Hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Dân số ngày càng tăng và thực trạng ít bác sĩ đã thúc đẩy Indonesia và các nước láng giềng Đông Nam Á sử dụng các ứng dụng telemedicine (khám bệnh từ xa) như Alodokter, Doctor Anywhere.

Tiến xa hơn mức cơ bản

Ahmad Fariza, nhà thiết kế đồ họa 27 tuổi, lần đầu biết đến ứng dụng Alodokter khi công ty này hợp tác với chính phủ năm 2021 để cung cấp các dịch vụ y tế từ xa vào thời điểm dịch COVID-19 lan rộng khắp Indonesia.

Fariza, sống ở Bekasi, ngoại ô Jakarta, nói với Nikkei Asia: “Thật tiện lợi. Khi gần đây bị sốt, tôi nhớ để thử lại lần nữa. Tham vấn trực tuyến thay vì đến bệnh viện hoặc phòng khám khi tôi bị ốm cũng giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và năng lượng".

Sự kết hợp của phát triển đô thị ở thủ đô Jakarta và địa lý quần đảo rộng lớn ở quốc gia có hơn 270 triệu dân từ lâu là trở ngại đối với việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công ty cung cấp dịch vụ y tế từ xa đang giúp giảm bớt thách thức này. Alodokter, với hơn 80.000 bác sĩ trực thuộc, là một trong số đó.

Doctor Anywhere có trụ sở tại Singapore có người dùng ở 6 quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Doctor Anywhere
Doctor Anywhere có trụ sở tại Singapore có người dùng ở 6 quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Doctor Anywhere

Tư vấn dựa trên ứng dụng cũng đang phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á khác, nơi có gần 700 triệu dân, bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và tình trạng thiếu bác sĩ.

Việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng đã cho phép người Đông Nam Á trải nghiệm sự tiện lợi của các dịch vụ ứng dụng theo yêu cầu trong gọi xe, giao đồ ăn, thương mại điện tử và một loạt lĩnh vực kinh doanh khác. Xu hướng này do COVID-19 thúc đẩy. Y tế từ xa cũng không ngoại lệ.

Các công ty cùng ngành trong khu vực hiện tiến xa hơn mức cơ bản, thậm chí còn cung cấp cả thuốc trong quá trình cạnh tranh để giành thị trường.

Tháng 12.2022, Doctor Anywhere có trụ sở tại Singapore huy động được 38,8 triệu USD. Số tiền này được dùng để thúc đẩy tăng trưởng và tài trợ một phần cho việc mua lại Asian Healthcare Specialists (AHS) - tập đoàn y tế đa ngành có hơn 10 cơ sở cung cấp các dịch vụ gồm gây mê, da liễu, y học gia đình và tiêu hóa. Sau khi tư vấn từ xa, Doctor Anywhere có thể đưa bệnh nhân cần nhập viện đến các cơ sở y tế của AHS.

"Đây là một phần trong mục tiêu dài hạn của chúng tôi nhằm xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số để mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân và giúp định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam Á" - Lim Wai Mun, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Doctor Anywhere cho biết. Có 2,5 triệu người dùng Doctor Anywhere trên khắp Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Lim cho biết, người tiêu dùng ngày càng nhận ra nhu cầu về các biện pháp y tế dự phòng. "Chúng tôi tiếp tục nhìn thấy cơ hội trong những lĩnh vực này trong việc giúp người dùng nghĩ về sức khỏe một cách toàn diện, đặc biệt là trong nỗ lực phòng ngừa mà họ có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe" - Lim nói.

Năm ngoái, tập đoàn Ayala của Philippines tuyên bố hợp nhất 3 công ty chăm sóc sức khỏe - KonsultaMD, HealthNow và AIDE - thành siêu ứng dụng công nghệ y tế ở đất nước có khoảng 110 triệu dân - lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Indonesia. Ứng dụng mới sẽ ra mắt vào cuối quý đầu tiên của năm nay.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, có "rất nhiều vấn đề về chăm sóc sức khỏe khác nhau" - Jonathan Sudharta, giám đốc điều hành, đồng sáng lập của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn từ xa Halodoc, chia sẻ với Nikkei. Ông cho biết thêm, một công ty như của ông có thể giải quyết các vấn đề đó.

Ra mắt năm 2016, Halodoc có hơn 20 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Indonesia. Con số này đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là kể từ sau đại dịch và Halodoc đặt mục tiêu tăng số người dùng lên 100 triệu trong những năm tới, đồng thời định hướng mở rộng sang "các quốc gia chiến lược" Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.

