Dự báo triển vọng kinh tế châu Á 2023

Quý An |

Giai đoạn khó khăn trong năm 2022 đã đặt những thách thức mới với các nền kinh tế châu Á trong năm nay.

ASEAN

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đạt mức tăng trưởng 4,7% vào năm 2023 vì nhu cầu toàn cầu suy yếu. Thế giới đang bước vào năm 2023 với nhiều áp lực kinh tế đang gia tăng.

Với các nhà phân tích của ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ), tốc độ tăng trưởng của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ ở mức 4,4% vào năm 2023 từ mức 5,6% trong năm 2022. Ngân hàng Goldman Sachs thì nhận định Thái Lan và Malaysia có thể đạt mức tăng trưởng 4% trong năm tới nhờ tái phát triển lĩnh vực du lịch.

Dù thấp hơn so với năm ngoái, nhưng mức kì vọng tăng trưởng kinh tế của ASEAN vẫn trên mức trung bình toàn cầu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,2% vào năm 2022 và 2,7% vào năm 2023. Lạm phát tại các nước ASEAN dự kiến ở mức 5,1% trong năm nay, thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

Triển vọng của khu vực ASEAN được dự báo là một trong những điểm sáng của kinh tế châu Á năm 2023. Ảnh: ASEAN
Triển vọng của khu vực ASEAN được dự báo là một trong những điểm sáng của kinh tế châu Á năm 2023. Ảnh: ASEAN

Trung Quốc

Theo chuyên gia từ ngân hàng Morgan Stanley, tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ có thể vượt trội nhờ việc Trung Quốc mở cửa trở lại và nới lỏng các điều kiện tài chính.

Kiatipong Ariyapruchya - nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Thái Lan - cho rằng, các nước Đông Á sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vào năm 2023, đồng thời cho biết thêm rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ đóng vai trò là "cơn gió ngược" cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ trở lại đúng hướng khi Bắc Kinh hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho các hộ gia đình và công ty tư nhân để giúp họ phục hồi sau khi quốc gia này kết thúc chính sách “zero-COVID”.

Thị trường bất động sản đang được Trung Quốc nỗ lực hỗ trợ. Ảnh: Xinhua
Thị trường bất động sản đang được Trung Quốc nỗ lực hỗ trợ. Ảnh: Xinhua

Một số nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò ý kiến dự báo Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng trung bình là 4,9% vào năm 2023. Con số này nằm trong khoảng 4,5% - 5,5% mà các cố vấn của chính phủ Trung Quốc đã khuyến nghị nên được thông qua làm mục tiêu chính thức.

Nhật Bản

Theo giám đốc Tổng Công đoàn Nhật Bản (Rengo) Tomoko Yoshino, 2023 là năm bản lề để nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi giảm phát trong nhiều thập kỉ trước đó để hướng đến tăng trưởng tiền lương thực tế bền vững trong bối cảnh lạm phát nhanh và đình trệ kinh tế.

Bà Yoshino cũng cho biết Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cần đánh giá lại mức độ tăng lương từ các chính sách của cơ quan này. Nếu lương cho người lao động được đảm bảo vượt xa lạm phát, BOJ có thể xem xét xoay vòng chính sách.

Ngoài ra, bà cũng hi vọng các cuộc đàm phán về lương cho người lao động sẽ đạt được kết quả tích cực, đặc biệt là từ các nhà sản xuất toàn cầu đã có lợi nhuận tốt từ việc đồng yên suy yếu. Bên cạnh đó, tác động của đại dịch vẫn còn kéo dài trong các ngành công nghiệp khác.

Thống đốc Haruhiko Kuroda đã nhiều lần khẳng định BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi Nhật Bản đạt được mục tiêu lạm phát một cách ổn định, đi kèm với tăng trưởng tiền lương. Tiền lương cần tăng đều đặn khoảng 3% để giữ lạm phát trên mục tiêu 2% của BOJ trên cơ sở bền vững.

Ông Kuroda sẽ rời ghế Thống đốc BOJ trong năm nay. Ảnh: Xinhua
Ông Kuroda sẽ rời ghế Thống đốc BOJ trong năm nay. Ảnh: Xinhua

Nam Á

Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng ở khu vực Nam Á sẽ chậm lại, vào mức 5,5% trong năm 2023 do nhu cầu ngoài khu vực suy giảm. Đây là mức thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình được điều chỉnh của khu vực trong giai đoạn 2000 - 2019 là 6,5%.

