Giới trẻ những nước giàu nhất thế giới đang khước từ lái xe ôtô

Thanh Hà |

Với Adah Crandall, 16 tuổi, một học sinh trung học ở Portland, Oregon, Mỹ, điều khó chịu hàng ngày là các thành viên trong gia đình hỏi khi nào cô sẽ học lái xe.

Từ chối tấm vé độc lập

Adah đã dành 1/4 cuộc đời mình để phản đối quy hoạch lấy ôtô làm trung tâm trong thành phố của mình. Năm 12 tuổi, cô theo học tại một trường học cạnh một con đường lớn, nơi có hàng nghìn xe tải chạy ầm ầm mỗi ngày. Khi một giáo viên mời diễn giả nói về ô nhiễm không khí, cô và các bạn cùng lớp đã rất phấn khích. Trong vòng một năm, cô tới Salem, thủ phủ của Oregon, để yêu cầu các nhà lập pháp thông qua luật nghiêm ngặt hơn về động cơ diesel.

Dù vậy, gia đình Adah vẫn nài nỉ cô lấy bằng lái xe. "Bằng lái được coi là tấm vé độc lập. Nó thật vinh quang" - cô nói. Adah thừa nhận cuộc sống của cô sẽ dễ dàng hơn nếu cô có bằng ôtô nhưng cô không thích ý tưởng bản thân nhất định phải làm vậy. “Nếu tôi chọn tuân thủ và lấy bằng lái xe, điều đó chẳng khác nào đầu hàng" - nữ sinh người Mỹ nói.

Số lượng người lái xe trên những con đường khắp thế giới tiếp tục tăng ở hầu hết mọi nơi. Theo dữ liệu từ Cục quản lý đường cao tốc liên bang Mỹ, quãng đường của những người lái xe ôtô ở Mỹ đã đạt đến một đỉnh mới vào năm 2022.

Nhưng có những tín hiệu cho thấy điều này đang thay đổi. Những người như Adah là minh chứng. Lấy bằng lái xe từng là nghi thức gần như phổ biến khi bước vào tuổi trưởng thành. Giờ đây, đó là điều mà ngày càng ít thanh niên bỏ qua hoặc tích cực phản đối, khi họ bước vào độ tuổi 20 trở lên.

Điều này cũng đang bắt đầu tạo ra nhiều ủng hộ hơn cho chính sách cấm ôtô được thông qua tại các thành phố trên khắp thế giới. Từ New York (Mỹ) đến Na Uy, ngày càng có nhiều thành phố và chính trị gia địa phương thông qua luật cấm ôtô, bỏ chỗ đậu xe, chặn đường và thay đổi quy hoạch để ưu tiên người đi bộ hơn lái xe.

Động lực đang chuyển hướng

Sau một thế kỷ ôtô định hình thế giới giàu có, động lực có thể đang bắt đầu chuyển sang hướng khác. Bắt đầu với nhân khẩu học và ở quốc gia được định hình nhiều nhất bởi ôtô. Mỗi năm, một người Mỹ lái xe trung bình đi xa hơn nhiều so với hầu hết người dân ở các nước giàu có khác: Khoảng 23.000 km vào năm 2022, tức gấp đôi so với một người Pháp điển hình.

Gần một thế kỷ xây dựng đường sá đã dẫn đến những thành phố rộng lớn, khó có thể đi lại bằng bất kỳ cách nào khác. Ví dụ, thành phố Jacksonville, Florida, trải rộng trên 2.200 km2 và có khoảng một triệu cư dân.

Phố Lombard ở San Francisco, Mỹ. Ảnh: Xinhua
Phố Lombard ở San Francisco, Mỹ. Ảnh: Xinhua

Năm 1977, Tòa án Tối cao Mỹ cho rằng, có một chiếc ôtô là một “điều cần thiết ảo” với bất kỳ ai sống ở Mỹ. Đến năm 1997, 43% thanh niên 16 tuổi của nước này có bằng lái xe. Nhưng tới năm 2020, năm gần đây nhất có số liệu, con số này giảm xuống còn 25%.

Không chỉ là thanh thiếu niên. Cứ 5 người Mỹ trong độ tuổi từ 20 đến 24 thì có một người không có giấy phép lái xe, tăng từ tỉ lệ 1/12 vào năm 1983. Tỉ lệ người có giấy phép giảm đối với mọi nhóm tuổi dưới 40 và theo dữ liệu mới nhất, tỉ lệ này vẫn đang giảm.

Và ngay cả những người có bằng lái cũng ít lái xe hơn. Từ năm 1990 đến 2017, quãng đường mà những người lái xe tuổi thiếu niên ở Mỹ lái xe đã giảm 35% và những người ở độ tuổi 20-34 giảm 18%.