Tính đến tháng 12.2022, tại Indonesia, Halodoc đã vận chuyển đơn thuốc tới 400 thành phố. Bệnh nhân ở 120 thành phố trong số đó có thể nhận được thuốc trong vòng 15 phút sau khi đặt hàng.

Hỗ trợ đắc lực khi thiếu bác sĩ

Theo Nikkei, telemedicine cũng đang hỗ trợ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam Á ứng phó khi số lượng bác sĩ ở một số quốc gia không đáp ứng đủ cho dân số cũng như nhu cầu về dịch vụ y tế ngày càng tăng của khu vực.

Indonesia - quốc gia đông dân thứ tư thế giới - có 6,95 bác sĩ trên 10.000 người vào năm 2021, thấp hơn mức 9,28 ở Thái Lan vào năm 2020 và 7,51 ở Myanmar vào năm 2019, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trong khi đó, có 35,55 bác sĩ trên 10.000 người ở Mỹ tính đến năm 2020. Có 26,14 bác sĩ/10.000 dân ở Nhật Bản trong khi ở Trung Quốc con số này là 23,87 cũng trong năm 2020.

Theo cơ sở dữ liệu chi tiêu y tế toàn cầu của WHO, chi tiêu y tế của Indonesia năm 2020 lên tới 36 tỉ USD, tăng 71% so với năm 2010, trong cùng kỳ, Thái Lan tăng gần gấp đôi lên 22 tỉ USD. Chi tiêu y tế ở các quốc gia Đông Nam Á khác cũng tăng mạnh.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cảng Trung Quốc xoay trục vận tải container sang Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Cảng Trung Quốc hướng hoạt động kinh doanh container sang Đông Nam Á khi thương mại song phương duy trì tăng trưởng ổn định sau khi RCEP có hiệu lực.

Đông Nam Á đang tụt hậu về xe điện

Thanh Hà |

Farhan Abdul Rahim, một người đam mê công nghệ, trở thành một trong những người Malaysia đầu tiên sở hữu xe điện vào năm 2020.

Khởi nghiệp trong nền kinh tế “rác thải” tại Đông Nam Á

Thảo Phương |

Bên cạnh những công ty làm giàu từ rác thải, nhiều nhà khởi nghiệp đã và đang đi theo xu hướng kinh tế tuần hoàn, chú trọng vấn đề môi trường trong sản xuất.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Nga công bố cách định đoạt tương lai của Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho biết, tất cả các cổ đông sẽ quyết định có cho dừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vốn bị hư hại trong vụ nổ cuối năm ngoái hay không.

Hà Nội: Treo biển cho thuê cửa hàng cả năm không có khách hỏi

Thái Mạnh |

Thời gian qua, hàng loạt mặt bằng bán lẻ ở các tuyến phố trung tâm hay các ki-ot tại một số trung tâm thương mại tại Hà Nội được treo biển rao cho thuê lâu ngày nhưng chưa có khách hỏi.

Nhà ga đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi quảng cáo

Minh Hạnh |

Tình trạng lấn chiếm nhà ga làm điểm kinh doanh và biến các cột trụ dọc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội thành các biển quảng cáo, nhếch nhác, mất mỹ quan đang diễn ra tại công trình trọng điểm của thủ đô Hà Nội.

PSG xác nhận Neymar nghỉ thi đấu đến hết mùa

Văn An |

PSG xác nhận tiền đạo Neymar sẽ nghỉ thi đấu đến hết mùa để phẫu thuật chấn thương mắt cá.

Cảng Trung Quốc xoay trục vận tải container sang Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Cảng Trung Quốc hướng hoạt động kinh doanh container sang Đông Nam Á khi thương mại song phương duy trì tăng trưởng ổn định sau khi RCEP có hiệu lực.

Đông Nam Á đang tụt hậu về xe điện

Thanh Hà |

Farhan Abdul Rahim, một người đam mê công nghệ, trở thành một trong những người Malaysia đầu tiên sở hữu xe điện vào năm 2020.

Khởi nghiệp trong nền kinh tế “rác thải” tại Đông Nam Á

Thảo Phương |

Bên cạnh những công ty làm giàu từ rác thải, nhiều nhà khởi nghiệp đã và đang đi theo xu hướng kinh tế tuần hoàn, chú trọng vấn đề môi trường trong sản xuất.