Tăng trưởng của Ấn Độ được Ngân hàng Thế giới dự báo sẽ chậm lại chỉ còn 6,9% trong năm tài khóa 2022-2023 so với năm tài khóa 2021-2022 là 8,7%. Sự chững lại của Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu tác động đến lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư của nước này.

Với Bangladesh, tăng trưởng dự kiến cũng sẽ giảm còn 5,2% trong năm tài khóa 2022-2023 do tác động của lạm phát đến thu nhập hộ gia đình và chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng như tình trạng thiếu hụt năng lượng, thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ở Maldives, tăng trưởng dự kiến giảm xuống còn 8,2% vào năm 2023, thấp hơn các dự báo trước đó khi đà tăng trưởng chững lại.

Sri Lanka và Afghanistan vẫn còn trong tình trạng khủng hoảng theo cách khác nhau. Với Sri Lanka, dự báo tăng trưởng đã được điều chỉnh giảm do tình trạng khan hiếm ngoại tệ, tác động của lạm phát. Afghanistan đang mất các khoản viện trợ quốc tế dẫn đến tình trạng nghèo đói gia tăng. Hai năm tới, nước này dự kiến sẽ ổn định nhưng chỉ ở mức thấp.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Tiêu thụ bia ở Nhật cao nhất trong gần 20 năm

Quý An (theo Japan Times) |

Doanh số mặt hàng bia tại Nhật Bản trong năm qua đánh dấu mức cao nhất gần 20 năm.

Mục tiêu 2045 TPHCM là trung tâm kinh tế Châu Á, điểm đến hấp dẫn toàn cầu

|

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký, ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết 31.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Cảnh báo những nguy cơ ngộ độc rượu sau những cuộc vui ngày Tết

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Tết là thời điểm mà những bữa cơm sum họp thường được các gia đình sử dụng bia rượu khá phổ biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ ngộ độc rượu, bia tăng cao trong những ngày này. Để an toàn, hạn chế được rủi ro ngộ độc bia rượu, BS CKI Tăng Tuấn Phong - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã có những chia sẻ cách phòng, tránh và giảm tử vong nếu không may bị ngộ độc bia, rượu.

Đầu năm chiêm ngưỡng dàn siêu môtô tí hon, độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Tô Thế |

Nguyễn Long - chàng trai không chỉ được biết đến với công việc làm tóc mà còn nổi danh trong giới chơi xe bởi biệt tài tự chế tác những mô hình môtô handmade giống y thật, rất tinh xảo từ phế liệu, rác thải điện tử. Long cũng chính là người đầu tiên ở Việt Nam đã chế tạo mô hình siêu xe môtô Ducati thủ công có thể chuyển động được. Nhiều mô hình của Long được giới chơi xe yêu thích, thậm chí là mê mẩn.

Giải cứu mèo rừng

Hải Nguyễn - Mai Hương |

Tại Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam nằm trong Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), nhiều chú mèo rừng đã được cứu sống và chăm sóc, chữa trị, phục hồi tập tính và tái thả về rừng. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những chú mèo rừng sẽ không bao giờ được trở về nhà, bởi những chấn thương về cả thể chất lẫn tinh thần nặng nề mà chúng đã phải trải qua do hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép từ con người.

Lý do Lego chọn Việt Nam để xây nhà máy trung hòa carbon đầu tiên

Khánh Minh |

Lego, nhà sản xuất đồ chơi số 1 thế giới tính theo doanh thu, đã động thổ xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của công ty ở Châu Á, đặt tại Việt Nam.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Tiêu thụ bia ở Nhật cao nhất trong gần 20 năm

Quý An (theo Japan Times) |

Doanh số mặt hàng bia tại Nhật Bản trong năm qua đánh dấu mức cao nhất gần 20 năm.

Mục tiêu 2045 TPHCM là trung tâm kinh tế Châu Á, điểm đến hấp dẫn toàn cầu

|

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký, ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết 31.