Giải mã lý do người trẻ đổ xô tìm tới chiêm tinh học

Thanh Hà |

Kaelen Larocque sinh ngày 1.1.1996. Đối với cô, đó không chỉ đơn thuần là ngày sinh mà còn là ngày quyết định một phần tính cách, đam mê, sở thích và ở một mức độ nào đó, quyết định cuộc sống của cô.

Larocque (27 tuổi) - giáo viên trung học cơ sở, huấn luyện viên yoga ở Boston, Mỹ - giải thích, việc tìm hiểu về chiêm tinh học đã nâng cao khả năng tự nhận thức của bản thân và làm sâu sắc thêm mối quan hệ của cô với những người khác. Cô biết mình tương thích và không hợp với ai về mặt vũ trụ.

Theo Larocque, chiêm tinh học là một công cụ nội tâm hữu ích “dành cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn về bản thân”. “Điều tốt nhất chúng ta có thể làm như mọi người là tìm hiểu về bản thân và cố gắng cải thiện" - cô nói.

Larocque không đơn độc. Các chuyên gia cho biết, lĩnh vực chiêm tinh đang bùng nổ. Xu hướng này được thế hệ trẻ thúc đẩy, với vô số trang web và nền tảng phục vụ cho những người có khuynh hướng chiêm tinh.

Ví dụ, trang chiêm tinh học cá nhân hóa CoStar được xếp hạng trong số 40 ứng dụng phong cách sống hàng đầu ở Mỹ, cùng với các ứng dụng hẹn hò lấy cung hoàng đạo làm trung tâm, hàng chục podcast chiêm tinh, sách bán chạy nhất và vô số tài khoản meme chiêm tinh học trên mạng xã hội. “Sao Thủy nghịch hành” cũng đã trở thành một cụm từ quen thuộc.

Theo Allied Market Research, ngành chiêm tinh toàn cầu được định giá 12,8 tỉ USD vào năm 2021, tăng đáng kể so với 2,2 tỉ USD năm 2018. Đến năm 2031, ngành này dự kiến tăng lên 22,8 tỉ USD.

Các nhà chiêm tinh cho biết, lĩnh vực này trở nên phổ biến vì nhiều lý do, trong đó nổi bật nhất là khả năng tiếp cận tốt hơn nhờ công nghệ. Tiếp theo là đại dịch và cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nguy hiểm mà đại dịch gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong thời kỳ bất ổn, mọi người có nhiều khả năng bị thu hút bởi các hoạt động mang tính tiên đoán.

Tracey L. Rogers - nhà chiêm tinh và nhà khai vấn tại Philadelphia - cho hay: “Chắc chắn trong thập kỷ qua mối quan tâm ngày càng tăng, nhưng đã trở nên nhiều hơn từ sau đại dịch. Có rất nhiều người đã liên hệ và muốn được hướng dẫn về cách vượt qua những thời điểm đó".

Tuy nhiên, không phải ai cũng xem việc chiêm tinh học ngày càng phổ biến là diễn biến tích cực. Dù công ty nghiên cứu thị trường YouGov phát hiện ra 1/4 người Mỹ tuyên bố tin tưởng nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho chiêm tinh học. Một số chuyên gia lưu ý, việc dựa hoàn toàn vào một điều chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học để đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc đời là rất rủi ro.

Chiêm tinh học được thực hành từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên và đã trải qua những làn sóng phổ biến qua nhiều thế kỷ ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Chiêm tinh học - từng gắn liền với thiên văn học, nghiên cứu về các thiên thể - đã bị cộng đồng khoa học từ chối rộng rãi từ đầu những năm 1700.

Sten Odenwald - nhà thiên văn học, Giám đốc phát triển tài nguyên STEM tại NASA - lưu ý: "Có một khoảng cách giữa chiêm tinh học và thiên văn học. Chiêm tinh không hoạt động theo thống kê. Tiền đề là sai; vật lý là sai".

Dù có một số nghiên cứu khoa học cho thấy mối tương quan giữa mùa sinh và tính cách, nhưng các truyền thống chiêm tinh hoàn toàn không có cơ sở.

Rogers - nhà chiêm tinh ở Philadelphia - cho biết, theo kinh nghiệm của bà, thế hệ Millennials và Gen Z “tò mò hơn về bản thân và cuộc sống của họ”, do đó có xu hướng liên quan nhiều hơn đến chiêm tinh học.

Với Caroline Kingsley (38 tuổi, ở New York), chiêm tinh học không phải là tâm điểm trong cuộc sống hàng ngày của cô nhưng là nguồn an ủi và là thứ giúp cô kết nối với những người khác. Kingsley đọc tử vi hàng ngày của bản thân vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ bởi lý do rất đơn giản: “Nó khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Nó giống một không gian hơn, gần giống như cuốn nhật ký mà tôi không cần phải mang theo hay viết vào. Chỉ là một cuộc trò chuyện nội tâm với chính mình".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Một thành phố lớn ở châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu nước

Thanh Hà |

Trong những ngày hè cực kỳ nóng và khô, nước ở sông Spree của Berlin bị loạt máy bơm hút ngược dòng để đảm bảo thủ đô của nước Đức có đủ nước uống.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.

Giới trẻ Hàn Quốc túng tiền đổ xô đi cầm cố đồ công nghệ

Thanh Hà |

Những tiệm cầm đồ thế hệ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ khách hàng sở hữu những thiết bị công nghệ đắt tiền hoặc hàng xa xỉ muốn cầm cố để lấy tiền mặt.

Hoàng Hải tiết lộ lý do ngày càng tiều tụy, gày gò trên phim

Mai Anh |

Chia sẻ với báo Lao Động, NSƯT Hoàng Hải giải thích lý do bộ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao" kéo dài tới 45 tập. Anh cũng nhận xét thêm về diễn xuất của Thanh Hương trong phim.

Lí do gì khiến tiền có trong ngân hàng nhưng nền kinh tế thiếu tiền

Lan Hương |

Theo các chuyên gia, nền kinh tế đất nước đang thiếu tiền. Động thái mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 chỉ trong vài tháng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao lãi suất điều hành liên tục hạ mà tiền chảy vào nền kinh tế vẫn chậm?

Đồng Yen mất giá, lao động Việt Nam tại Nhật chật vật mưu sinh

TUYẾT LAN |

Kể từ đầu tháng 5.2020 đến nay, đồng yen của Nhật Bản liên tục giảm. Chuyên gia cho rằng, khi chênh lệch lãi suất còn tiếp tục gia tăng thì đồng yen còn tiếp tục giảm giá. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản đang chật vật xoay sở để đảm bảo sinh hoạt và gửi tiền về cho gia đình.

Những người làm báo tay ngang của Công đoàn

Linh Nguyên |

Là tờ báo chủ chốt trong hệ thống báo chí Công đoàn, Báo Lao Động nhận được sự cộng tác của đông đảo cán bộ Công đoàn các cấp. Các anh, các chị không chỉ cung cấp thông tin hữu ích cho phóng viên khai thác mà còn trực tiếp viết tin, bài cho báo. Trong suy nghĩ và trong trái tim của các cán bộ Công đoàn - những nhà báo tay ngang - luôn có một góc dành tình cảm đặc biệt cho tờ báo của tổ chức Công đoàn.

Luật sư Trần Hồng Phúc tiếp tục lên tiếng về vụ án bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Mặc dù án phúc thẩm xử bà Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã có hiệu lực, luật sư Trần Hồng Phúc vẫn trăn trở và tiếp tục lên tiếng.

Một thành phố lớn ở châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu nước

Thanh Hà |

Trong những ngày hè cực kỳ nóng và khô, nước ở sông Spree của Berlin bị loạt máy bơm hút ngược dòng để đảm bảo thủ đô của nước Đức có đủ nước uống.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.

Giới trẻ Hàn Quốc túng tiền đổ xô đi cầm cố đồ công nghệ

Thanh Hà |

Những tiệm cầm đồ thế hệ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ khách hàng sở hữu những thiết bị công nghệ đắt tiền hoặc hàng xa xỉ muốn cầm cố để lấy tiền mặt.