Xu hướng tương tự cũng được thiết lập ở châu Âu. Ở Anh, tỉ lệ thanh thiếu niên có thể lái xe đã giảm gần một nửa, từ 41% xuống 21%, trong 20 năm qua. Các quốc gia khắp Liên minh châu Âu nhiều ôtô hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ngay từ trước phong tỏa vì COVID-19, quãng đường di chuyển trung bình của mỗi người lái xe đã giảm hơn 1/10 kể từ đầu thiên niên kỷ này. Ngay cả ở Đức, nơi động cơ đốt trong là một biểu tượng kinh tế, con số này cũng giảm.

Xu hướng đặc biệt mạnh mẽ ở các thành phố lớn. Nghiên cứu về 5 thủ đô ở châu Âu – Berlin, Copenhagen, London, Paris và Vienna – chỉ ra, số lượng các chuyến lái xe của những người đi làm hiện đã giảm đáng kể từ mức cao nhất vào những năm 1990. Tại Paris, số chuyến lái xe đi làm trên mỗi cư dân đã giảm xuống dưới mức của những năm 1970.

Vì sao người trẻ xa lánh ôtô?

The Economist lưu ý, không ai hoàn toàn chắc chắn về lý do những người trẻ tuổi lại chống lại việc sở hữu bằng lái xe cũng như sở hữu ôtô.

Sự phát triển của Internet là một khả năng hiển nhiên – khi có thể mua sắm trực tuyến, xem phim trực tuyến  - thì càng ít phải lái xe vào thành phố.

Sự gia tăng của các ứng dụng taxi như Uber và Lyft gần như chắc chắn cũng góp phần vào xu hướng của trẻ tuổi.

Bên cạnh đó, lái xe nói chung đang đắt đỏ hơn. Ở Mỹ, chi phí trung bình để sở hữu một chiếc xe và lái đi 24.000km đã tăng 11% vào năm 2022, lên gần 11.000 USD.

Các lý do khác, một động lực lớn, là những lo lắng về biến đổi khí hậu. Giáo sư Donald Shoup của Đại học California, Los Angeles, đã vận động chống cung cấp quá nhiều bãi đậu xe miễn phí ở Mỹ, nói rằng ông rất ngạc nhiên khi biến đổi khí hậu đã thúc đẩy nhiều nhà hoạt động trẻ bắt đầu vận động chống lại sự phát triển tập trung vào ôtô.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cục Đường bộ Việt Nam tăng kiểm tra, chống gian lận trong sát hạch lái xe

Thu Giang |

Mới đây Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các sở Giao thông Vận tải (GTVT) kiểm tra, xử lý vi phạm về thời gian và quãng đường học của học viên trong sát hạch lái xe.

Tiết lộ 5 thành phố ô nhiễm nhất ở Mỹ

Thanh Hà |

Một nghiên cứu mới xếp hạng 152 thành phố trên khắp nước Mỹ về mức độ sạch sẽ tổng thể và xác định 5 thành phố ô nhiễm nhất lần lượt là Houston, Texas, Newark, San Bernardino, Detroit và Jersey.

Lí do khiến livestream bán hàng ở Mỹ không nở rộ như ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta và ByteDance đang phải đối mặt với những thách thức trong việc khai phá thị trường livestream bán hàng ở Mỹ - xu hướng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

TPHCM: Những bức tranh tường tương tác thực tế ảo xuống cấp

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Dự án “Bring Them Back” với những bức tranh tường tương tác thực tế ảo để kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã từng tạo nên nhiều thích thú cho người dân TPHCM khi có động vật quý hiếm bước ra từ các bức tường. Tuy nhiên, sau khoảng 6 tháng bức tranh có dấu hiệu xuống cấp.

Cục Đường bộ Việt Nam tăng kiểm tra, chống gian lận trong sát hạch lái xe

Thu Giang |

Mới đây Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các sở Giao thông Vận tải (GTVT) kiểm tra, xử lý vi phạm về thời gian và quãng đường học của học viên trong sát hạch lái xe.

Tiết lộ 5 thành phố ô nhiễm nhất ở Mỹ

Thanh Hà |

Một nghiên cứu mới xếp hạng 152 thành phố trên khắp nước Mỹ về mức độ sạch sẽ tổng thể và xác định 5 thành phố ô nhiễm nhất lần lượt là Houston, Texas, Newark, San Bernardino, Detroit và Jersey.

Lí do khiến livestream bán hàng ở Mỹ không nở rộ như ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta và ByteDance đang phải đối mặt với những thách thức trong việc khai phá thị trường livestream bán hàng ở Mỹ - xu hướng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc.