Hệ thống xử lí thức ăn thừa đáng học tập của Hàn Quốc

Thanh Hà |

Trên khắp thế giới, hầu hết trong số 1,4 tỉ tấn thực phẩm bị vứt bỏ mỗi năm đều được đưa tới các bãi chôn lấp. Khi thối rữa, thức ăn thừa gây ô nhiễm nước và đất, đồng thời giải phóng ra một lượng lớn khí mê-tan - một trong những khí nhà kính mạnh nhất.

Cần nhân rộng

Tuy nhiên, Hàn Quốc thì khác. Nước này cấm thực phẩm thừa đổ ra các bãi rác chôn lấp được gần 20 năm. Tại Hàn Quốc, phần lớn thức ăn thừa được chuyển thành thức ăn cho gia súc, phân bón và nhiên liệu sưởi ấm nhà cửa.

Hệ thống xử lí thức ăn thừa ở Hàn Quốc, giúp khoảng 90% thực phẩm không bị đưa tới các bãi chôn lấp và lò đốt rác, đã được chính phủ trên khắp thế giới nghiên cứu.

Giới chức Trung Quốc, Đan Mạch và nhiều nơi khác đã tới thăm các cơ sở của Hàn Quốc. Thành phố New York, nơi yêu cầu tất cả cư dân phân loại thực phẩm với các loại rác khác vào mùa thu tới, đã tìm hiểu hệ thống phân loại của Hàn Quốc trong nhiều năm.

Một số thành phố có những chương trình tương tự nhưng hầu như chưa có bất kì quốc gia nào khác làm được những gì Hàn Quốc triển khai trên quy mô toàn quốc.

Paul West - nhà khoa học cao cấp của Project Drawdown, nhóm nghiên cứu nghiên cứu những cách giảm lượng khí thải carbon - cho hay, điều này là do chi phí.

Theo Bộ Môi trường Hàn Quốc, dù các cá nhân và doanh nghiệp phải trả một khoản phí nhỏ để loại bỏ rác thải thực phẩm, nhưng chương trình này tiêu tốn của Hàn Quốc khoảng 600 triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên, ông West và các chuyên gia khác cho rằng, mô hình này nên được nhân rộng.

Từ năm 2005, việc đưa chất thải thực phẩm đến bãi chôn lấp đã bị coi là bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Chính quyền địa phương đã xây dựng hàng trăm cơ sở để xử lý rác thải thực phẩm. Người tiêu dùng, chủ nhà hàng, tài xế xe tải cùng với nhiều người khác là thành phần của mạng lưới thu thập rác thải thực phẩm và chuyển chúng thành những mặt hàng hữu ích.

Cách thức xử lí đa dạng

Lee Hae-yeon - chủ quán Jongno Stew Village - địa điểm ăn trưa nổi tiếng ở quận Dobong phía bắc Seoul - cho hay, khách hàng thường lấy nhiều hơn những gì họ ăn và chủ quán sẽ phải trả giá cho điều đó: Khoảng 2.800 won (hơn 2 USD) cho mỗi 20 lít thức ăn thừa phải xử lí. Trong cả ngày, thức ăn thừa được bỏ vào một cái xô trong bếp và khi đóng cửa, Lee sẽ đổ chúng vào một thùng rác dành riêng cho thức ăn thừa ở bên ngoài.

Vào buổi sáng, các công ty được thuê xử lí sẽ dọn sạch những thùng thức ăn thừa đó. Park Myung-joo và nhóm của ông bắt đầu làm việc lúc 5h sáng, đổ những thứ bên trong thùng thức ăn thừa ở các cơ sở vào thùng xe tải của họ. Họ làm việc mỗi ngày trừ Chủ nhật. Khoảng 11h sáng, họ đến cơ sở chế biến của Dobong và dỡ chúng xuống.

Hệ thống xử lý chất thải thực phẩm ở Dobong, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh chụp màn hình
Hệ thống xử lí chất thải thực phẩm ở Dobong, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh chụp màn hình

Các mảnh vụn - xương, hạt, vỏ - được nhặt bằng tay. Nhà máy của Dobong là một trong những nhà máy cuối cùng trên khắp Hàn Quốc chưa tự động hoá công đoạn này. Sau đó, một băng chuyền mang thức ăn thừa vào máy nghiền, nghiền chúng thành những mảnh nhỏ. Bất cứ thứ gì không dễ cắt nhỏ, như túi nilong, đều được lọc ra và đốt.

Sau đó, chất thải được nướng và khử nước. Hơi ẩm đi vào các đường ống dẫn đến nhà máy xử lí nước, với một phần hơi ẩm được sử dụng để sản xuất khí sinh học. Phần còn lại được tinh chế và thải ra một dòng suối gần đó.

Phần thô của chất thải tại nhà máy chế biến được nghiền thành sản phẩm cuối cùng: Một loại bột khô, màu nâu có mùi như bụi bẩn. Sim Yoon-sik, giám đốc cơ sở cho biết, đây là thức ăn bổ sung cho gà và vịt, giàu protein và chất xơ. Loại bột khô này được tặng cho bất kì trang trại nào có nhu cầu.

Theo New York Times, trong nhà máy, mùi nồng nặc bám vào vải và tóc. Nhưng bên ngoài hầu như không có gì đáng chú ý. Các đường ống chạy xuyên qua tòa nhà, làm sạch không khí bằng một quy trình hóa học trước khi hệ thống ống xả thải ra ngoài.

Các nhà máy khác hoạt động theo những cách thức khác nhau. Tại cơ sở biogas ở Goyang, ngoại ô Seoul, chất thải thực phẩm - gần 70.000 tấn hàng năm - trải qua quá trình phân hủy kị khí. Chất thải thực phẩm được để trong các bể lớn tới 35 ngày để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ và tạo ra khí sinh học, chủ yếu là khí mê-tan và carbon dioxide.

Khí sinh học được bán cho một công ty địa phương để sưởi ấm cho 3.000 ngôi nhà ở Goyang. Phần chất rắn còn lại được trộn với dăm gỗ để tạo ra phân bón và được tặng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ Hàn Quốc túng tiền đổ xô đi cầm cố đồ công nghệ

Thanh Hà |

Những tiệm cầm đồ thế hệ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ khách hàng sở hữu những thiết bị công nghệ đắt tiền hoặc hàng xa xỉ muốn cầm cố để lấy tiền mặt.

Triều Tiên phóng vệ tinh, Nhật Bản, Hàn Quốc phát cảnh báo

Thanh Hà |

Ngày 31.5, Triều Tiên đã phóng "thứ mà họ gọi là một phương tiện phóng không gian" về phía nam, quân đội Hàn Quốc thông tin.

Dịch vụ trọn gói giúp người lao động Hàn Quốc bỏ việc êm đẹp

Thanh Hà |

“Tôi muốn nghỉ việc" - là cụm từ mà nhiều người lao động Hàn Quốc đã suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, thách thức không chỉ là làm sao để nói ra với lãnh đạo mà còn làm sao để đảm bảo việc nghỉ việc êm đẹp.

Từ clip trên TikTok, Cảnh sát tìm ra nhóm thanh niên đua xe ở Bắc Giang

Tô Thế |

Bắc Giang - Thông qua đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên tụ tập đua xe trái phép trên đường, Cảnh sát đã nhanh chóng xác định được danh tính các đối tượng và triệu tập lên làm việc.

Quách Thu Phương: Nhiều sự thật về hôn nhân ngoài đời còn đau đớn hơn phim

NHÓM PV |

Diễn viên Quách Thu Phương trở lại màn ảnh sau 13 năm vắng bóng. Chị chia sẻ, đã từng phải vượt qua trầm cảm, stress để tìm lại mình. Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ diễn viên về hôn nhân, sự khác biệt của hôn nhân ngoài đời và trên phim.

Lý do nhiều hồ thủy điện vẫn thiếu nước nghiêm trọng dù đã có mưa lớn

MINH HÀ |

Những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng, có nơi trên 100mm, nhưng lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện cũng không đáng kể, vẫn thiếu hụt nghiêm trọng.

Cuộc sống hiện tại của Hồng Phượng sau khi rời khỏi nhà cậu là cố NSƯT Vũ Linh

ĐÔNG DU |

Ca sĩ Hồng Phượng cho biết, hiện tại, cô đang đối diện với rất nhiều áp lực sau khi rời khỏi nhà của cậu ruột là cố nghệ sĩ Vũ Linh. Nữ ca sĩ nói, cô đang là người vô gia cư.

Trao trả chiếc đồng hồ Patek Philippe bị mất tại sân bay Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Patek Philippe trị giá 11.124 USD (khoảng 278 triệu đồng) bị mất vào tháng 12.2022 tại sân bay Phú Quốc đã được bàn giao lại cho chủ nhân.

Giới trẻ Hàn Quốc túng tiền đổ xô đi cầm cố đồ công nghệ

Thanh Hà |

Những tiệm cầm đồ thế hệ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ khách hàng sở hữu những thiết bị công nghệ đắt tiền hoặc hàng xa xỉ muốn cầm cố để lấy tiền mặt.

Triều Tiên phóng vệ tinh, Nhật Bản, Hàn Quốc phát cảnh báo

Thanh Hà |

Ngày 31.5, Triều Tiên đã phóng "thứ mà họ gọi là một phương tiện phóng không gian" về phía nam, quân đội Hàn Quốc thông tin.

Dịch vụ trọn gói giúp người lao động Hàn Quốc bỏ việc êm đẹp

Thanh Hà |

“Tôi muốn nghỉ việc" - là cụm từ mà nhiều người lao động Hàn Quốc đã suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, thách thức không chỉ là làm sao để nói ra với lãnh đạo mà còn làm sao để đảm bảo việc nghỉ việc êm đẹp.