tháng 3 trong khi tăng trưởng ở Trung Quốc bị đình trệ.

Điều này cho thấy triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi sẽ tiếp tục cản trở sự phục hồi của khu vực và khiến các nhà hoạch định chính sách phải cảnh giác.

Đây là thách thức mà châu Á phải đối mặt khi giới chức nỗ lực kiểm soát lạm phát và chống lại ảnh hưởng từ đà suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

“Với việc tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn yếu trong những quý tới, chúng tôi cho rằng sản lượng sản xuất ở châu Á sẽ tiếp tục chịu áp lực” - Shivaan Tandon - chuyên gia kinh tế châu Á tại Capital Economics - cho biết.

Theo khảo sát của Caixin/S&P Global, chỉ số quản lý thu mua (PMI) ngành sản xuất toàn cầu của Trung Quốc ở mức 50 điểm trong tháng 3, thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 51,7 điểm và thấp hơn mức 51,6 điểm của tháng 2.

"Nền tảng cho sự phục hồi kinh tế vẫn chưa vững chắc. Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn dựa vào sự thúc đẩy nhu cầu trong nước, đặc biệt là cải thiện trong tiêu dùng của hộ gia đình" - Wang Zhe - nhà kinh tế cấp cao tại Caixin Insight Group - nhận định về chỉ số PMI của Trung Quốc.

Chỉ số PMI của Hàn Quốc đã giảm từ 48,5 điểm trong tháng 2 xuống 47,6 điểm trong tháng 3, giảm với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng do các đơn hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi nhu cầu toàn cầu yếu.

Chỉ số PMI Nhật Bản đứng ở mức 49,2 điểm trong tháng 3, tăng so với mức 47,7 điểm của tháng 2 nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 50 điểm do các đơn hàng giảm trong tháng thứ 9 liên tiếp.

Theo cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương công bố ngày 3.4, trong hơn 2 năm, tâm lý của các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản đã trở nên tồi tệ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3.

Đây là do nhu cầu nước ngoài yếu cộng thêm với cuộc đấu tranh của các công ty phải vật lộn với chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Công nhân làm việc tại một nhà máy xe điện ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Công nhân làm việc tại một nhà máy xe điện ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Reuters cho hay, Ấn Độ là điểm sáng hiếm hoi trong khu vực, lĩnh vực sản xuất của nước này mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng vào tháng 3 nhờ sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới được cải thiện.

Điều này cho thấy nền kinh tế của Ấn Độ có vị thế tốt hơn so với hầu hết các nước trong cùng khu vực để vượt qua suy thoái toàn cầu.

Nhu cầu chip yếu và những dấu hiệu mới về tăng trưởng toàn cầu chậm lại là những rủi ro đối với nhiều nền kinh tế châu Á.

Sự sụp đổ vào tháng trước của 2 ngân hàng Mỹ và việc UBS mua lại Credit Suisse làm tăng thêm sự bất ổn về triển vọng kinh tế toàn cầu khi gây hỗn loạn thị trường và tạo ra những lỗ hổng trong hệ thống tài chính thế giới.

Trong khi các dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm tạm dừng chu kỳ thắt chặt, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn bởi những rắc rối của ngành ngân hàng, lạm phát vẫn ở mức cao và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Những áp lực bên ngoài và sự bất ổn kinh tế khiến một số nước xuất khẩu lớn ở châu Á dễ bị tổn thương vào thời điểm các doanh nghiệp đang tìm cách phục hồi sau thời kỳ suy thoái kéo dài do COVID-19 gây ra.

“Do lãi suất cao hơn vẫn chưa ảnh hưởng đến các nền kinh tế tiên tiến, chúng tôi dự đoán tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của châu Á sẽ vẫn yếu trong những quý tới” - chuyên gia Shivaan Tandon chia sẻ.

Duy Phương
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng kinh tế châu Á: Trời trong xanh với khả năng có mây

Thanh Hà |

Nadhra Fauzi - chủ doanh nghiệp thương mại điện tử TresGo tại Subang Jaya, Malaysia - đã có một năm kinh doanh tốt đẹp, bội thu trong các lễ hội mua sắm trực tuyến lớn của năm ngoái.

Dự báo triển vọng kinh tế châu Á 2023

Quý An |

Giai đoạn khó khăn trong năm 2022 đã đặt những thách thức mới với các nền kinh tế châu Á trong năm nay.

Mục tiêu 2045 TPHCM là trung tâm kinh tế Châu Á, điểm đến hấp dẫn toàn cầu

|

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký, ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết 31.

Con gái NS Phú Quang: Chưa nhận phí bản quyền âm nhạc từ khi cha qua đời

Mộc Anh |

Nghệ sĩ Trinh Hương - con gái nhạc sĩ Phú Quang - trả lời phóng viên Báo Lao Động liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc sau khi cha cô qua đời.

Giám đốc phòng giao dịch ngân hàng tử vong tại trụ sở

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Đến trụ sở làm việc, nhân viên bàng hoàng khi phát hiện lãnh đạo phòng giao dịch tử vong.

59 xe bồn tưới nước chống bụi ở dự án sân bay Long Thành như muối bỏ bể

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động trên đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, hàng chục xe bồn tưới nước hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với khối lượng đất đào đắp có thể lên tới nửa triệu m3/ ngày cùng với hàng ngàn phương tiện máy móc thường xuyên hoạt động, di chuyển trên đại công trường rộng hơn 2.500 ha khiến việc tưới nước của 59 xe bồn trở nên như muối bỏ bể, bụi vẫn bay mù mịt.

Một khách nam rơi từ tầng 3 sân bay Nội Bài xuống đất

PHẠM ĐÔNG - HIẾU ANH |

Một người đàn ông bất ngờ trèo qua lan can và nhảy từ tầng 3 xuống khu vực công cộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài.

Thấy gì từ việc Youtuber, Streamer vây quanh lễ cúng thất NSƯT Vũ Linh?

Huyền Chi |

Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các YouTuber, Streamer khai thác nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy.

Tăng trưởng kinh tế châu Á: Trời trong xanh với khả năng có mây

Thanh Hà |

Nadhra Fauzi - chủ doanh nghiệp thương mại điện tử TresGo tại Subang Jaya, Malaysia - đã có một năm kinh doanh tốt đẹp, bội thu trong các lễ hội mua sắm trực tuyến lớn của năm ngoái.

Dự báo triển vọng kinh tế châu Á 2023

Quý An |

Giai đoạn khó khăn trong năm 2022 đã đặt những thách thức mới với các nền kinh tế châu Á trong năm nay.

Mục tiêu 2045 TPHCM là trung tâm kinh tế Châu Á, điểm đến hấp dẫn toàn cầu

|

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký, ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết 31.